Văn Văn 8: Bài viết số 6-văn nghị luận

linhanhtt2612

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tư 2017
42
12
31
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch Tướng Sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo
Đề 2:Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Gợi cho em suy nghĩ gì?

NẾU ĐƯỢC MÌNH MONG CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP MÌNH CẢ PHẦN DÀN BÀI NỮA NHÉ
Xin trân trọng cảm ơn các bạn rất nhiều !
Mùng 8-3-2018
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Gợi cho em suy nghĩ gì?
1/ Mở Bài :
. -Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
. -Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
. -Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
. -Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
. 2/Thân Bài:
. -Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không ?....
. -Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
. -Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
. -Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
. -Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
. -Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....
. -Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
. -Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
. -Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
. -Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
. (xuống hàng)
. -Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
. -Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
. -Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
. -Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
-Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
. -Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
. -Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,*** nát,mất tự do
. 3/Kết Bài:
. -Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
. -Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm.Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
. -Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người.​

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch Tướng Sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
nguồn : sưu tầm
 
Last edited by a moderator:

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành
1.MB:
- Dẫn dắt:XH mún phát triển phải cần đến nhân tài<=Đào tạo nhân tài ko phải ngáy 1 ngáy 2 mờ cần nhíu thời gian,nhất là phải có phương pháp hoc phù hợp.Một trong những cách học được áp dụng ở nhíu nơi trên thế giới và cho hịu war rất cao là:học đi đôi với hành
- Ở VN,ngay từ thế kỉ XVIII,Nguyễn Thiếp trong 1 bài tấu gửi vua Quang Trung đã đề cập đến phương pháp hoc tập đúng đắn nei`.
-Nêu vấn đề nghị luận:Ngày nay,trên đà phát triển của xã hội,phương pháp hoc tap nei` vẫn còn nguyên giá trị.
2.TB:
* Mục đích học:
-Biết rõ đạo(đạo lí làm người,đối xử giữa người với người)
-Xây dựng đất nước
*Phương pháp học:
-Từ thấp đến cao
-Học rộng,hỉu sâu
-Học đi đôi với hành
=>Tác dụng:đất nước sẽ có nhìu nhân tài=>phát triển
*Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
-Giải thích:
."Học":là sự tích lũy về tri thức
."Hành":là vận dụng lí thuyết vào cuôc sống hay để làm bài tập
(Neu ra 1 số dẫn chứng trong cuộc sống.VD:đối với 1 bác sĩ,cả lí thuyết và thực hành đều quan trong như thja' nèo....)
.Tai sao học phải đi đôi với hành?
Cần phải kết hợp giữa học và hành vì dei là phương pháp hoc tập đúng đắn
3.KB:-Khái quát lại vấn đề nghị luận:Học-hành là 1 phương pháp thật sự đúng đắn​
 
Top Bottom