[Văn 8] Biện pháp tu từ trong thơ

I

icy_tears

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xác định biện pháp tu từ trong những đoạn thơ sau và phân tích tác dụng (viết thành đoạn văn)
a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

b/ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

c/ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc treo leo
Núi không đề nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo

 
A

alexandertuan

::khi (86)::khi (54)::khi (54)::khi (54):
a/ các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ
điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác
Chú ý :Không sử dụng quá 4 icon
Đã sửa.Thân
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

:khi (107)::khi (107)::khi (107)::khi (107):
Những hình ảnh được nhân hóa trong các đoạn thơ như:
- giấy đỏ - buồn
- mực đọng trong nghiên - sầu (chữ đọng này cũng khá "đắt" đấy , vì nó cho thấy chủ nhân nó đang "thất nghiệp"...)
Những hình ảnh này đặt trong mạch cảm xúc chung của bài thơ đã tạo ra giá trị biểu đạt
rất lớn. Đó là những hình ảnh tả cảnh ngụ tình, miêu tả biểu cảm, tả ngoại cảnh mà kỳ thực
là tâm cảnh (0,5đ)
- Biện pháp nhân hóa đã diên tả được nỗi buồn lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác :
Không người dùng đến giấy khiến màu đỏ của nó trở nên bẽ bàng, vô duyên không “thắm”
lên được; mực trong nghiên cũng vậy không có chiếc bút lông chấm vào nên nó đọng lại
bao sầu tủi
Những hình ảnh thơ trên đã không chỉ biều đạt tâm trạng của ông Đồ - một lớp người
đại diện cho nền văn hóa Nho học Á Đông đã chìm vào quên lãng, mà nó còn làm nỗi bật
tình cảm tiếc nuối của nhà thơ về những giá trị văn hóa truyền thống bị phũ phàng và qua
đó cho thấy được tinh thần dân tộc của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Chú ý :Không sử dụng quá 4 icon
Đã sửa.Thân
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

a/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

b/ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu


b.Xác định và phân tích tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ
được sử dụng trong hai câu thơ trên.
1. Xác định:
- Nhân hóa: (giấy đỏ) buồn. (mực, nghiên) sầu
2. Phân tích tác dụng:
- Nhân hóa: biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như
con người. Chúng “buồn”, “sầu” vì bị lãng quên, bị lạc lõng giữa cuộc
đời. Tâm trạng của giấy, mực, nghiên chính là nỗi đắng cay, ảm đạm
của ông đồ già - con người tài hoa trở thành một món đồ vủ không ai
dùng tới! Câu thơ gợi nỗi thương cảm, ngậm ngùi.

c/ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc treo leo
Núi không đề nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo

td :gợi nhớ hình ảnh rất đẹp của người Vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu .
 
Top Bottom