{ Văn 8 }bạn hiểu biết gì về phong trào thơ mới

T

tomoyo_chan67

Last edited by a moderator:
C

congchuateen258

tác giả của phong trào thơ mới là những người tiên phong trong việc phá bỏ bức tường khuôn khổ của thơ cũ lúc nào cũng làm các bài theo khuôn phép, mà thay đổi thành các bài thơ ở thể tự do ko còn theo khuôn phép nữa tác giả mún viết sao cũng được, thấy tâm hồn của tác giả được bay bổng hơn phóng khoáng hơn tự do hưn
ok còn thíu đó ấy tự bổ sung nha
chúc ấy làm bài tốt
 
N

nhungpro_196

Đầu thập niên 1930, văn hoá Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc cách tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.

Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định

Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.

Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.


wikipedia
____
Ban đầu phong trào này luôn bị "Thơ cũ" dè bỉu, chê bai, nhưng những bài thơ, tác phẩm Thơ mới kiệt tác ra đời đã tự khẳng định chỗ đứng của mình, chiến thắng của mình trong nền văn học nước nhà. "Nhớ rừng" của Thế Lữ, "Ông đồ" của Vũ đình Liên,... ( Lớp 8 kì 2) là hai trong những tác phẩm đầu tiên, và khẳng định sự chiến thắng của Thơ mới.
 
H

hachiko_theblues

Muốn hiểu rõ hơn về phong trào thơ mới thì bạn nên mua cuốn "Thi nhân Việt Nam" của tác giả Hoài Thanh-Hoài Chân:)
 
N

nhungpro_196

Mình nghĩ, tóm lại là muốn hiểu rõ về phong tráo "Thơ mới" thì cần khái quát được những ý này:
- Ra đời vào thời gian nào? Lí do?
- Những tác giả tác phẩm nổi bật? Tính chất của các bài "thơ mới" này là gì?( nghệ thuật và nội dung chính).
- Phong trào này kết thúc là do nguyên nhân gì?
 
Top Bottom