[Văn 8] Bài tập

K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trả lời các câu sau qua bài thơ 'Tức cảnh Pác Bó' :
'Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang'
----------
Câu 1: Tại sao nói bài thơ 'tức cảnh Pác Bó' là một bài thơ tứ tuyệt bình dị?
Câu 2: Em hiểu từ 'sang' trong bài thơ này như thế nào?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: 'Bài thơ 'Tức cảnh Pác Bó' đã thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầ khó khăn, thiếu thốn'. Hãy làm rõ nhận định trên bằng một đoạn văn từ 8 đến 10 câu trong đó có sử dụng ít nhất một câu hỏi tu từ(1) và một câu cảm thán.
Câu 4: Hãy thống kê những hình ảnh của tự nhiên và nêu rõ mói quan hệ hình ảnh này với nhân vật trữ tình của bài thơ.
Câu 5: Có mấy cách hiểu về 3 chữ 'Vẫn sẵn sàng' ở câu 2. Em chọn cách hiểu nào(2)?Vì sao?
---------------------------------------------
(1)câu hỏi tu từ: câu hỏi không dùng với mục đích để hỏi mà dùng để khẳng định một vấn đề nào đó.
(2)ý nghĩa của câu này là:bạn chọn cách hiểu nào trong hai cách hiểu ấy phù hợp với bài thơ hơn.
---------------------------------------------
Mong các bạn giúp mình sớm nha. chỉ cần biết 1 câu cũng mong các bạn trả lời mình sẽ thks tất cả những ai đã answer cho mình dù ít hay nhiều.thks trước nha!

huck said:
Chý ý tiêu đề: [Văn 8]+Tiêu đề.
Thân!~
 
Last edited by a moderator:
H

huck

Tham khảo nha^^~

1. Bình dị:
-Nếp sống sinh hoạt đều đặn hòa nhịp với thiên nhiên.
-Giọng thơ bình dị, hóm hỉnh, pha chút đùa vui.
-Trong gian khổ nhưng phong thái của Bác vẫn vui tươi, say mê công việc cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên và con người ở Pác Bó.
-Với Bác sống giữa cảnh thiên nhiên núi rừng đẹp và thơ mộng nhưng Bác vẫn lấy công việc làm chính “vẫn sẵn sàng”.

2. "Sang":
-Niềm vui, niềm tự hào, thực hiện lí tưởng của mình.
-Phong thái ung dung, chủ động, tin tưởng vào cuộc sống cách mạng.
=> Nhãn tự của câu, của bài, của cả đời thơ Bác.

3. Gợi ý:
*Cần nêu được các ý:
- Cuộc sống sinh hoạt của Bác hiện lên nhịp nhàng, đều đặn.
- Sự gắn bó, hoà hợp của con người với thiên nhiên.
- Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn, làm chủ cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.
=>Thể hiện một lối sống gần gũi với thiên nhiên và đồng bào cách mạng .
- Niềm vui trong cuộc sống đơn sơ, đạm bạc.
-Khó khăn thiếu thốn chồng chất ,tinh thần phấn đấu hy sinh cho sự thắng lợi của Cách mạng càng cao.
- Cuộc đời cách mạng thật sang trọng, giàu có.
-Niềm vui hạnh phúc, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
*Gợi ý câu hỏi tu từ và câu cảm thán:
-Câu hỏi tu từ: Phải chăng chính lòng yêu nước và phong thái ung dung, tinh thần lạc quan vốn có mà Bác đã sống và làm việc được ở nơi cuộc sống thiếu thôn thế này?
-Câu cảm thán: Cuộc sống vất là thế mà Bác vẫn luôn ung dung, lạc quan biết bao!

4.
-Thiên nhiên:
+ Là không gian sinh hoạt: hang, suối
+ Là lương thực, thực phẩm: cháo bẹ, rau măng.
+ Là vật dụng sinh hoạt: bàn đá.
~~> Thiên nhiên bao bọc, có mặt trong mọi sinh hoạt của con người.
- Con người: xem thiên nhiên như ngôi nhà thân thuộc của mình, hoà nhịp, giao hoà với thiên nhiên.
\Rightarrow
Giữa thiên nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó, thân thiết.

5. Có 2 cách hiểu:
A. Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng đầy đủ dư thừa, có sẵn.
B. Dù ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng
Cách thứ nhất phù hợp với tinh thần chung của bài thơ: Niềm vui, thích thú, sảng khoái của Bác khi được sống giữa núi rừng, thiên nhiên.

 
Top Bottom