[Văn 8] Bài làm và sửa chữa: Chứng minh “ Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ ....

Q

quinhmei

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là bài làm của em bodientheki21 :

Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên xé, vò hay thậm chí là dẫm lên những cuốn sách?


Nếu bạn trả lời là có thì điều đó quả không sai bởi những hành động trên của con người thật đáng lên án. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để tiến dần lên trở thành con người.


Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con vật là động vật, con người cũng là động vật. Con vật chỉ biết ăn, biết sống còn con người biết tìm tòi, khám phá. Sau hang ngàn năm, con vật vẫn chỉ là con vật còn con người đã thống trị cả thế giới này.


Ta ko thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Ta có thể cầm, nắm, đi lại linh hoạt trong khi động vật thì không. Nhưng, đố chưa chắc đã phải là yếu tố duy nhất khiến con người được gọi là động vật cấp cao. Liệu, con người có đc gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Liệu, con người có biết cách nấu chin thức ăn không nếu như ko fát hiện ra lửa? Liệu con người có tồn tại đc ko nếu như ko biết tự làm vũ khí? Và liệu, thế giới này có phát triển được hay không nếu ko có những phát minh, sang chế của con người? Con người được gọi la con người bởi ta biết suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, biết yêu và sống có ý thức. Và những suy nghĩ, nhưng ý thức ấy đều bắt nguồn từ những cuốn sách.


Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ,. Những cái mới lạ ấy lại đc ghi lại và tạo nên sách.


Sách giúp ta sinh hoạt, làm việc đơn giản và dễ dàng hơn bởi những con đường ngắn hơn, thong minh hơn . Sách dạy ta từ những điều đơn giản đến phức tạp , Nhờ sách, ta biết làm thế nào để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Sách cung cấp kiến thức phức tạp về nhiều lĩnh vực như sử học, toán học, lý học, khoa học… Đơn cử như những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động còn lại đến ngày nay cung cấp cho ta kiến thức về người tiền sử; hay các chữ viết trên những tấm tre, mảnh gỗ cho ta biết về những biến cố, những sự kiện lịch sử của từng đất nước trong mỗi giai đoạn. Ta cũng có thể dễ dàng tính toán trong xây dựng nhờ những tiên đề, định lý như bất đẳng thức Cô si, định lý Ta lét, đinh lý Pitago… Rõ rang, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của họ qua sách vở để lại đã trở thành nền tảng và là tiên đề cho sự fát triển của nhân loại. Hay cũng nhờ sách mà ta có kiến thức về sinh vật, biết cách bảo vệ sức khoẻ, đề kháng và phòng chống bệnh tât.


Những ví du trên chỉ là một vài trong vô số điều mà sáhc đem lại cho con người. Sách khiến người ta càng đọc càng muốn tìm hiểu, càng nghe càng muốn khám phá. Sách lôi cuốn và khiến ta đam mê. “ Sách là cây đèn thần soi sang trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối nhất của cuộc đời” ( A.upit). Sách như người thầy mà cũng như người bạn, vừa cho ta kiến thức vừa giải thích cho ta những thắc mắc, trăn trở, động viên ta, sưởi ấm, an ủi mỗi khi ta buồn, cho ta niềm hi vọng và hơn cả là cho ta tình yêu cuộc sống.


Thật tự nhiên rằng sau khi đọc truyện cổ An đéc xen, ta bong thấy cảm thương cho nàng tiên cá tội nghiệp, bỗng thấy xót xa cho cô bé bán diêm thiếu tình thương, bỗng thấy tiếc nuối cho sự kiêu ngao của cô bé đi đôi giày đỏ. Ta học được cách trân trọng, yêu cuộc sống, ta thấy buồn cho những cảnh đời éo le, bất hạnh hơn ta, như M.Goroki đã viết: “ Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi găn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, ý nghĩa vơi tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn… điều đó an uỏi tôi phần nào”


