văn 7

H

hoan1793

Bạn có thể dựa vào bài văn này rồi tự làm nhé :

Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.

Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp một cũng vậy. Hình như là khoảng mùng năm hay mùng sáu tháng chín gì đó, tôi không còn nhớ rõ nữa. Tôi chỉ nhớ đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt- mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam . Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?Ngay từ sang sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ thật tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến tôi cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự tôi vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó.
Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em tôi và tôi đến trường. Dọc đường, chúng tôi gặp những cậu bé, cô bé cùng lứa tuổi. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.

Dẫu rằng 6 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm trong ngày tựu trường bước vào lớp một vẫn luôn hiện lên trong tôi một cách vẹn nguyên, bởi hàng đêm vào mùa thu nó lại ùa về nhắc nhở tôi về con đường tri thức mà tôi đang tiến bước. Nếu như lòng yêu nước được xuất phát từ tình yêu những điều bình dị nhất như nhà văn Ê-ren-bua đã nói thì có lẽ chính những kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên là nguồn sức mạnh cho tôi lòng yêu tri thức. Tôi chắc rằng mình sẽ mài nhớ về nó, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình bởi nếu có điều gì đó khiến cho người ta phải nghĩ thì chắc chắn đó là một điều quan trọng.:)
 
H

hoan1793

Tôi năm nay mười bốn tuổi, trải qua rất nhiều kì thi, gặp rất nhiều bạn, học rất nhiều thầy cô giáo và tôi được tham dự bảy lần khai giảng. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm không bao giờ tôi quên.
Tôi đã suýt được học mẫu giáo nếu lần ấy tôi không khóc và ôm mẹ khư khư, nên buổi đầu tiên vào lớp một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình tôi. Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa. Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp hẳn lên. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là “đồng phục”. Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Ôi! Thích quá!
Đúng như tôi dự đoán, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi hút sữa chùn chụt, nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng chung quy điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Sau khi tôi đã uống hết hai hộp sữa thì mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy! Trường Nam Thành Công”.
Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to ơi là to! Nếu có ai bảo tôi diễn tả sự to lớn của nó thì tôi chỉ có thể nói: “Nó to đến mức tôi tự hỏi mình có thể đi qua được không?” Vì tôi nghĩ cổng to chỉ dành cho người to béo mà thôi! Giữa một biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé, nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ tôi nói: “Lớp con đấy, bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.
Trên loa là tiếng của cô hiệu trưởng trường tôi. Tôi không nghe thấy gì vì lúc đó tôi giật nảy mình khi thấy mẹ lại dắt tôi đi. Tôi tự hỏi: “Mẹ dắt tôi đi đâu?”. Tôi đứng trước cửa của một căn phòng rất to, có nhiều bộ bàn ghế rất đẹp, nhìn thật sáng sủa sạch sẽ. Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1D. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và nom rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”. Nhưng tôi thấy cô dịu hiền quá thành ra khi cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”.
Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Và người lớn phải đẩy vào lớp. Các bạn sợ, tôi hiểu tại sao, vì mọi thứ mới lạ quá. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp: “Trời đẹp, phòng đẹp, cô giáo đẹp và mẹ tôi cũng đẹp”. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên. Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi nhìn bạn bên cạnh, nó cũng không rơi một giọt nước mắt, mặt tươi cười hớn hở. Nó có vẻ cao hơn tôi. Tôi hỏi nó: “Sao cậu can đảm vậy?”. Nó bảo nó đi học lần này là lần thứ hai. Tôi nghĩ: “Vậy là nó bị đúp”. Thảo nào … Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.
Ngày đầu tiên đi học của tôi đấy! Thật là đặc biệt phải không. Tôi cũng không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc nhưng tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp một bằng một nụ cười …:D
 
P

phamhienhanh21

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ.

Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học...

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé.

Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được.

Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ!

Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:
-Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!

Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình.

Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác.

Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"

Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:
- Con tên gì?
- Dạ! Con tên Đực.
- Con còn tên Đức nữa phải không?

Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá:
- Dạ phải rồi ạ! Con quên.
- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi!

Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường.

Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ!

Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp"
 
