[văn 8]bai viet so 3

P

p3b3o_091098

Ngắm trăng

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
M

minhmit1998

Có thể nói, mỗi tấc đất của Sơn Tây đều đậm đặc những di sản về lịch sử, văn hoá. Chỉ một làng cổ Đường Lâm cũng đã có tới 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Ngoài ra, Sơn Tây còn có hàng trăm di tích, địa danh lịch sử, khu vui chơi, du lịch nổi tiếng vàcác đền, đình, chùa cổ...con người Sơn Tây tài hoa, thanh lịch.



Thành phố bị lãng quên?



Với lợi thế về địa hình, về lịch sử văn hoá như vậy nhưng trải qua thời gian dài, Sơn Tây hình như vẫn bị lãng quên không được đầu tư, xây dựng đúng với tầm vóc và tiềm năng để có thể vươn lên mạnh mẽ? Trước nhận xét này, cả ông Nguyễn Lam Điền - phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Sơn Tây và bà Nguyễn Thị Hảo - trưởng phòng quản lý đô thị đều không đồng tình. Bà Hảo cho rằng “Lãnh đạo thành phố luôn luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát việc qui hoạch đô thị và coi đó là điều kiện quan trọng để phát triển mọi mặt xã hội nói chung và kinh tế nói riêng”. Theo bà Hảo, như vậy thì không thể nói là thành phố bị lãng quên.



Những ai đã từng đến Sơn Tây đều nhận thấy một điều: từ hàng chục năm nay Sơn Tây đổi thay không nhiều. Có khác chăng chỉ là ở những con đường được trải nhựa phẳng hơn, rộng hơn và đẹp hơn. Còn lại vẫn là những con phố nhỏ bình lặng, vẫn một khu thành cổ tự bao đời đang ngày càng mai một nếu không kịp thời trùng tu. Có phải vì chưa bao giờ là trung tâm hành chính dưới thời kỳ các tỉnhHà Tây - Hà Sơn Bình...cho nên mãi đến hôm nay, Sơn Tây vẫn cứ lặng lẽ ngủ yên? Sự lặng lẽ của một thành phố không có sự chuyển mình trong tiến trình công nghiệp hóa. Bởi ngoài Thành cổ là di tích được xếp hạng thì Sơn Tây không phải là một thành phố cổ hoặc có kiến trúc đặc sắc cần gìn giữ bảo tồn?Cho đến nay, trong nội thành Sơn Tây mới chỉ có duy nhấtkhu vực Thuần Nghệ(khoảng 6ha) đang được qui hoạch và xây dựng là hiện đại. Tuy nhiên, đó cũng là sự xây dựng bất đắc dĩ từ sự cố chợ Nghệ bị cháy năm nào! Trong tương lai, Sơn Tây là điểm đầu của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn. Nhưng, nếu chỉ riêng nội thành Sơn Tây liệu có gì để giữ được chân du khách trong một tua du lịch cuối tuần?
Theo ông Nguyễn Lam Điền,hiện nay cơ cấu kinh tế của Sơn Tây chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp xây dựng 47,5%; du lịch - dịch vụ thương mại 39%; nông lâm thuỷ sản 13,5%. Định hướng phát triển kinh tế của Sơn Tây trong tương lai sẽ thay đổi theo hướng: du lịch - dịch vụ thương mại, công nghiệp xây dựng và nông lâm thuỷ sản. Thực hiện kế hoạch này, Sơn Tây đã chủ động đầu tư các vùng du lịch, qui hoạch các cụm, khu, điểm công nghiệp. Trong đó chú trọng tới du lịch văn hoa - lịch sư.Đó là các vùng du lịch Đồng Mô có sân gôn và hồ Đồng Mô rộng mênh mông với hàng chục hòn đảo lớn, nhỏ đầy tiềm năng để khai thác du lịch. Là làng văn hoa - du lịch các dân tộc Việt Nam. Là điểm du lịch hồ Xuân Khanh; là chuỗi du lịch lịch sử văn hoá Thành cổ - Đền Và - làng cổ Đường Lâm. Chỉ riêng làng cổ Đường Lâm nếu khai thác tốt cũng đã là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Đây là ngôi làng cổ duy nhất của Việt Namđược công nhận là làng thuần Việt cổ của nền văn minh lúa nước. Đường Lâm còn có lăng Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh, đình làng Mông Phụ. Đặc biệt là chùa Mía, ngôi chùa gắn liền với sự phát triển của Đường Lâm, nơi lưu giữ 287 pho tượng quý hiếm vào bậc nhất của Việt Nam. Các khu công nghiệp như Xuân Sơn, Sơn Đông, Phú Thịnh...Trong năm 2008, thành phố Sơn Tây cũng đã trình lên các cấp phê duyệt 17 dự án mà chủ yếu là các dự án phát triển về thương mại - du lịch. Phát triển tốt du lịch sẽ đẩy mạnh ngành dịch vụ và giải quyết được việc làm, một vấn đề bức xúc của hầu hết các địa phương hiện nay.



