[Văn 8] Bài tập

M

minhquan1420

Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Dàn ý đề 1:Mở bài
Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu:
" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."

Thân bài
- Giải thích câu nói:
+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.
+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.
- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ?
+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...

Kết bài
Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ?
- Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.
- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức
 
T

thanhcong1594

Đề 2:
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.
Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới. Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…
Chúng ta cần bài trừ ma tuý vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội. Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan như:HIV/AIDS,lao phổi... Tác hại của ma túy là rất lớn, nó khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.
Chúng ta hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội. Nhà nước luôn có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
Đồng thời chúng ta cần phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ, giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.Ngoài ra, các bạn nên tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.
"Nói Không với các tệ nạn xã hội"
cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển thì tiêu cực cũng không ngừng gia tăng. Đó là mội sự gia tăng của những tệ nạn xã hội như: ma túy. rượu chè... Những thứ mà bất cứ lúc nào cũng cần diệt trừ ngay. Muốn góp sức trong việc làm trong sạch xã hội, thế hệ trẻ chúng ta phải nói " không" với các tệ nạn xã hội.Trước hết ta phải hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. Đó là những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật. Điều này đang gây hậu quả xấu đến đời sống xã hội. Và còn những tệ nạn nguy hiểm đã xuất hiện và len lỏi trong giới học sinh, sinh viên chúng ta như: nghiện hút, văn hoá phẩm đồi trụy, đua xe trái phép... Ngần ấy thứ cũng đủ khiến chúng ta nhận thức và tránh xa nó.Vậy còn thế nào là nói "không" với ma túy. "Không" là từ chối, không hợp tác, phản đối. Phải chăng nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết về các tác hại khôn lường để không tham gia, không tổ chức, không lôi kéo và sa vào các tệ nạn. Phải biết kiềm chế bản thân để đừng tự hủy hoại bản thân, gia đình, xã hôi. Bản thân ta phải hiểu sâu sắc về các tác hại của nó. Tệ nạn có hại về mọi mặt cho cả xã hội và bản thân. Các tệ nạn này làm suy thoái giống nòi dân tộc, rối loạn trật tự cuộc sống. Chúng còn ngày nào thì còn đe dọa đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đến tinh thần, sức khỏe và đạo đức của xã hội ngày đó. Hơn thế nữa, nó đưa con người tới bước đường cùng, ngõ cụt, dần đến tội ác khó lường. Mất mát và đau thương cho các gia đình xã hội cũng bắt đầu từ đó.
Tác hại của ma tuý nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung thật là to lớn, nó gây hậu quả to lớn đối với gia đình của họ và còn ảnh hưởng đến xã hội quanh ta. Vì vậy, chúng ta hãy kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội và nhất là tệ nạn ma tuý
 
V

vuiva

1, Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn

xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết. (st)
2, 1. Mở bài:

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

*Chúng ta cần:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

(Sưu tầm)

BÀI LÀM tham khảo 1

Hiện nay,Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

(st)
 
M

minhquan1420

Mới bổ sung đề 2 nhá___________________________________________________
 
T

thanhcong1594

Đề 2: Văn học và tình thương
Mở bài
- Vẻ dẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương.
- Những tác phẩm học trong chương trình Ngữ Văn giúp ta hiểu rằng: văn học của dân tộc ta luôn tôn vinh những ai biết "Thương người như thể thương thân" và luôn phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước hoạn nạn của đồng loại.

Thân bài
* Văn học dân tộc ta đã ca ngợi những ai có lòng nhân ái "Thương người như thể thương thân".
- Tình cảm xóm giềng:
+ Ông giáo với lão Hạc
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, quên mình bảo vệ chồng
+ Tình cảm cha mẹ với con cái
Cha mẹ thương con: Lão Hạc thương con, Giangvangiang yêu con gái nuôi Cô-dét,...
Con cái thương bố mẹ: Bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ; cái Tí hết lòng thương yêu bố mẹ mình trong tác phẩm "Tắt đèn",..
* Văn học phê phán những kẻ bất nhân
+ Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta nói riêng, nhân dân Đông Dương nói chung trong văn bản "Thuế máu"
+ Những người chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến như người cô của bé Hồng trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu"
+ Bản chất độc ác của bọn cường hào địa chủ Nghị Quế
Kết bài
Văn học đã khơi dậy tình cảm yêu ghét đúng đắn cho con người để con người sống tốt đẹp hơn______________________________________________
 
W

windysnow

Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" từng viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người. Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc.