P

phamhienhanh21

Có lẽ, trong cuộc đời trong sáng của tuổi học trò chúng mình, cái đáng nhớ nhất là buổi tựu trường đầu tiên vào lớp 1 thì phải. Một ngày rãnh rỗi, tôi ngồi vào bàn học và cầm quyển sách ngữ văn 8 đọc bài “Tôi đi học”, tự nhiên có cái gì đó thút đẩy tôi nhớ lại cái buổi tựu trường đầu tiên của mình.
Tôi và mẹ đã sếp vở vào trong chiếc cặp gấu xinh xắn của tôi từ hôm qua rồi. Tôi mặt thử bộ đồ mà mẹ đã mua cho tôi. Tôi nhìn vào tấm gương trước mặt, tôi bật cười vì thấy là lạ. Tối hôm đó, tôi không sao ngủ được vì ngày mai là ngày tôi vào lớp 1, rồi ngủ thiết đi không hay biết. Sáng đó là 1 buổi bình minh trong xanh, những chú chim đang hót véo von bên những hàng cây ven đường cùng chị gió rủ nhau đánh nhạc. Mẹ dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc, 2 bên đường là cây xanh và thấp thoáng cánh đồng lúa bát ngát.Cảnh vật hôm nay trông sao lạ lạ, có lẽ lúa vàng hơn thì phải. Ở phía xa xa, sau những hàng cây xanh xanh là ngôi trường làng mà tôi sẽ học ở đó. Đến trước cổng trường, tôi có cảm giác hơi lo sợ, mà chẳng biết tại sao nữa. Rồi mẹ dắt tay tôi vào cổng, sân trường kha khá rộng và dày đặc người. Lúc đó tay tôi nắm chặt tay mẹ, mẹ cúi nhìn rồi xoa đầu tôi nói:
- “Con đừng lo, có mẹ đây mà”
Nghe mẹ nói, tôi cảm thấy bớt sợ hơn 1 tí. Tếng trống từ phía xa vang lên như đánh vào tim tôi 1 cái, tôi giật mình, mẹ xoa đầu và dẫn tôi đến lớp. Trước cửa lớp là cô giáo sẽ chủ nhiệm tôi. Cô đọc tên từng bạn và đến lược tôi,tôi sợ quá, không biết làm sao nên òa lên khóc, cô giáo có vẻ mặt hiền hậu ấy nhẹ nhàng nói với tôi:
-“Em đừng khóc nữa, các bạn sẽ cười đấy, và chút nữa mẹ không đến đón em đâu, thôi em vào lớp đi nào”
Tôi nhìn cô và bước vào lớp. Lớp học sạch sẽ và thoáng mát, bên phía dưới, các bạn đang ngồi trên những chiếc bàn sạch sẽ. Tôi ngồi vào chỗ trống ở phía cuối của lớp. Cô vào, giới thiệu rồi xếp chỗ lại và bầu lớp trưởng. Tôi được ngồi cạnh 1 bạn nữ, làm quen với bạn ấy và nhiều bạn nữa. Cô giáo đọc và chúng tôi đánh vần theo. Tan học, mẹ đến đón tôi về, trên đường về nhà, tôi kể cho mẹ nghe tôi đã học những gì.
Cái ngày tựu trường là cái ngày tất cả các học sinh đều trải qua,có lẽ ai đó không nhớ đến nó, nhưng tôi thì khác, cái ngày tựu trường vào lớp 1 luôn ở mãi trong lòng tôi. Mỗi lần nhớ đến, làm tôi hăng hái học tập nên năm nào cũng được học sinh giỏi.
 
H

hoan1793

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học


Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò . Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất .

Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘ Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm !Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé ! ’’
Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.
Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường . Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên .Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:
- “Em tên Trâm Anh phải không ?”
Vừa nói tôi vừa khóc:
-“Dạ! phải”
Cô hỏi tiếp
- “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”
- “Thôi con vào lớp đi! “
Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát, g.
Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe
Sau buổI học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.

Tháng chín mùa khai trường lại tới. Những ngày này mười bảy năm trước tôi vào lớp một. Trên chiếc xe đạp cà tàng tôi theo mẹ tới trường như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. Có đứa tôi đã gặp ở lớp mẫu giáo có đứa chưa gặp bao giờ. Đứa tóc quăn tít, mặc vấy díp, đứa tóc cháy nắng, đứa lại mũi thò lò mặt nhem nhuốc, đứa khóc đòi mẹ…

__________________________________________

Trong lúc tôi mải nhìn một đứa trẻ khóc không chịu vào lớp, nó dãy nảy lên khi mẹ nó đòi bồng nó dẫn lớp thế là mẹ nó sau một hồi ngọt nhạt cho nó ăn mấy cái roi quạt nan vừa quạt cho nó. Mẹ nó phát cáu lên chửi cho nó một trận rồi vừa lẩm bẩm vừa bế nó lên xe trở về.

Đó là ấn tượng đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học của tôi. Mẹ tôi đi gửi xe còn tôi đứng ngoài cửa lớp đợi mẹ cùng vào. Tôi kể với mẹ về chuyện mình vừ thấy. Mẹ chỉ ừ và không bình luận gì thêm, mẹ cũng chẳng khen tôi rằng con của bố mẹ ngoan.

Mẹ ơi vừa nãy bạn kia kìa!

Sao con?

Vừa nãy bạn ý kêu nóng xong bạn ý cứ bắt mẹ quạt cho, bắt mẹ ở lại mà không chịu vào lớp.

Ừ tại mẹ bạn chiều bạn quá con ạ! Bạn ý ở làng minh mà con biết tên bạn chưa?

À thằng An mẹ ơi!

Sao con lại gọi bạn bằng thằng? Lần sau con không được gọi bạn An hay bạn khác bằng thằng hay con nhớ chưa nào!

Thì chúng nó vẫn gọi vậy mà mẹ.

Đó là vì người lớn không bảo ban các bạn. Nếu thấy bạn nào gọi con hay bạn khac bằng thằng hay con thì con cứ nói cho cô giáo để cô bảo ban các bạn.

Vâng!

Ừ thằng bé này mẹ nó khổ vì nó quấy quá, đi mẫu giáo nó cũng không chịu đi giờ lên lớp một lại thế nữa. Con không được như bạn đâu nhé!

Dạ vâng! Nhưng sao mẹ lại gọi bạn An là thằng?

Đó là vì mẹ là người lớn còn con với bạn là cùng tuổi nhau nên là bạn bè không gọi thế được.
.
Thế là người lớn được gọi trẻ con là thằng còn trẻ con với nhau là bạn với mình thôi hả mẹ?

Đúng rồi con ạ! Con và An thì chỉ được xưng bạn với mình hay cậu với tớ, nhớ chưa con?

Dạ con nhớ!


