văn 7

P

pro3182001

Văn học viết Việt Nam hình thành, TK X có sự xuất hiện của văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đấnh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật
ST
 
V

vuiva

Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam
- Các đặc điểm lớn về nội dung gồm: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
- Các đặc điểm lớn về hình thức nghệ thuật gồm: tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, tính trang nhã và xu hướng bình dị, tính dân tộc và tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài.


Nguồn
Zing Blog
 
Top Bottom