Sách cho ta niềm tin vào cuộc song, dạy cho ta cách làm người. Làm người ở đây ko chỉ là luôn biết khám phá, tìm hiểu về mặt tri thức mà còn là biết suy nghĩ và có lý trí. “Đọc sách không những để nâng cao tri thức mà còn nâng cao nhân cách.” ( Guserin) Một con thú có thể là bất cứ điều gì để tồn tại nhưng con người lại không. Con người chỉ đúng với nghĩa con người khi biết cachs kiềm chế mình khỏi những cơn giận, khi biết cách giữ cho long thanh thản, tránh khỏi những cám dỗ tầm thường và giả dối thường nhật.


Sách cho ta niềm yêu thích khi đọc. Hay đọc và đam mê nó bơỉ : “ Ko có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng ko có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách “ ( M. Mông tuê guy)


Trong một thế giới phát triển như ngày nay, kiến thức thực sự rất quan trọng. Và chỉ có tri thức mới là thành công. Con đường ngắn nhất và cũng lâu bền nhất để có tri thức là qua sách vở. Hãy đọc, đọc thật nhiều để tích luỹ ít nhất những gì có thể khi bạn còn đủ sức :


“ Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bwocs lên tôi tách khỏi con thứ để lên tới gần con người hơn”

 
Q

quinhmei

Phần Quinhmei sửa:

Theo chị hiểu thì baic của em có các ý chính sau:

Ý 1: Hành động hủy hoại sách đáng lên án vì sách đưa cho ta cơ hội để chúng ta trở thành con người đúng nghĩa.

Nhưng mới chỉ triển khai cái phần đáng lên án chưa đủ em ạ, phải thêm cái phần đưa cho ta cơ hội để chúng ta trở thành con người đúng nghĩa nữa, nói chỉ một câu thì ít quá. Nói chung là phàn này không làm mở bài được, phải làm kết bài. Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi?

Tưuơng ứng với đoạn:Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên xé, vò hay thậm chí là dẫm lên những cuốn sách? Nếu bạn trả lời là có thì điều đó quả không sai bởi những hành động trên của con người thật đáng lên án. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để tiến dần lên trở thành con người.


Sửa đoạn 1:

Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên xé, vò hay thậm chí là dẫm lên những cuốn sách? (lủng củng)

Sửa:
Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đém đốt, bị coi thường? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên hủy hoại thứ tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn sách?
-------------------------------------

Nếu bạn trả lời là có thì điều đó quả không sai bởi những hành động trên của con người thật đáng lên án. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để tiến dần lên trở thành con người.


Sửa:

Nếu bạn trả lời là có thì điều đó quả không sai bởi những hành động trên của con người (không phải tất cả: sửa lại là một số người) thật đáng lên án.. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để tiến dần lên trở thành con người. (nghe funny quá em ạ, ai mà chẳng là người, quan trọng ở đây là cái phần Người – viết – hoa, tức là cái khả năng tư duy cấp cao, chứ không phải là thể xác )

Sửa câu này:
Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết , tiếp thu tinh hoa, kinh ngiệm cảu bao người đi trước để lại, để trở thành con - người ¬- đúng nghĩa , tức là con người có khả năng tư duy vượt trội¬.Hành động “ngược đãi”, coi thường sách là tự phủ nhận , tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.

 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

Sửa đoạn 2: Ta ko thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Ta có thể cầm, nắm, đi lại linh hoạt trong khi động vật thì không. Nhưng, đố chưa chắc đã phải là yếu tố duy nhất khiến con người được gọi là động vật cấp cao. Liệu, con người có đc gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Liệu, con người có biết cách nấu chin thức ăn không nếu như ko fát hiện ra lửa? Liệu con người có tồn tại đc ko nếu như ko biết tự làm vũ khí? Và liệu, thế giới này có phát triển được hay không nếu ko có những phát minh, sang chế của con người? Con người được gọi la con người bởi ta biết suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, biết yêu và sống có ý thức. Và những suy nghĩ, nhưng ý thức ấy đều bắt nguồn từ những cuốn sách.

Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ,. Những cái mới lạ ấy lại đc ghi lại và tạo nên sách.
Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con vật là động vật, con người cũng là động vật. Con vật chỉ biết ăn, biết sống còn con người biết tìm tòi, khám phá. Sau hang ngàn năm, con vật vẫn chỉ là con vật còn con người đã thống trị cả thế giới này.


Theo chị hiểu, ý chính là:
Vai trò của sách trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài người.

Đoạn 2 hình như không ăn nhập lắm với chủ đề chính – mấy câu liệu… không kiên quan đến sách lắm.
--------------------------

Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con vật là động vật, con người cũng là động vật. Con vật chỉ biết ăn, biết sống còn con người biết tìm tòi, khám phá. Sau hang ngàn năm, con vật vẫn chỉ là con vật còn con người đã thống trị cả thế giới này.

Sửa:
Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết cảu mình.
Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô tận hơn? Trợ thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không gì khác, chính là sách.

----------------------------
Ta ko thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Ta có thể cầm, nắm, đi lại linh hoạt trong khi động vật thì không. Không liên quan j đến câu trước. Nhưng, đố chưa chắc đã phải là yếu tố duy nhất khiến con người được gọi là động vật cấp cao. Liệu, con người có đc gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Liệu, con người có biết cách nấu chin thức ăn không nếu như ko fát hiện ra lửa? Liệu con người có tồn tại đc ko nếu như ko biết tự làm vũ khí? Và liệu, thế giới này có phát triển được hay không nếu ko có những phát minh, sang chế của con người? KHông liên quan lắm đến nội dung chính. Con người được gọi la con người bởi ta biết suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, biết yêu và sống có ý thức. Và những suy nghĩ, nhưng ý thức ấy đều bắt nguồn từ những cuốn sách. Em nói hơi duy ý chí quá nhá, vì sách cũng viết bởi con người àm, nó đâu có phải là thực thể độc lập tự mình tạo ra, tự mình đem đên tri thức như một chúa trời thứ 2 đâu? Sáh chỉ có vai trò trong việc lưu trũ và truyền đạt tri thức của con người qua các thế hệ thôi.

Sửa:
Ta ko thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có đc gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ,. Những cái mới lạ ấy lại đc ghi lại và tạo nên sách. Chính sách là người bàn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.


 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

Đoạn 3: Còn lại. Đây có phải là ý chính của em?
Vai trò của sách trong cuộc sống ngày nay.

1. Sách giúp ta sinh hoạt, làm việc đơn giản và dễ dàng hơn bởi những con đường ngắn hơn, thong minh hơn .
2. Sách cho ta niềm yêu thích khi đọc.
* Sách giúp ta có được những tình cảm tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
* Sách cho ta niềm tin vào cuộc song, dạy cho ta cách làm người

Sách giúp ta sinh hoạt, làm việc đơn giản và dễ dàng hơn bởi những con đường ngắn hơn, thong minh hơn Lủng củng quá, nhất là câu chứa luận điểm thì phải mạch lạc chứ em. Sách dạy ta từ những điều đơn giản đến phức tạp Em lại duy ý chí quá rồi, ai bảo sách dạy ta, sách chỉ đưa cho ta tri thức thôi, Nhờ sách, ta biết làm thế nào để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô.Nối ý kiểu j? Sách cung cấp kiến thức phức tạp về nhiều lĩnh vực như sử học, toán học, lý học, khoa học… Đơn cử như những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động còn lại đến ngày nay cung cấp cho ta kiến thức về người tiền sử; hay các chữ viết trên những tấm tre, mảnh gỗ cho ta biết về những biến cố, những sự kiện lịch sử của từng đất nước trong mỗi giai đoạn. Câu này nội dung không được ổn lắm. Ta cũng có thể dễ dàng tính toán trong xây dựng nhờ những tiên đề, định lý như bất đẳng thức Cô si, định lý Ta lét, đinh lý Pitago… Nghe nó chuối lắm. Rõ rang, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của họ qua sách vở để lại đã trở thành nền tảng và là tiên đề cho sự fát triển của nhân loại. Hay cũng nhờ sách mà ta có kiến thức về sinh vật, biết cách bảo vệ sức khoẻ, đề kháng và phòng chống bệnh tât.. Câu cuối này là văn nói nhá, em xác định chủ vị đi, thấy chuối ngay., và nó cũng lạc lõng quá.