Mẹ chỉ nhìn tôi cười, xoa đầu rồi dắt tay tôi vào chào cô giáo và nhận lớp. Mẹ dặn tôi học ngoan, nghe lời cô giáo, buổi trưa hết giờ mẹ đến đón và nhớ không được đi về cùng người lạ nếu mẹ chưa tới. Khi tôi ngồi vào bàn học, ổn định vị trí mẹ mới ra về, tôi hướng mắt ra cửa vẫy tay chào mẹ, nhìn bóng mẹ khuất dần cùng chiếc xe cà tàng.

Chiếc xe không phanh thời bao cấp đó nhà tôi vẫn còn giữ lại như một kỉ niệm gắn với cả gia đình mình. Đặc biệt chiếc xe đó gắn bó với tôi suốt những năm tháng cấp hai, nó cùng tôi qua những cánh đồng lày lội ngày mưa, bụi mù vào ngày nắng để đến với con đò tri thức.

Giờ đây tôi đã là sinh viên ngồi trên ghế giảng đường đại học nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên theo mẹ tới trường cùng chiếc xe đạp cà tàng sẽ còn mãi trong trí nhớ, tâm hồn tôi, cùng tôi đi đến từng cơn mưa phố, từng con nắng miền trung, từng bài học làm người.
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy


Chắc chắn rằng đối với mỗi người ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp, kỉ niệm đáng nhớ. Và tôi cũng vậy, tôi cũng có nhiều kỉ niệm vui, buồn. Nhưng kỉ niệm sâu sắc nhất trong trái tim tôi đó là ngày đầu tiên đi học, một ngày không thể nào quên được.
Thời gian trôi thật nhanh, cứ sáu mươi giây lại một phút, sáu mươi phút thì được một giờ, hai mươi tư giờ thì được môt ngày... Ấy thế mà thấm thoát đã tròn mười bảy từ ngày tôi đặt bước chân đầu tiên vào lớp một. Đối với trẻ em, được đi học là một niềm hạnh phúc lớn lao và tôi vinh dự có được niềm hạnh phúc ấy như bao bạn bè cùng trang lứa. Tôi có bố, có mẹ, có em - họ là những người luôn quan tâm đến tôi, sẻ chia cùng tôi những niềm vui, nỗi buồn.
Hồi ấy, tôi còn là một cậu nhỏ còn dại khờ và ngây ngô, được bố mẹ cho đi học lớp Mẫu giáo làm tôi rất vui vì tôi có bạn, có thầy cô. Nhưng đến khi tôi sắp vào lớp một thì trong lòng tôi cứ nao nao một cảm giác đến kì lạ. Tôi náo nức tưởng tượng ra cảnh một ngày tôi tự mình cắp sách đến trường. Rồi thời gian qua đi, không còn những ngày nô đùa, nghịch ngợm đủ trò cùng lũ bạn dưới cái nắng chói chang của mùa hạ. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi học. Tôi dậy sớm hơn mọi khi, sửa soạn đồ dùng học tập, sách vở và đặc biệt là một tâm thế sẵn sàng để bước vào một ngôi trường mới đầy ắp tri thức đang rộng mở trước mắt tôi. Ngay từ sớm tôi đã được bố đưa đi, quãng đường khá xa nên bố muốn cõng tôi đi cho nhanh nhưng tôi không muốn, tôi muốn tự mình đi trên con đường làng quen thuộc ấy, dưới bầu trời trong xanh và tôi muốn cảm nhận không khí của một ngày mới - một ngày thật đặc biệt - nó thật thoáng đãng. Từ ngọn cây, những chiếc lá cũng vẫy chào đón tôi đi học, những chú chim non bay lượn khắp bầu trời, trong lòng tôi cảm thấy thật hạnh phúc - một cảm giác thật khó tả mơn man khắp da thịt tôi mà mãi cho đến sau này tôi không thể nào quên được. Dường như những vẻ đẹp của thiên nhiên đã làm tôi quên đi mình đã sắp muộn học, nhìn đồng hồ của bố chỉ còn tám phút nữa là vào học rồi, mà quãng đường thì chẳng gần chút nào nên buộc bố phải cõng tôi để chạy thật nhanh. Tôi cảm thấy rất có lỗi với bố, những giọt mồ hôi của bố rơi khiến lòng tôi trĩu xuống, tôi tự hứa phải học tập thật tốt. Và thật may mắn, tôi đã đến trường đúng giờ.
Tiếng trống trường vang lên: “Tùng!... Tùng!... Tùng!...” Bố dặn tôi:“Bình tĩnh con nhé” và tôi bước vào lớp. Tôi và các bạn - những người bạn mà hầu hết tôi không quen - sửa soạn một lát, rồi cô giáo vào lớp. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy hồi hộp đến thế nhưng cô đã nở nụ cười thật tươi làm tôi cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Cô và chúng tôi lần lượt giới thiệu về bản thân mình và sau đó bước vào bài học đầu tiên. Từng chữ “a”, “b” vang lên trong lớp học, cảm giác thật lạ lẫm nhưng lại thật gần gũi. Từng cử chỉ của cô tôi vẫn còn nhớ như in, nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi - một cậu học trò nhỏ bé. Tôi nghĩ về những người bạn cùng trang lứa với tôi không được đến trường, những người bạn mồ côi, cơ nhỡ.
Tôi tự hứa với bản thân mình phải học thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Đâu đó ngoài lớp học, một làn hương man mác phảng phất qua cửa sổ làm tôi giật mình trở lại với bài học.
Giờ đây, khi tôi đang từng ngày học tập và rèn luyện dưới mái trường đại học , đã mười mấy năm trôi qua kể từ ngày đó nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm ấy, nhớ về hình ảnh cô giáo, những giọt mồ hôi lăn dài trên gò má của bố tôi và cả những cảm giác khó tả trong tôi ngày hôm đó thật khó phai mờ.
Thật vậy, “mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”. Qua kỉ niệm sâu sắc này tôi muốn gửi đến mọi người một thông điệp: hãy quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để các em có cơ hội được đến trường bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tôi tự hứa với bản thân minh sẽ học tập thật tốt, không ngừng rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội và không phụ lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè.


