I,
1.
.
Mở bài
:
Giới thiệu được những nét đẹp về hình ảnh Bác Hồ trong
văn học nói chung và trong các văn bản giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS nói riêng. (liệt kê một số tác phẩm) 0.5đ
2
.
Thân bài
:
Giáo viên có thể lồng ghép những nét đẹp về Hình ảnh
Bác Hồ qua những tác phẩm của Bác sáng tác với những sáng tác viết
về Bác giảng dạy qua chương trình Ngữ văn THCS trong trình bày các
luận điểm của bài làm hoặc trình bày riêng theo từng mảng sáng tác;
nhưng cần đảm bảo các nội dung cụ thể sau:
- Bác Hồ là vĩ lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới nhưng ở Người luôn bình dị, giản đơn, khiêm
tốn; trong sáng, thanh bạch... từ tác phong, lối sống, quan hệ với nhân
dân đồng chí, đồng nghiệp (phân tích các văn bản: Đức tính giản dị
của Bác Hồ, Phong cách Hồ Chí Minh...) 1đ
- éể tiếp thu tinh hoa văn húa nhõn loại chủ tịch Hồ Chớ Minh đó đi
qua nhiều nơi tiếp xỳc với nhiều nền văn húa cỏc nước Phương éụng và
phương Tõy. Tỡm hiểu sõu nền văn húa cỏc nước Chõu Âu, Chõu ẽ,
Chõu Phi, Chõu Mĩ… Học tập ngụn ngữ nước ngoài, núi và viết thạo
những thứ tiếng ngoại quốc như Phỏp, Anh, Hoa, Nga… Bỏc đó làm
nhiều nghề, ở nhiều nước, qua cụng việc, qua lao động mà học hỏi, tỡm
hiểu văn húa, nghệ thuật cỏc dõn tộc đến mức khỏ uyờn thõm.( Phong
cách Hồ Chí Minh,Tinh thần yêu nước...)
- Yêu nước, thương dân, thương chiến sĩ, phê phán lên án gay gắt
những tội ác, bất công của kẻ thù (phân tích các văn bản: Đêm nay Bác
không ngủ, Thuế máu, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu,
Nhật ký trong tù....)
- Tuy sống và hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh vô cùng khó
khăn, trong hoàn cảnh bị tù đày nhưng ở Bác luôn lạc quan, phong thái
ung dung, tâm hồn luôn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, quê hương đất
nước, yêu cuộc sống tự do đến mãnh liệt. (phân tích các văn bản: Cảnh
khuya, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường...)
* Tình yêu và sự cảm phục biết ơn người của nhân dân Việt Nam hết
sức sâu nặng và cao quý thiêng liêng. (Phân tích sự thể hiện ở trong tất
cả các tác phẩm viết về Bác từ Ca dao đến những bài viết, bài thơ,
truyện ngắn)
3. Kết luận:
- Khẳng định, đánh giá tổng quát về vẻ đẹp của Hình ảnh Bác trong
văn học.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Bác là Biểu tượng, là sức mạnh, là nét đẹp quý
báu trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.
II.
* Nét chung: ()
- Là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với các sự kiện trọng đại trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Cả 3 tác giả đều là những nhân vật lịch chói ngời tuổi tên
- Cả 3 tác phẩm đều là kết tích của tinh thần, ý chí của cả dân tộc trong những thời đại oanh liệt
- Cả 3 TP đều nêu bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng định nền độc lập của dân tộc
*Nét riêng: ()
- Chiếu dời đô là khát vọng về 1 đất nước độc lập thống nhất và khí phách của 1 dân tộc đang trên đà lớn mạnh
- Hịch tướng sĩ: thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xăm lược
- Nước Đại Việt ta: nêu bật lời tuyên ngôn độc lập
III,
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đếùn là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.