Nhưng để có bước đột phá và phát huy hết tiềm năng, Sơn Tây cần được sự quan tâm đầu tư hơn nữa. Ngoài sự năng động, sáng tạo vươn lên bằng nội lực, nguồn vốn từ ngân sách của thủ đô thì công tác xã hội hoá, kêu gọi đầu tư là yếu tố không thể thiếu.Ông Nguyễn Lam Điền bày to: “Chúng tôi rất mong nhận được sự đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ về kinh phí để Sơn Tây có thể bảo tồn được những di sản quí của ông cha để lại như trùng tu thành cổ (giai đoạn 2) xây dựng cổng Đoan Môn, cầu phía Nam, trùng tu đền Và, qui hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm... Rất mong Sở Văn hoá-Du lịch- Thể thao Hà Nộigiúp Sơn Tây phát triển du lịch một cách bài bản. Hoặc có thể liên kết với các đơn vị bạn để đưakhách du lịch đến với Sơn Tây. Đó cũng là một cách để Sơn Tây có thêm nguồn thu ngân sách, phát huy hơn nữa những lợi thế sẵn có. Hiện tại, chưa có các tua, tuyến du lịch cụ thể cho du khách, trong khi tiềm năng của địa phương rất phong phú!”.

Trong khi hàng loạt di tích lịch sử văn hóa cổ kính của Sơn Tây "đói khách", thì những năm qua khách đến Hà Nội chẳng biết đi đâu, xem gì, ngành du lịch Thủ đô chẳng biết làm cách nào để níu chân du khách. Phái chăng cơ hội đã mở ra và công tác quy hoạch du lịch tới đây phải nối liền trung tâm Phố cổ Hà Nội với Làng cổ Sơn Tây và các trung tâm nghỉ dưỡng xung quanh Ba Vì - Suối Hai. Về lâu dài đây sẽ là tua làm "sống lại" vùng đất cổ Sơn Tây địa linh nhân kiệt.
nguyen tuan minh
THI XA SON TAY
UNG HO BAI VIET CHO TO NHE
 
H

honghiaduong

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
__________________
♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ HỌC MÃI ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥ ♥

NGƯỜI KHÔNG HỌC NHƯ NGỌC KHÔNG MÀI

๑۩۞۩๑ ‹.nhỞi…nGu ™… [ßдñg] ๑۩۞۩๑
™°ºo╬★♣™๑۩۞۩d0j_m0i_1n3_h04۩۞۩ ๑™♣★╬oº°™

.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†ღ♥::..
----------------------------------
¨¤ღ¤¨
(¯`v´¯)
`•.♥.•´
.•´¸.•´¨)¸.•*¨)
(¸.•´ (¸.•´ .•´(¸¸.•
Bước tới nhà em bóng xế tà
Cổng đâu, không có !? chó xông ra
Lom khom cúi xống nhặt hòn đá
Ngẩng lên trông thấy má em ra!
 
Top Bottom