[van 7]

D

dungngyu

Bài làm:
Đến tận giờ hình ảnh của chuyến về quê Nội vừa qua em vẫn còn nhớ mãi. Mặc dù đã là lần thứ hai về quê nhưng đó đã để lại nhiều ấn tượng đối với em.
Buổi sáng ở đây thật kỳ lạ. Vì ở miền bắc nên sáng nào cũng có sương mỏng. Tấm màn sương này bao trùm lên cây cối, xóm làng và chính nó che mất ông mặt trời. Cả xóm nhỏ chợt tỉnh giấc khi một chú trống choai gáy lên. Dường như muốn đáp lại, các chú gà gần đấy gáy theo. Tiếng gáy như xua tan không khí u ám và thúc giục mọi người làm việc. Từ trên nóc bếp, khói tỏa lên nghi ngút, các cô, các bác đã nấu cám cho lợn ăn. Tiếp đến mỗi người tay cuốc tay hái ra đồng làm việc. Từ trong các tổ ong, đàn ong thợ bay ra kiếm mật. Và từ trên cây lá những chú chim líu ríu, rỉa lông cánh rồi lại bay theo các bác nông dân.
Tất cả tạo nên một buổi sáng giản dị, chất phác của vùng quê yên bình. Ở ngoài đồng mọi người bận bịu với công việc của mình. Người thì cuốc đất, người thì tưới cây. Các cô lúi húi làm việc, chốc chốc lại cầm nón lá lên phe phẩy. Các chú, các bác ngồi trên xe công nông, lái xe đi cày bừa. Cứ như thế các chiếc xe chạy hết cánh đồng, tạo nên âm thanh nhức tai. Đến trưa, họ lại đến gốc cây tránh nắng và ăn cơm trưa đã mang đến. Chiều lên, họ lại bắt tay làm việc tiếp. Tuy công việc vất vả nhưng đối với họ đó là niềm đam mê cháy bỏng trong con người họ.
Chiều tối, mọi người tập trung ở những phiên chợ chiều. Người mua ,kẻ bán tấp nập. Tiếng chào hàng vang lên khắp nơi. Các quầy hàng bày ra những món đồ cần bán. Người mua cũng ép giá hết sức món đồ họ muốn. Người qua kẻ lại đinh tai nhức óc. Các món hàng to nhỏ đều có giá khác nhau. Chợ chiều mang một sắc thái riêng, đầm ấm nhộn nhịp khác hẳn những phiên chợ bình thường khác.
Buổi tối, mọi người ai về nhà nấy. Từ bếp ăn của các nhà nghi ngút mùi thức ăn. Những ngọn đèn đường rực sáng. ở trong các quán ăn mọi người vui vẻ hát ca. Ở ngoài đồng ngô vẫn còn lấp ló ánh đèn của người coi đêm. Một vài chú ong lạc lối, bất hạnh lao vào bóng đèn để nhận lấy cái chết. Sau khi xong mọi việc mỗi người lại vùi mình vào chăm ấm để rồi ngủ say và rồi mai lại dậy.
Chuyến về quê vừa rồi đã giúp em hiểu thêm về làng quê. Nó đã mang đến nhiều điều mới lạ, hiểu thêm về con người ở đây. Qua nó em thấy càng thương yêu quê hương đất nước hơn và tự thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước.
 
W

wynterskulz

Mỗi người đều có những kỉ niệm, có kỉ niệm đẹp, kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn, và kỉ niệm đáng nhớ.

Mùa hè năm ngoái, tôi được về quê bà ngoại chơi, quê ngoại là một nơi thanh bình, một làng quê yên ả, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng cánh diều vi vu trong gió, những bác nông dân thật thà chất phác. Những em bé nô đùa với nhau tung tăng cười đùa vui tươi, hồn nhiên và dễ gần.

Đến nhà, nhà chả có ai, cửa nhà đóng kín, tôi gọi nhưng chẳng có ai trả lời cả. Tôi nghĩ là bà đã đi ra đồng nên vứt ba lô xuống đó rồi thử đi "khám phá" miền đất mới xem sao. Đến đâu ai cũng chào đón, người thì khen người thì cười nhìn theo người thì mời vào nhà chơi, tình cảm của con người nơi đây thật là nồng ấm. Bỗng tôi thấy một em bé chừngbốn đến năm tuổi, mặt mày nhem nhuốc, áo quần bẩn, mặt mày rầu rĩ, mắt còn giọt nước mắt đọng lại. Tôi thấy thương nên đến gần hỏi em xem em nó thế nào. Bé chẳng nói cũng chẳng cười, bé cứ rầu rĩ, tôi lấy trong túi ra một cái kẹo sing-gum rồi cho bé, bé nhìn rồi oà lên. Tôi ôm bé vào lòng, nước mắt không biết sao lại tuôn rơi, tôi hỏi "sao em lại khóc" rồi tôi đưa tay lên gạt nước mắt cho bé. Bé thút thít nín rồi trả lời tôi:
- Em..em
Tôi ngạc nhiên rồi hỏi xem nhà bé ở đâu, bé chỉ tay về phía hàng cây tràm hoa vàng um tùm và cao kia. Tôi cười, hỏi bé là tại sao nhà lại ở bãi cây kia. Bé vẫn chỉ vào đó, tôi nhìn kĩ thì thấy một túp lều nho nhỏ ở phía đó, tôi hơi ngạc nhiên "nhà em đó sao"? Em bé gật đầu, tôi bất ngờ lắm, sao em lại khổ như vậy, thì ra nhà em là một hộ cực nghèo, cha mẹ li dị, em sống với bà năm nay đã 69 tuổi, tuổi cao sức yếu bà cũng chỉ biết nuôi cháu cho qua ngày nào thì tốt ngày đó. Bé chạy băng qua cánh đồng, tôi kéo quần lên rồi chạy theo, qua đến đó tôi thấy một bà cụ nằm trên một tấm ván gỗ, em bé chạy đến níu bà nhưng bà mãi không phản ứng, tôi đến gần chạm vào tay bà thì thấy rất lạnh, tôi gọi nhưng bà không nói, tôi vỗ bà nhưng bà cũng chả động đậy, tôi thấy sợ nên hét lên. Mọi xung quanh kéo đến, họ hỏi tôi, tôi chỉ vào bà cụ, một bác đến kiểm tra và nhận định là bà bị trúng gió, họ hỏi nhau xem có ai có điện thoại mà gọi xe cấp cứu không, nhưng không một ai có cả. Ngay lúc đó tôi lấy điện thoại di động ra và gọi, lúc sau xe đến bà được đưa đi. Tôi đưa bé về nhà bà, lúc đó bà đã về. Bà ôm tôi hỏi han và bế chú bé vào nhà tắm rửa và cho bé ăn. Tôi chơi với bé và chăm bé một tuần. Sáng bé dậy chơi với tôi, trưa ăn cơm với tôi, tối ngủ với tôi.

Ngày thứ hai tuần sau, bà bé khoẻ mạnh trở về, bé chạy ra với bà. Hai bà cháu ôm nhau, bà bé cảm ơn tôi rồi bế bé về. Tôi không thể quên được, nếu lỡ tôi không gần chú bé thì không biết bây giờ bé và bà sẽ ra sao. Tôi đứng nhìn theo hai bà cháu, bà ngoại tôi đến xoa đầu và ôm tôi vào lòng.
 
Top Bottom