Nguồn : net
 
H

hoan1793

Bài của bà bạn tui hơi ngắn mà đưa lên làm tham khảo

Có lẽ, trong cuộc đời trong sáng của tuổi học trò chúng mình, cái đáng nhớ nhất là buổi tựu trường đầu tiên vào lớp 1 thì phải. Một ngày rãnh rỗi, tôi ngồi vào bàn học và cầm quyển sách ngữ văn 8 đọc bài “Tôi đi học”, tự nhiên có cái gì đó thút đẩy tôi nhớ lại cái buổi tựu trường đầu tiên của mình.
Tôi và mẹ đã sếp vở vào trong chiếc cặp gấu xinh xắn của tôi từ hôm qua rồi. Tôi mặt thử bộ đồ mà mẹ đã mua cho tôi. Tôi nhìn vào tấm gương trước mặt, tôi bật cười vì thấy là lạ. Tối hôm đó, tôi không sao ngủ được vì ngày mai là ngày tôi vào lớp 1, rồi ngủ thiết đi không hay biết. Sáng đó là 1 buổi bình minh trong xanh, những chú chim đang hót véo von bên những hàng cây ven đường cùng chị gió rủ nhau đánh nhạc. Mẹ dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc, 2 bên đường là cây xanh và thấp thoáng cánh đồng lúa bát ngát.Cảnh vật hôm nay trông sao lạ lạ, có lẽ lúa vàng hơn thì phải. Ở phía xa xa, sau những hàng cây xanh xanh là ngôi trường làng mà tôi sẽ học ở đó. Đến trước cổng trường, tôi có cảm giác hơi lo sợ, mà chẳng biết tại sao nữa. Rồi mẹ dắt tay tôi vào cổng, sân trường kha khá rộng và dày đặc người. Lúc đó tay tôi nắm chặt tay mẹ, mẹ cúi nhìn rồi xoa đầu tôi nói:
- “Con đừng lo, có mẹ đây mà”
Nghe mẹ nói, tôi cảm thấy bớt sợ hơn 1 tí. Tếng trống từ phía xa vang lên như đánh vào tim tôi 1 cái, tôi giật mình, mẹ xoa đầu và dẫn tôi đến lớp. Trước cửa lớp là cô giáo sẽ chủ nhiệm tôi. Cô đọc tên từng bạn và đến lược tôi,tôi sợ quá, không biết làm sao nên òa lên khóc, cô giáo có vẻ mặt hiền hậu ấy nhẹ nhàng nói với tôi:
-“Em đừng khóc nữa, các bạn sẽ cười đấy, và chút nữa mẹ không đến đón em đâu, thôi em vào lớp đi nào”
Tôi nhìn cô và bước vào lớp. Lớp học sạch sẽ và thoáng mát, bên phía dưới, các bạn đang ngồi trên những chiếc bàn sạch sẽ. Tôi ngồi vào chỗ trống ở phía cuối của lớp. Cô vào, giới thiệu rồi xếp chỗ lại và bầu lớp trưởng. Tôi được ngồi cạnh 1 bạn nữ, làm quen với bạn ấy và nhiều bạn nữa. Cô giáo đọc và chúng tôi đánh vần theo. Tan học, mẹ đến đón tôi về, trên đường về nhà, tôi kể cho mẹ nghe tôi đã học những gì.
Cái ngày tựu trường là cái ngày tất cả các học sinh đều trải qua,có lẽ ai đó không nhớ đến nó, nhưng tôi thì khác, cái ngày tựu trường vào lớp 1 luôn ở mãi trong lòng tôi. Mỗi lần nhớ đến, làm tôi hăng hái học tập nên năm nào cũng được học sinh giỏi.
 
H

hoan1793

Tự sự:Thời học sinh có rất là nhiều kĩ niệm đẹp mà có lẽ không ai không nhớ nhất là ngày đầu tiên đi học.

Sáng sớm mẹ dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị bữa điểm tâm cho cho cả nhà, chuẩn bị những thứ cần thiết cho cô con gái đáng yêu của mình sẵn sàng từ tối hôm qua, với đồng phục đã được ủi thẳng,sạch sẽ, với những dụng cụ cần thiết cho 1 em bé chuẩn bị vào cấp 1. và ba thì làm nhiệm vụ là chuẩn bị xe máy để đưa đến trường.

Hôm đó là 1 ngày trời trong xanh, ba chở em đến trường với bộ đồng phục áo trắng cùng với chiếc váy xanh đậm, còn vươn mùi vải mới trên người, phía sau lưng là chiếc cặp da có hình dáng cô gái rất dễ thương. " nhanh lên con, không khéo trễ giờ mất "(vì buổi sáng xe cộ rất là đông, ngày tựu trường mà, bình thường cũng đông vậy thoi). Ba nói.

