Văn [Văn 8] Bài tập làm văn số 6

Trang Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
85
72
116
21
Bắc Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô (Lý Công uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước?
Đề 2: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đề 3: Macxim Gorki nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. Suy nghĩ của em về câu nói đó.
Bạn nào giúp mình với mai mình kiểm tra rồi!! (giúp mình viết bài không có trên google nha !! Thanks nhiều)
 
  • Like
Reactions: Trịnh Thùy linh

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Câu 1: Như vậy, chúng ta đều đã thấy được rằng, nhờ vào các vị tướng của anh minh như Lý Công Uẩn hay Trần Quốc Tuấn mà chúng ta có được cuộc sống êm ấm, hòa bình như ngày hơn nay. Cần nhấn mạnh đặc biệt rằng họ có vai trò, công lao to lớn đối với chúng ta. Họ - những thế hệ đi trước, bằng tài năng lãnh đạo đã cố gắng bảo vệ và giữ gìn đất nước và chúng ta - thế hệ đi sau, bằng trí thông minh, tài năng và lòng nhiệt huyết phải biết phát huy tinh thần ấy.
Hoặc
Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".(sưu tầm)

Câu 2:
Tuy đã ra đời cách đây hơn 3 thế kỉ nhưng những gì mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp muốn bàn với chúng ta về việc học vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị cho tới ngày nay.. Mỗi bản thân chúng ta, hãy biết ý thức rõ ràng và đúng đắn về việc học. Học không phải vì điểm số mà học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định bản thân mình,. Muốn vậy, ngay từ đầu, chúng ta phải xác đinh rõ được : học luôn đi dôi với hành, việc học tập lúc nào cũng phải gắn bó với cuộc sống thực tiễn
Hoặc
Như vậy, việc học và hành phải luôn sánh đôi, song hành, người học không chỉ chú trọng vào việc học mà cần đề cao tính thực hành, áp dụng vào thực tiễn. Nhận thức được điều đó mà bộ giáo dục Việt Nam cũng phổ biến quan điểm học đi đôi với hành trong các nhà trường để học sinh cũng như thầy cô có những định hướng trong quá trình giảng dạy và học tập. Mang những tri thức để khẳng định mình, mang lại hào quang cho đất nước thì cần thông qua những hành động cụ thể. Có như vậy thì non sông Việt Nam mới vẻ vang sánh vai cùng với cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.(Sưu tầm)

Câu 3
Câu nói Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống của Gorki có lẽ sẽ mãi là chân lí muôn đời bở ý kiến vô cùng xác đáng. Sách là người bạn thân thiết chúng ta trong cuộc sống. Hãy biết đọc sách để học cách yêu thương mọi người, học cách ứng xử, trau dồi kiến thức và bồi dưỡn tâm hồn của mỗi chúng ta
Hoặc:
Sách quý giá biết bao và cần thiết cho con người biết mấy ! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết, chân thành của nhà đại văn hào Nga đã một đời gắn bó với sách. Và phải biết yêu quý sách như nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn từng tâm niệm:
Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài pho. (Sưu tầm)

 

FireGhost1301

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười một 2015
433
295
174
20
TP Hồ Chí Minh
Đề 1 :
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
đề 2:Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
phần TB sẽ có 2 luận điểm:
- luận điểm 1: Nguyên nhân phải học phải đi cùng vs hành
- Luận điểm 2: tác dụng, lợi ích của việc áp dụng học với hành
KB:
- tóm lại nội dung
- nêu được suy nghĩ, nhận định của mình
- khuyên mọi người học phải biết đi đôi vs hành
 
Top Bottom