Văn 7

L

linhchi254

L

leemin_28

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu *** cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi : trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy ? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như : đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế. .. Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như : Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Hoặc : Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như : ,

Nhất nưởc nhì phân tam cần tứ giống

hay :

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như : Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh .. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu : Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.

Nguồn Sưu Tầm
 
L

leemin_28

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Nguồn Sưu Tâm
 
L

linhchi254

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu *** cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi : trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy ? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như : đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế. .. Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như : Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Hoặc : Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như : ,

Nhất nưởc nhì phân tam cần tứ giống

hay :

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như : Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh .. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu : Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.

Nguồn Sưu Tầm

bài của em chỉ cần xác lập luận điểm thôi ạ
Mong anh giúp em
 
Top Bottom