" Tùng", "Tùng", "Tùng" tiếng trống vang lên mọi người vào lớp. Được cô chủ nhiệm sắp ngồi bàn đầu ( vì em có dáng người nhỏ nhắn). Cô chủ nhiệm có gương mặt thật là phúc hậu, giọng cô nhẹ nhàng tạo cho học sinh có cảm giác gần gũi thương yêu. Các em ơi, hôm nay là ngày đầu tiên chúng ta bắt đầu học tập, và bây giờ thì các em hãy mang vở của mình ra nào. Cô bước lên bục giảng, với dáng người cao ráo, chiếc áo dài càng tôn lên nét duyên dáng của cô. Không khí trong giờ học không căng thẳng lắm, vì đôi lúc cô lại kể những câu chuyện nhỏ, đố các em, xung phong trả lời được thưởng như kẹo.(những câu hỏi rất dễ).

Giờ ra chơi, vì là các bạn mới nên cũng ít có chuyện, nhưng nhìn các bạn ai cũng xinh đẹp, sạch sẽ và gọn gàng, có bạn đang bắt chuyện làm quen với nhau.
Đó là 1 ngày mà có lẽ chắc không thể phai mờ trong tâm trí em, hay của bất cứ ai. Tuy bây giờ đã lớn, nhưng những kỷ niệm này có thể theo em suốt cả cuộc đời, dù sau này cuộc đời có nhiếu chong gai như thế nào đi nữa. Trong cuộc đời mỗi người thì đẹp nhất đó là lứa tuổi còn đi học.

Biểu cảm:Vậy là tôi đã xa ngôi trường cũ để bước vào một ngôi trường mới. Cũng giống như tâm trạng của một người vừa chia tay với bạn cũ, chuẩn bị cuộc hội ngộ với những người bạn mới, lòng tôi cứ dâng lên một nỗi niềm lâng lâng khó tả.

Buổi sáng tới hình như sớm hơn mọi khi. Mẹ tôi gọi tôi :” Dậy đi con, hôm nay là ngày bước qua trường mới đấy !” . Tôi cứ đủng đỉnh. Mới thì đã sao. Lòng tôi vẫn còn vương vấn kỷ niệm của ngôi trường cũ, với những hàng cây to mát rượi, những giờ nô giỡn với các bạn dưới sân trường đầy nắng. Không biết ngôi trường mới sẽ ra sao. Nó có nắng vàng như trường cũ của tôi không. Nó có những lớp học bé nhỏ, mà đầy ăm ắp tiếng cười của chúng tôi không. Và nó có ấm áp tình yêu thương như một người cha, người mẹ dịu hiền, hay nó chỉ trơ trọi là một khối bê tông với những khung cửa sổ, cửa cái vô hồn ?

Song dù có nghĩ quanh quẩn như thế nào, tôi cũng phải tới trường. Tiếng cười đùa, tiếng xe cộ ầm ì đẩy bước chân tôi vào cổng. Tôi giật mình. Ô hay, là thế đấy ư ? Một thế giới khác hẳn ngôi trường cũ của tôi. Những hàng cây nhỏ bé xinh xinh, những bồn hoa được tỉa tót cẩn thận, những ô cửa kính trong suốt..vv..tất cả như đập vào mắt tôi, gây cho tôi một cảm giác thật yên lành dễ chịu. Nếu ví ngôi trường to lớn ngày xưa tôi học như một ông đồ già nghiêm khắc canh chừng bầy trẻ chúng tôi, thì nay ngôi trường mới đã hoá thân thành một nàng tiên hiền hoà , dễ thương và tất nhiên, vô cùng xinh xắn.

“ Làm gì đứng ngớ ngẩn ra đó, tên kia ?” Tôi giật mình khi nghe ai đó gọi . Một thằng bạn cũ cùng qua học nơi này. Tôi cười. Trái đất nhỏ thật, vì đi đâu tôi cũng gặp lại bạn bè. Tôi đẩy vai nó tới cái ghế đá. “ Mày thấy trường này ra sao ?”. Nó tỉnh bơ :” Chẳng có gì đặc sắc. Tìm hoài không thấy căn tin đâu.” Đúng là nhận xét của một thằng bạn có tâm hồn ăn uống. Còn tôi không nghĩ vậy. Dù sao cái cảm giác đầu tiên ngôi trường đem lại cho tôi, đó là một sự hài hoà thật dễ chịu.

Trên loa vẫn vang vang tiếng nói của thầy Hiệu phó, chúc mừng tân học sinh, hướng dẫn moị người tìm lớp. Tôi nghe mà cười mỉm. Thầy nói sao cặn kẽ quá, như đang hướng dẫn cho bầy trẻ mầm non mới vào lớp vậy. Chia tay thằng bạn, tranh thủ lúc chưa vào lớp, tôi lang thang chiêm ngưỡng người bạn mới, một người bạn sẽ cận kề với tôi ba mươi sáu tháng học trò. Những dãy lớp xinh xắn nằm im lìm đón bước chân tôi. Nắng vẫn vàng rực ngoài mái hiên, tiếng chim se sẻ vẫn “ trích, trích” trên ngọn cây cao. Đâu rồi cái cảm giác nôn nao khó tả khi lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường tiểu học ngày xưa ? Tôi cố tìm lại cái cảm giác ấy, nhưng nó đã tan biến tự bao giờ trong trái tim tôi. Hay là chúng tôi đã khô cằn đi cái tình yêu mái trường theo những năm tháng trong cuộc sống quá thực tại của thành phố này ? Tôi không biết. Nhưng có một điều tôi biết rằng, thì ra..mình đã khôn lớn. Chưa đủ lớn để chín chắn như các bậc cha anh, nhưng cũng đủ để cảm xúc dạt dào vể ngôi trường mới lắng đọng vào trong trái tim, một cảm xúc êm đềm như giòng nước lững lờ trôi trên dòng sông xanh mát.

