{văn 8}bàn luận về phép học

L

leo345

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nói đến việc học là nói đến một vấn đề rất đc xã hội quan tâm, đc đánh giá cao về sự phát triển tích cực hay hay tiêu cực có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nc. Vấn đề này cũng đc chú ý tới từ rất lâu trong lịch sử phát triển văn hoá và ta cũng thấy rõ đc những nét bàn luận về việc học rất đúng đắn trong bài "Bài về phép học" của Nguyễn Thiếp.

Mở đầu bài tấu của mình tác giả đã viết "ngọc không mài, ko thành đồ vật; ng` ko học ko biết rõ đạo". Tác giả đánh giá rất cao việc học và tầm lớn lao của nó. Đây là một khái niệm chính xác, có học mới mở mang đc đầu óc, mới biết đc những điều mới mẻ những kiến thức hữu ích. Ng` ta có câu " Văn hoá là khoa, kiến thức là chìa", vậy kiến thức từ đâu mà có? Chính là từ việc học! Ko học ta chỉ như viên ngọc không đc mài, mà nếu như biết bao viên ngọc ko đc mài, đất nc' ko có nhân tài sẽ phát triển đc ko? Thế nên ta phải học. Việc học không có ngưỡng của tuổi tác, thời gian, lúc nào ta cũng có thể học. Ai có học đều là cao quý hết, thế nên đừng để tự phí mình.

Học đã mang lại cho ta những điều quý giá. Học để thông rõ đaọ lí ở đời, biết đối nhân xử thế. Học để rèn luyện tư tưởng tình cảm để hướng mình về cái tốt. Học để đem tài ra giúp nc' giúp đời. Đem việc học để mà vận dụng vào cuộc sống sao cho có ích. Như Nguyễn Trãi đã dâng "Bình Ngô sớ" cho Lê Lợi ở Lam Sơn, ông là quân sư trong cuộc kháng chiến chống quân Minh 10 năm "nếm mật nằm gai". Sau khi dồn giặc vào thành Đông Quan ông đã dùng văn chương của mình để hạ gục ý chí của giặc. Và hơn 10 vạn quân trong thành đã cởi giáp sắt đầu hàng. Nhờ có học mà Nguyễn Trãi mới có tài như vậy. Ng đời sau gọi đó là "văn chương có sức mạnh hơn 10 vạn hành binh"

Học bao nhiêu cũng không là đủ và cả đời cũng ko học hết. Mỗi chúng ta chỉ là hạt cát trong sa mạc đối với kiến thức. Học không bao giờ là đủ để có thể ngừng như Lê-nin đã có câu "Học học nữa học mãi" và Đác-uyn với câu nói "Bác học ko có nghĩa là ngừng học"


Trong bài tấu của mình tác giả cũng phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Ngày nay việc đó cũng không phảo xa lại như những trường hơpk mà báo chí gọi là "học nhầm lớp, nhầm cấp". Thế nên lời tác giả chính là một bài học đắt giá cho chúng ta ngày nay vì nếu còn duy trì lối học đó sẽ làm hỏng cả một lớp ng, một thế hệ trẻ

Nhưng học không chỉ để biết mà còn để làm. CŨng như phương châm mà xã hội ta từ xưa đến nay luôn tin tường "Học phải đi đôi với hành" Nếu không để vận dụng vào đời sống, viẹc học sẽ chẳng có ích gì, sẽ trở nên vô nghĩa. Những kiến thức ta không dùng đến sẽ mau quên, quên kiến thức ta sẽ trở lại vạch xuất fat'. Đã "học" thì phai biết "hành", có "học" mới có kiến thức để "hành" và "hành" để giúp củng cố, nắm chắc kiến thức hơn! Có như vậy ta mới tích luỹ đc trí tuệ cho mình. Hiện nay em đang đc học trong môi trường rất tốt, điều kiện đầy đủ. Vừa học vừa hành nên em luôn nắm chắc kiến thức, hiểu bài, có thể vận dụng vào đời sống. Như học toán em có thể tính chiều cao của toà nhà, học Sinh em hiểu biết về cơ thể mình, biết cách tự bảo vệ, chăm sóc bản thân..... Biện pháp học này sẽ giúp học sinh tiến bộ nhanh để trở thành nhân tài dựng nc' và giữ nc' vững mạnh phát triển.

Cách học kết hợp với hành là rất đúng và còn cần học theo nhiều cách khác như trong bài Nguyễn Thiếp nói cần học rộng rồi tóm cho gọn, học tuần tự từ dưới lên đi lên,... Như vậy ta phải biết cách kết hợp nhiều phương pháp học đúng đắn với nhau để có hiệu quả tốt nhất. Ta cũng phải tránh xa cách học sai lệch như học vì điểm số, thành tích, học vẹt mà ko hiểu gì cả.... đó cũng chính là mặt trái của việc học. Nếu học như vậy ta sẽ không tiến bộ đc mà còn làm ta kém đi, thế nên lựa chọn cách học là vô cùng quan trọng.

Nhưng bài học mà Nguyên Thiếp để lại rất có giá trị và vẫn đúng cho đến ngay nay, mai sau. Ta phải biết học theo để việc học luôn hữu ích cho cuộc sống, luôn giữ đc tầm quan trọng của nó trong tâm thức mỗi chúng ta
 
L

leo345

Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói:

“Học đi đôi với hành”Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.

La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.

Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...”. Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói...Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel có nói:
"Đừng sợ máy móc của bên ngòai...hãy sợ máy móc của cõi lòng..."

Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi...Lúc âý xã hội cũng chỉ còn những “chúa tầm thường, thần nịnh hót” và thảm cảnh “nước mất, nhà tan” là điều khó tránh khỏi.

Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài có, có hành thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại, lúc âý, mới mong được lâu dài. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy đồi triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những nhân cách đồi bại, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.

Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. thì Không noí về ngaỳ xưa mà mới chỉ trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được.

Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.
 
M

meoprovip1999

học và hành

1. Mở bài
Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
2. Thân bài
- Học là gì?
+ Khái niệm: Học là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân.
+ Mục đích việc học: giúp chúng ta phong phú thêm sự hiểu biết của mình, từ đó ta sẽ có hành trang vững chắc để đem kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tế.
- Hành là gì:?
+ Khái niệm: Hành là quá trình đưa những lí thuyết ta đã được học, được dạy và được tiếp xúc trên sách vở vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể trong hiện thực cuộc sống, công việc.
+ Mục đích việc hành:
- Mối quan hệ giữa học và hành: Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta ta kiểm chứng được sự thực tế cũng như độ đúng sai của chúng để từ đó rút ra được kinh nghiêm quý báu cho bản thân mình.
+ Nếu học mà không hành thì sẽ thế nào?
Nếu chỉ chú trọng về học mà không hành thì những kiến thức ta học được là vô nghĩa, là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ lúng túng.
VD: tình trạng nhiều học sinh, sinh viên nước ta hiện nay, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình.
+ Nếu hành mà không học thì sẽ ra sao?
Hành mà không học thì những gì ta làm chỉ theo cảm tính của riêng mình vì ta không có một tí chút kiến thức, hiểu biết gì về việc mình sẽ thực hiện.
VD: làm một bài văn thuyết minh, nếu ta không nắm rõ được phương pháp, cách làm bài cũng như điều phải chứng minh thì ta rất dễ lạc đề. Lúc đó dù ta có thực hành nhiều đến mấy cũng không có kết quả như mong muốn.
=> Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng nhất vì kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác động chỉ đạo việc thực hành, giúp ta đạt kết quả cao.
3. Kết bài
Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn đúng.Chính vì vậy, là những người học sinh, chúng ta cần phải noi theo lời dạy của ông để trở thành những con người có ích cho đất nước.
 
M

meoprovip1999

học và hành

Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Học là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua bạn bè, các lĩnh vực trong đời sống diễn ra xung quanh ta. Nhưng, dù học theo cách nào, ở đâu hay khi nào thì mục đích của việc học là giúp chúng ta phong phú thêm sự hiểu biết của mình, từ đó ta sẽ có hành trang vững chắc để đem kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tế. Ông cha ta cũng có câu: “ Nhân bất học bất trí lí” có nghĩa là người không học thì không biết cũng như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì không hiểu rõ đạo”...
Hành là quá trình đưa những lí thuyết ta đã được học, được dạy và được tiếp xúc trên sách vở vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể trong hiện thực cuộc sống, công việc. Tục ngữ cũng có câu: “ Trăm hay không bằng tay quen”; tức hành là để quen tay, có kĩ năng thành thạo. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta ta kiểm chứng được sự thực tế cũng như độ đúng sai của chúng để từ đó rút ra được kinh nghiêm quý báu cho bản thân mình.
Như vậy, ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa học và hành. Nếu chỉ chú trọng về học mà không hành thì những kiến thức ta học được là vô nghĩa, là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ lúng túng. Ví dụ như tình trạng nhiều học sinh, sinh viên nước ta hiện nay, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình. Hơn nữa, thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo, từ đó nhiều tài tài năng dần bị hao mòn. Ngược lại, hành mà không học thì những gì ta làm chỉ theo cảm tính của riêng mình vì ta không có một tí chút kiến thức, hiểu biết gì về việc mình sẽ thực hiện. Phương pháp học tập như vậy là hoàn toàn sai lệch với thực tế. Thực hành sẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển. Khi đó, ta sẽ trở thành con người đi sau thời đại, khó có thể tìm một con đường đi cho riêng mình. Ta có thể ví dụ như làm một bài văn thuyết minh, nếu ta không nắm rõ được phương pháp, cách làm bài cũng như điều phải chứng minh thì ta rất dễ lạc đề. Lúc đó dù ta có thực hành nhiều đến mấy cũng không có kết quả như mong muốn.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng nhất vì kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác động chỉ đạo việc thực hành, giúp ta đạt kết quả cao. Hơn nữa, biết kết hợp giữa học với hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện; vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng thực hành. Từ đó, kho tàng kiến thức của ta lại càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Không những thế, đó cũng là cơ sở để phát triển khả năng bản thân. Thực tế đã chứng minh, Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba, học tập kinh nghiệm khắp nơi. Tới khi Người trở về Việt Nam, Người đã vận dụng những kiến thức mình học được từ các nước bạn để về lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó cũng là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Những điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ thôi, còn ý thức học của mỗi chúng ta vẫn cần trước tiên là sự nghiêm túc.
Tuy đã cách chúng ta hơn 3 thế kỉ nhưng phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn đúng.Chính vì vậy, là những người học sinh, chúng ta cần phải noi theo lời dạy của ông để trở thành những con người có ích cho đất nước.
 
Top Bottom