Sửa:

Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tât, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại.. Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babilon tồn tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát nhiều. Nhưng, không thể phú nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của nhân loại. Rõ rang, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của người xưa để lại qua sách vở đã trở thành nền tảng và là tiên đề cho sự fát triển tri thức của loài người.

---------------------------------------------------
Những ví du trên chỉ là một vài trong vô số điều mà sáhc đem lại cho con người. Câu này lủng củng lắm. Sách khiến người ta càng đọc càng muốn tìm hiểu, càng nghe càng muốn khám phá. Sách lôi cuốn và khiến ta đam mê. “ Sách là cây đèn thần soi sang trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối nhất của cuộc đời” ( A.upit). Sách như người thầy mà cũng như người bạn, vừa cho ta kiến thức vừa giải thích cho ta những thắc mắc, trăn trở, động viên ta, sưởi ấm, an ủi mỗi khi ta buồn, cho ta niềm hi vọng và hơn cả là cho ta tình yêu cuộc sống. chuyển lên trên nhá!
Thật tự nhiên rằng văn nói sau khi đọc truyện cổ An đéc xen, ta bong thấy cảm thương cho nàng tiên cá tội nghiệp, bỗng thấy xót xa cho cô bé bán diêm thiếu tình thương, bỗng thấy tiếc nuối cho sự kiêu ngao của cô bé đi đôi giày đỏ. Ta học được cách trân trọng, yêu cuộc sống, ta thấy buồn cho những cảnh đời éo le, bất hạnh hơn ta, như M.Goroki đã viết: “ Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi găn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, ý nghĩa vơi tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn… điều đó an uỏi tôi phần nào”


Sửa:
Những ví dụ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong lợi ích to lớn mà sáhc đem lại cho con người. Sách như người thầy mà cũng như người bạn, vừa cho ta kiến thức vừa giải thích cho ta những thắc mắc, trăn trở, động viên ta, sưởi ấm, an ủi mỗi khi ta buồn, cho ta niềm hi vọng và hơn cả là cho ta tình yêu cuộc sống. “ Sách là cây đèn thần soi sang trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối nhất của cuộc đời” ( A.upit). Sách khiến người ta càng đọc càng muốn tìm hiểu, càng nghe càng muốn khám phá. Sách lôi cuốn và khiến ta đam mê, tức là sách cho ta niềm yêu thích khi đọc: “ Ko có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng ko có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách “ ( M. Mông tuê guy) KHông đáng ngạc nhiên, khi đọc truyện cổ An đéc xen, ta bong thấy thương cảm cho nàng tiên cá tội nghiệp, bỗng thấy xót xa cho cô bé bán diêm thiếu tình thương, bỗng thấy tiếc nuối cho sự kiêu ngao của cô bé đi đôi giày đỏ. Ta học được cách trân trọng, yêu cuộc sống, ta thấy buồn cho những cảnh đời éo le, bất hạnh hơn ta, như M.Goroki đã viết: “ Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi găn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, ý nghĩa vơi tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn… điều đó an uỏi tôi phần nào”
---------------------------------