Một chiếc lá từ đâu bay đến đậu vào chân tôi. Chiếc lá vàng rời cành, cũng như chúng tôi rời xa mái trường cũ. Tôi thấy mình hạnh phúc hơn chiếc lá kia, vì chia tay rồi lại gặp được ngôi trường này, gặp thầy cô, những viên phấn, những chiếc bàn gỗ học trò lên nước bóng loáng. Còn lá…mãi mãi không bao giờ gặp lại cây nữa. Lòng tôi bỗng dâng tràn một niềm xót xa, vì biết rằng một ngày nào đó, tôi sẽ vĩnh viễn rời xa mái trường này, như lời của Nguyễn Du trong Truyện Kiều :” Chưa vui sum họp, đã sầu chia phôi “. Nghĩ thế, tôi chợt đứng bật dậy, nhanh bước về lớp mới. Phải, tôi cần học, tôi cần chơi đùa, tôi cần niềm yêu thương của thầy cô bè bạn. Để khỏi phải uổng phí những ngày ở đây. Để khỏi phải hoang phí tuổi học trò, cái tuổi mà người ta thường nói nhiều mơ lắm mộng. Và cuối cùng, để cho ba mẹ tôi, những người đã cố công dắt những bước chân đầu tiên của tôi tới lớp, sẽ không bao giờ ân hận vì đứa con chăm ngoan của mình.

Miêu tả:Bây giờ đã học lớp 3 nhưng mỗi lần nhớ lại buổi đầu tiên đi học, lòng em vẫn rộn ràng, xao xuyến với bao kỉ niệm không thể nào quên.
Buổi sáng mùa thu hôm ấy trời mát mẻ, trong xanh . BBố đưa em đến trường bằng xe máy. Con đường làng thân quen mà sao mới lạ, rộn người…Nghôi trường sao rộng thế, người sao đông thế! Cảnh tượng thật tưng bùng, náo nhiệt. Những ánh mắt xa lạ mà trìu mến biết bao!...Em rụt rè tách ra tay bố rồi bước tới, xếp hàng theo lớ của mình. Thế là em đã trở thành một học sinh!
 
H

hoan1793

.Khi những tán phượng hồng tắt cả rồi ánh lửa, Thu lại về trong trẻo với những vạt nắng phía vòm cây. Nhìn những tà áo trắng ngơ ngẩn từ góc phố tung bay, ai trong mỗi chúng ta khỏi bâng khuâng khi ngang qua ngôi trường, chợt nghe tiếng trống đầu Thu chào năm học mới.

Hành trang vào đời của bao thế hệ học trò đâu chỉ là tri thức, và cũng đâu chỉ cành phượng vĩ lung linh cháy đỏ cả khung trời. Ngày khai trường - một ngày ít được ai kia ghi vội thành những dòng lưu bút. Thế mà Thu sang với những con gió heo may thoai thoải cũng đủ cho ta nôn nao nhớ đến quặn lòng.

Tôi không thể quên. Mở vội lại một vùng ký ức, kỷ niệm như vẫn nguyên sơ thi vị đến dạt dào. Ngày đi dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời...

Con đường làng quê đầy dấu chân trâu thân thương, hôm ấy bỗng dưng trở trên khác lạ: tôi bước đến ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mình… Tôi không diễm phúc được mẹ dắt tay đi trên con đường làng như nhà văn Thanh Tịnh; nhưng tôi cứ ngỡ những câu văn ông viết về ngày khai trường như dành riêng cho mình… “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”. Tiếng lòng của nhà văn phả vào hồn các thế hệ cô cậu học trò một chút gì hân hoan, và cũng chính âm vang nao nức tự tiếng lòng ấy càng khiến tôi tiếc nuối tuổi thơ. Thẳm sâu trong vùng ký ức, bạn bè đầu trần chân đất, bắt dế thả diều và cùng tôi đi trên con đường hôm ấy bây giờ có người tôi chẳng biết tìm đâu. Gặp lại nhau có chăng chỉ còn trong tâm tưởng. Nhưng tôi vẫn tin rằng: dù ở nơi nào đi nữa, người ra vẫn nhớ “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” của nhà văn Thanh Tịnh, và hình ảnh “cái trống lặng im / nghiêng đầu trên giá”, lớn hơn nữa là những tà áo trắng rộn ràng như ướm gió đầu thu.