Văn học bao gồm những tác phẩm thơ, truyện, kịch, ca dao, hò vè... vô cùng đa dạng, phong phú. Một nội dung quan trọng của những tác phẩm ấy là phản ánh đời sống xã hội, thể hiện những tâm tư tình cảm của con người. Đó là tình anh em sâu nặng, tình bạn bè, cô trò cảm động trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (tác giả Khánh Hoài), "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến; đó là tình cảm gia đình sâu sắc trong những bài ca dao về tình cảm gia đình; là tình thương đối với những kiếp người bé nhỏ, mong manh trong chùm ca dao than thân, trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính",...

Qua những tác phẩm ấy, văn học đã ngợi ca tình yêu thương đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng giữa người với người, giữa người với vạn vật xung quanh. Từ đó, văn học xây đắp, bồi dưỡng cho ta tình yêu thương đối với những người thân yêu, với những người hàng xóm, bạn bè, với quê hương đất nước... Đọc bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn...”, người đọc thấm thìa hơn công ơn "như núi”, "như nước trong nguồn chảy ra" của cha và mẹ. Bài ca dao khiến ta biết yêu hơn, biết thương hơn những đấng sinh thành. Đọc truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, ai cũng rưng rưng cảm động và thấy xót thương cho những số phận bé thơ sớm phải chịu cảnh gia đình chia lìa đôi ngả. "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại khiến người đọc thấy trân trọng và tin yêu vào tấm lòng của những người bạn hữu trong cuộc đời,... Có thể nói văn học chính là dòng suối ngọt mát bồi đắp những yêu thương cho tâm hồn con người. Nó khiến mỗi chúng ta biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với nhau để sống nhân văn và ý nghĩa hơn giữa cuộc đời này.

Đến lượt mình, tình thương trở thành nguồn gốc, động lực cho sự ra đời của văn học. Trong "Ý nghĩa văn chương", Hoài Thanh đã dùng một câu chuyện - một hình ảnh thật hay để lí giải nguồn gốc của thơ ca hay chính là văn học nghệ thuật nói chung: Một tu sĩ khóc thương một con chim nhỏ bị thương, tiếng khóc - lòng thương của ông đã bật lên thành tiếng thơ ca. Thật vậy, phải có lòng yêu quý, trân trọng tấm lòng của bạn sâu sác, Nguyễn Khuyến mới chắp bút viết nên "Bạn đến chơi nhà" hóm hĩnh. Phải có một tấm lòng dầy ưu tư, đa cảm trước tình đời, tình người Bà Huyện Thanh Quan mới viết nên những câu thơ đầy cảm động:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia".

Trong nỗi "nhớ nước", "thương nhà" của tác giả là một khối sầu thương u ẩn về thời thế và cuộc đời...

Văn chương, nói như học giả Lê Quý Đôn: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần", thực sự được bắt nguồn từ tình yêu thương bao la giữa người với người, giữa con người và vạn vật.

Có thể nói, giữa văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học. Điều đó cho ta những bài học quan trọng trong việc học văn và xây dựng tình cảm với người thân, bạn bè, cộng đồng. Học văn là để làm đẹp, làm phong phú cho tâm hồn và ngược lại, khi đọc văn - học văn phải biết "lấy hồn ta để cảm hồn người", có vậy mới thấm thìa hết những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn học.



Nguồn: google
 
W

windysnow

Hiện nay,Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

Nguồn: google
 
Top Bottom