Sách cho ta niềm tin vào cuộc song, dạy cho ta cách làm người. Làm người ở đây ko chỉ là luôn biết khám phá, tìm hiểu về mặt tri thức mà còn là biết suy nghĩ và có lý trí. “Đọc sách không những để nâng cao tri thức mà còn nâng cao nhân cách.” ( Guserin) Một con thú có thể là bất cứ điều gì để tồn tại nhưng con người lại không. Chuối lắm câu này lủng củng ở đoạn đầu. Con người chỉ đúng với nghĩa con người khi biết cachs kiềm chế mình khỏi những cơn giận, khi biết cách giữ cho long thanh thản, tránh khỏi những cám dỗ tầm thường và giả dối thường nhật. KHông liên quan gì đến sách cả?
Sách cho ta niềm yêu thích khi đọc. Hay đọc và đam mê nó bơỉ : “ Ko có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng ko có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách “ ( M. Mông tuê guy) lạc lõng quá!, cho lên phần trên đi!


Sửa:
Sách cho ta niềm tin vào cuộc song, dạy cho ta cách làm người. Làm người ở đây ko chỉ là luôn biết khám phá, tìm hiểu tri thức mà còn biết suy nghĩ, biết tư duy, biết yêu thương, biết sông thực sự là một Con Người. “Đọc sách không những để nâng cao tri thức mà còn nâng cao nhân cách.” ( Guserin) Một con thú có thể làm mọi thứ để sinh tồn nhưng con người không như vậy. Sống là người, trước tiên phải có nhân cách, có tri thức. Con người chỉ đúng nghĩa LÀ con người khi biết cachs kiềm chế mình khỏi những cơn giận, khi biết cách giữ cho long thanh thản, tránh khỏi những cám dỗ tầm thường và giả dối thường nhật. Làm cách nào để con người có thể thực sự là Người, tức là hoàn thiên mình về mặt tri thức và nhân cách như vậy? Một trong những trợ thủ đắc lực của con người trong quá trình hoàn thiện tri thức và nhân cách không ngừng này là sách.

--------------------------





 
Q

quinhmei

--------------------------
Trong một thế giới phát triển như ngày nay, kiến thức thực sự rất quan trọng. Và chỉ có tri thức mới là thành công. Con đường ngắn nhất và cũng lâu bền nhất để có tri thức là qua sách vở. Hãy đọc, đọc thật nhiều để tích luỹ ít nhất những gì có thể khi bạn còn đủ sức : Câu này không ổn.

“ Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bwocs lên tôi tách khỏi con thứ để lên tới gần con người hơn”

Sửa:
Trong thế giới phát triển ngày nay, tri thức rất quan trọng. Không có tri thức, một con người không thể thành công. Con đường ngắn nhất và cũng lâu bền nhất để có tri thức là qua sách vở. Trước khi có phương tiện nghe nhìn ,sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Sau khi có các phương tiện nghe nhìn , sách vẫn là một kênh thông tin phong phú của nhân loại. Không biết đọc đã là một mất mát to lớn.Nhưng biết đọc mà không chịu đọc sách đó còn là một tổn thất nặng nề gấp bội. Hãy đọc sách, để tích lũy kiến thức cho chính bản thân mình:

“ Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bwocs lên tôi tách khỏi con thứ để lên tới gần con người hơn”

 
Q

quinhmei

Đây là bài mới chị sửa hoàn chỉnh:


Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đém đốt, bị coi thường? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên hủy hoại thứ tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn sách?
Nếu bạn trả lời là có thì hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động trên của một số người thật đáng lên án.. Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết , tiếp thu tinh hoa, kinh ngiệm cảu bao người đi trước để lại, để trở thành con - người ¬- đúng nghĩa , tức là con người có khả năng tư duy vượt trội¬.Hành động “ngược đãi”, coi thường sách là tự phủ nhận , tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.
Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết cảu mình.
Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô tận hơn? Trợ thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không gì khác, chính là sách.
Ta ko thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có đc gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ,. Những cái mới lạ ấy lại đc ghi lại và tạo nên sách. Chính sách là người bàn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.
Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tât, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại.. Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babilon tồn tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát nhiều. Nhưng, không thể phú nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của nhân loại. Rõ rang, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của người xưa để lại qua sách vở đã trở thành nền tảng và là tiên đề cho sự fát triển tri thức của loài người.
Những ví dụ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong lợi ích to lớn mà sáhc đem lại cho con người. Sách như người thầy mà cũng như người bạn, vừa cho ta kiến thức vừa giải thích cho ta những thắc mắc, trăn trở, động viên ta, sưởi ấm, an ủi mỗi khi ta buồn, cho ta niềm hi vọng và hơn cả là cho ta tình yêu cuộc sống. “ Sách là cây đèn thần soi sang trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối nhất của cuộc đời” ( A.upit). Sách khiến người ta càng đọc càng muốn tìm hiểu, càng nghe càng muốn khám phá. Sách lôi cuốn và khiến ta đam mê, tức là sách cho ta niềm yêu thích khi đọc: “ Ko có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng ko có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách “ ( M. Mông tuê guy) KHông đáng ngạc nhiên, khi đọc truyện cổ An đéc xen, ta bong thấy thương cảm cho nàng tiên cá tội nghiệp, bỗng thấy xót xa cho cô bé bán diêm thiếu tình thương, bỗng thấy tiếc nuối cho sự kiêu ngao của cô bé đi đôi giày đỏ. Ta học được cách trân trọng, yêu cuộc sống, ta thấy buồn cho những cảnh đời éo le, bất hạnh hơn ta, như M.Goroki đã viết: “ Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi găn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, ý nghĩa vơi tôi. Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn… điều đó an uỏi tôi phần nào”
Sách cho ta niềm tin vào cuộc song, dạy cho ta cách làm người. Làm người ở đây ko chỉ là luôn biết khám phá, tìm hiểu tri thức mà còn biết suy nghĩ, biết tư duy, biết yêu thương, biết sông thực sự là một Con Người. “Đọc sách không những để nâng cao tri thức mà còn nâng cao nhân cách.” ( Guserin) Một con thú có thể làm mọi thứ để sinh tồn nhưng con người không như vậy. Sống là người, trước tiên phải có nhân cách, có tri thức. Con người chỉ đúng nghĩa LÀ con người khi biết cachs kiềm chế mình khỏi những cơn giận, khi biết cách giữ cho long thanh thản, tránh khỏi những cám dỗ tầm thường và giả dối thường nhật. Làm cách nào để con người có thể thực sự là Người, tức là hoàn thiên mình về mặt tri thức và nhân cách như vậy? Một trong những trợ thủ đắc lực của con người trong quá trình hoàn thiện tri thức và nhân cách không ngừng này là sách.
Trong thế giới phát triển ngày nay, tri thức rất quan trọng. Không có tri thức, một con người không thể thành công. Con đường ngắn nhất và cũng lâu bền nhất để có tri thức là qua sách vở. Trước khi có phương tiện nghe nhìn ,sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Sau khi có các phương tiện nghe nhìn , sách vẫn là một kênh thông tin phong phú của nhân loại. Không biết đọc đã là một mất mát to lớn.Nhưng biết đọc mà không chịu đọc sách đó còn là một tổn thất nặng nề gấp bội. Hãy đọc sách, để tích lũy kiến thức cho chính bản thân mình:

“ Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bwocs lên tôi tách khỏi con thứ để lên tới gần con người hơn”
 
Q

quinhmei

Viết thêm cái mở bài , trích lại câu nói của M. Gorki em nhé, không thì bị trừ điểm ấy!
Good luck for U!
Huhu, chị còn bao nhiêu việc này, làm cái này mất nửa buối sáng rồi!
 
Top Bottom