bài của meocon0728
Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để gắn bó, yêu thương. Nhưng với em, gắn bó yêu thương nhất là con sông Tiên Hưng quê em.
Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.
Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.
Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.
cac ban ung ho cho minh nua nha
Nỗi mất mát, đau đớn đang cuốn chặt bước đường đi tìm ánh sáng cho cuộc đời của cậu bé Nguyễn Trường, xóm Hải Thịnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Sinh năm 1992, Trường là con trai út trong gia đình có 6 chị em. Mới 3 tuổi, mẹ Trường đổ bệnh nặng rồi qua đời. Nỗi đau mất mẹ chưa nguôi thì ít tháng sau Trường xuất hiện chứng bệnh đau mắt. Nghe người thân của Trường kể lại, chứng đau mắt của cậu bé mồ côi mẹ càng nặng hơn khi bố Trường nghe theo lời thầy lang, dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào mắt em.
Mọi chuyện đã trở nên tồi tệ hơn với Trường sau khi được chữa trị bằng phương thuốc ấy. Hai mắt của em bị bong giác mạc rồi mù hẳn. Dù nghèo khó nhưng bố Trường đã chắt chiu, vay mượn đưa em đến nhiều bệnh viện, nhưng đến đâu bệnh viện cũng lắc đầu vì chứng bệnh quá nặng. Trường trở nên tuyệt vọng, tự ti với bạn bè.
Tuy nhiên, mỗi lúc ở vào thời điểm tuyệt vọng nhất bố em và người thân đã ở bên cạnh. Trường đã tìm thấy ánh sáng cuộc đời thông qua những câu chuyện về tấm gương vượt lên số phận của rất nhiều người cùng cảnh ngộ. Đó cũng chính là động lực để Trường có thêm nghị lực tìm ánh sáng cho đời mình.
Không có ánh sáng từ đôi mắt nhưng Trường lại sở hữu trí thông minh thiên bẩm và được thầy yêu bạn mến. Tại Thiên Lộc không có lớp học dành riêng cho học sinh khiếm thị nên suốt 9 năm qua Trường đành chấp nhận học chung với lớp học bình thường bằng chữ Brai.
Cậu học trò mù đã khiến bạn bè, giáo viên phải khâm phục khi kết quả học tập tốt. “Nhiều năm dạy dỗ, theo dõi từng bước đi của Trường, tôi biết Trường nhớ và giải rất nhanh các bài tập. Năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi”, một giáo viên tại trường PTCS Thiên Lộc nhận xét về cậu học trò đặc biệt của mình như thế.
Trường luôn được bạn giúp đỡ mỗi khi đến lớp
Đang nỗ lực vượt lên thì nỗi đau lại ập xuống đầu cậu học trò mù khi người bố vốn là thương binh - chỗ dựa lớn nhất của đời em - đã ra đi mãi mãi sau cơn tai biến vào đầu năm 2008 này.
Mất bố, Trường sống cùng anh trai mới 17 tuổi trong căn nhà nhỏ bé. Bốn chị gái đầu của em đã lập gia đình, nhưng các chị của Trường cũng vất vả, người vào Nam kiếm sống, người ở lại làng làm nông. Cuộc sống làm thuê nặng nhọc, gánh nặng cơm áo gia đình nên các chị gái cũng chẳng giúp được gì nhiều cho em ngoài những lá thư đẫm nước mắt.
Chúng tôi ghé thăm căn nhà bé nhỏ của anh em Trường tại xóm Hải Thịnh khi tiếng trống buổi học đầu năm vừa dứt. Đống cát lớn trước nhà mà bố Trường chưa kịp xây cất thay cho căn nhà cấp 4 xiêu vẹo vẫn còn nguyên. Ngôi nhà cũng còn nguyên bàn thờ của người bố chưa dứt tang. Chỉ có chút ấn tượng duy nhất trong căn nhà thiếu bàn tay người mẹ và sửa soạn của người cha đó là sự sạch sẽ, ngăn nắp đến khó tin. Còn lại, ngôi nhà không có một thứ gì đáng giá. Vẫn chiếc giường trải chiếu, vẫn bộ bàn ghế ăn cơm, nhưng đấy là những vật dụng Trường và anh trai vá víu, tạm bợ sống qua ngày.
Hoàn cảnh vất vả, neo đơn, anh em Trường tự động viên nhau vượt qua khó khăn. Dù không nhìn thấy, nhưng để có cái ăn Trường vẫn cáng đáng chuyện cơm nước, giặt giũ, trồng rau để anh đi làm thuê kiếm gạo.
Miếng ăn còn đứt bữa, áo quần, sách vở đến trường chủ yếu bằng hỗ trợ, giúp đỡ của nhà trường, bạn bè, nghe Trường tâm sự mới thấy em còn thiếu nhiều thứ để có thể tìm cho mình chút ánh sáng của tương lai.
nho nhan xet that tinh nha