Thời gian đi qua, năm tháng đi qua, tuổi học trò cũng không còn…

Tôi - cậu bé nghiện ngập cái bóng nắng sân trường vào Thu bây giờ cũng đang nôn nao mơ thấy mình nhỏ lại để được tung tăng “hàng bảy”, “hàng ba” trên đường đến trường mừng ngày khai giảng. Tiếc rằng, hiện tại nơi tôi thả ước mơ là một thành phố không có mùa Thu để mà mơ ước, ở này chỉ có hai mùa nắng - mưa và lá như sẽ vàng lúc nào có thể. Với học trò nơi đây, dường như không hề biết đến mùa Hè thì làm sao tìm ra mùa Thu, không được nghỉ để “xả hơi” thì làm sao thấy thú vị của ngày “bắt đầu”. Có chăng đó cũng chỉ là sự bắt đầu bằng nỗi khiếp sợ đến ám ảnh, bởi những cuộc đua hình tam giác: Nhà - Trường - Lớp học thêm mà phụ huynh đã khoác cho con mình. Những bậc làm cha có bao giờ nôn nao nhớ buổi khai trường của thế hệ mình?! Và họ có khi nào mơ tìm về cảm giác hân hoan từ những ngày đầu năm học mới?! Và càng không thể biết có bao người khao khát thổi vào hồn những thế hệ học trò hôm nay, dù chỉ một khúc vĩ thanh như tiếng lòng của nhà văn Thanh Tịnh.

Và tất nhiên, nhìn ở một góc độ nào đó, thế hệ học trò bây giờ như dần mất đi cảm giác nôn nao mừng ngày khai trường theo đúng nghĩa của nó, cái cảm giác mà thế hệ chúng ta có được vì thời ấy làm gì có chuyện khai giảng sớm hay học chạy trước chương trình rồi chuẩn bị cho việc tăng tiết cuối năm ở một loạt trường từ Chuyên, Năng khiếu đến Dân lập, Bán công...

Có vẻ như, thế hệ học trò hôm nay đang bị đánh cắp đi cảm giác cồn cào mong đợi được mặc chiếc áo trắng đẹp nhất, mới nhất vào ngày khai giảng - ngày các em tự thấy mình trưởng thành lên theo tri thức học đường. Thế là người lớn chúng ta vô tìnhlấy đi thứ hành trang quí giá trong những tâm hồn cao thượng ở thế hệ hôm nay.
 
N

nguyentuyetnu123

Thời học sinh có rất là nhiều kĩ niệm đẹp mà có lẽ không ai không nhớ nhất là ngày đầu tiên đi học.

Sáng sớm mẹ dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị bữa điểm tâm cho cho cả nhà, chuẩn bị những thứ cần thiết cho cô con gái đáng yêu của mình sẵn sàng từ tối hôm qua, với đồng phục đã được ủi thẳng,sạch sẽ, với những dụng cụ cần thiết cho 1 em bé chuẩn bị vào cấp 1. và ba thì làm nhiệm vụ là chuẩn bị xe máy để đưa đến trường.

Hôm đó là 1 ngày trời trong xanh, ba chở em đến trường với bộ đồng phục áo trắng cùng với chiếc váy xanh đậm, còn vươn mùi vải mới trên người, phía sau lưng là chiếc cặp da có hình dáng cô gái rất dễ thương. " nhanh lên con, không khéo trễ giờ mất "(vì buổi sáng xe cộ rất là đông, ngày tựu trường mà, bình thường cũng đông vậy thoi). Ba nói.

" Tùng", "Tùng", "Tùng" tiếng trống vang lên mọi người vào lớp. Được cô chủ nhiệm sắp ngồi bàn đầu ( vì em có dáng người nhỏ nhắn). Cô chủ nhiệm có gương mặt thật là phúc hậu, giọng cô nhẹ nhàng tạo cho học sinh có cảm giác gần gũi thương yêu. Các em ơi, hôm nay là ngày đầu tiên chúng ta bắt đầu học tập, và bây giờ thì các em hãy mang vở của mình ra nào. Cô bước lên bục giảng, với dáng người cao ráo, chiếc áo dài càng tôn lên nét duyên dáng của cô. Không khí trong giờ học không căng thẳng lắm, vì đôi lúc cô lại kể những câu chuyện nhỏ, đố các em, xung phong trả lời được thưởng như kẹo.(những câu hỏi rất dễ).

Giờ ra chơi, vì là các bạn mới nên cũng ít có chuyện, nhưng nhìn các bạn ai cũng xinh đẹp, sạch sẽ và gọn gàng, có bạn đang bắt chuyện làm quen với nhau.
Đó là 1 ngày mà có lẽ chắc không thể phai mờ trong tâm trí em, hay của bất cứ ai. Tuy bây giờ đã lớn, nhưng những kỷ niệm này có thể theo em suốt cả cuộc đời, dù sau này cuộc đời có nhiếu chong gai như thế nào đi nữa. Trong cuộc đời mỗi người thì đẹp nhất đó là lứa tuổi còn đi học.

Biểu cảm:Vậy là tôi đã xa ngôi trường cũ để bước vào một ngôi trường mới. Cũng giống như tâm trạng của một người vừa chia tay với bạn cũ, chuẩn bị cuộc hội ngộ với những người bạn mới, lòng tôi cứ dâng lên một nỗi niềm lâng lâng khó tả.

Buổi sáng tới hình như sớm hơn mọi khi. Mẹ tôi gọi tôi :” Dậy đi con, hôm nay là ngày bước qua trường mới đấy !” . Tôi cứ đủng đỉnh. Mới thì đã sao. Lòng tôi vẫn còn vương vấn kỷ niệm của ngôi trường cũ, với những hàng cây to mát rượi, những giờ nô giỡn với các bạn dưới sân trường đầy nắng. Không biết ngôi trường mới sẽ ra sao. Nó có nắng vàng như trường cũ của tôi không. Nó có những lớp học bé nhỏ, mà đầy ăm ắp tiếng cười của chúng tôi không. Và nó có ấm áp tình yêu thương như một người cha, người mẹ dịu hiền, hay nó chỉ trơ trọi là một khối bê tông với những khung cửa sổ, cửa cái vô hồn ?

Song dù có nghĩ quanh quẩn như thế nào, tôi cũng phải tới trường. Tiếng cười đùa, tiếng xe cộ ầm ì đẩy bước chân tôi vào cổng. Tôi giật mình. Ô hay, là thế đấy ư ? Một thế giới khác hẳn ngôi trường cũ của tôi. Những hàng cây nhỏ bé xinh xinh, những bồn hoa được tỉa tót cẩn thận, những ô cửa kính trong suốt..vv..tất cả như đập vào mắt tôi, gây cho tôi một cảm giác thật yên lành dễ chịu. Nếu ví ngôi trường to lớn ngày xưa tôi học như một ông đồ già nghiêm khắc canh chừng bầy trẻ chúng tôi, thì nay ngôi trường mới đã hoá thân thành một nàng tiên hiền hoà , dễ thương và tất nhiên, vô cùng xinh xắn.

“ Làm gì đứng ngớ ngẩn ra đó, tên kia ?” Tôi giật mình khi nghe ai đó gọi . Một thằng bạn cũ cùng qua học nơi này. Tôi cười. Trái đất nhỏ thật, vì đi đâu tôi cũng gặp lại bạn bè. Tôi đẩy vai nó tới cái ghế đá. “ Mày thấy trường này ra sao ?”. Nó tỉnh bơ :” Chẳng có gì đặc sắc. Tìm hoài không thấy căn tin đâu.” Đúng là nhận xét của một thằng bạn có tâm hồn ăn uống. Còn tôi không nghĩ vậy. Dù sao cái cảm giác đầu tiên ngôi trường đem lại cho tôi, đó là một sự hài hoà thật dễ chịu.

Trên loa vẫn vang vang tiếng nói của thầy Hiệu phó, chúc mừng tân học sinh, hướng dẫn moị người tìm lớp. Tôi nghe mà cười mỉm. Thầy nói sao cặn kẽ quá, như đang hướng dẫn cho bầy trẻ mầm non mới vào lớp vậy. Chia tay thằng bạn, tranh thủ lúc chưa vào lớp, tôi lang thang chiêm ngưỡng người bạn mới, một người bạn sẽ cận kề với tôi ba mươi sáu tháng học trò. Những dãy lớp xinh xắn nằm im lìm đón bước chân tôi. Nắng vẫn vàng rực ngoài mái hiên, tiếng chim se sẻ vẫn “ trích, trích” trên ngọn cây cao. Đâu rồi cái cảm giác nôn nao khó tả khi lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường tiểu học ngày xưa ? Tôi cố tìm lại cái cảm giác ấy, nhưng nó đã tan biến tự bao giờ trong trái tim tôi. Hay là chúng tôi đã khô cằn đi cái tình yêu mái trường theo những năm tháng trong cuộc sống quá thực tại của thành phố này ? Tôi không biết. Nhưng có một điều tôi biết rằng, thì ra..mình đã khôn lớn. Chưa đủ lớn để chín chắn như các bậc cha anh, nhưng cũng đủ để cảm xúc dạt dào vể ngôi trường mới lắng đọng vào trong trái tim, một cảm xúc êm đềm như giòng nước lững lờ trôi trên dòng sông xanh mát.

Một chiếc lá từ đâu bay đến đậu vào chân tôi. Chiếc lá vàng rời cành, cũng như chúng tôi rời xa mái trường cũ. Tôi thấy mình hạnh phúc hơn chiếc lá kia, vì chia tay rồi lại gặp được ngôi trường này, gặp thầy cô, những viên phấn, những chiếc bàn gỗ học trò lên nước bóng loáng. Còn lá…mãi mãi không bao giờ gặp lại cây nữa. Lòng tôi bỗng dâng tràn một niềm xót xa, vì biết rằng một ngày nào đó, tôi sẽ vĩnh viễn rời xa mái trường này, như lời của Nguyễn Du trong Truyện Kiều :” Chưa vui sum họp, đã sầu chia phôi “. Nghĩ thế, tôi chợt đứng bật dậy, nhanh bước về lớp mới. Phải, tôi cần học, tôi cần chơi đùa, tôi cần niềm yêu thương của thầy cô bè bạn. Để khỏi phải uổng phí những ngày ở đây. Để khỏi phải hoang phí tuổi học trò, cái tuổi mà người ta thường nói nhiều mơ lắm mộng. Và cuối cùng, để cho ba mẹ tôi, những người đã cố công dắt những bước chân đầu tiên của tôi tới lớp, sẽ không bao giờ ân hận vì đứa con chăm ngoan của mình.

Miêu tả:Bây giờ đã học lớp 3 nhưng mỗi lần nhớ lại buổi đầu tiên đi học, lòng em vẫn rộn ràng, xao xuyến với bao kỉ niệm không thể nào quên.
Buổi sáng mùa thu hôm ấy trời mát mẻ, trong xanh . BBố đưa em đến trường bằng xe máy. Con đường làng thân quen mà sao mới lạ, rộn người…Nghôi trường sao rộng thế, người sao đông thế! Cảnh tượng thật tưng bùng, náo nhiệt. Những ánh mắt xa lạ mà trìu mến biết bao!...Em rụt rè tách ra tay bố rồi bước tới, xếp hàng theo lớ của mình. Thế là em đã trở thành một học sinh!
 
H

hpthao_99

Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...

Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.

Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...

Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.

Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.

Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.

Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.

Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"

Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...
 
Top Bottom