[Văn 7]

E

emhoclop5

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài:
Con sẽ như giọt nắng
trước hiên bà mùa đông
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà
giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa
giọt nắng ỉ eo theo theo bà đi chợ
lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn.
( Nói với con về bà ngoại. Tuyết Nga)
a) Hình ảnh em bé hiện lên trong đoạn thơ trên như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng
điệu của người mẹ nói với đứa con thân yêu?
b) Câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? Hãy phân tích tác dụng :
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà.
:confused::confused::confused::confused::confused::confused:
 
Last edited by a moderator:
N

namsonquyen

Đề bài:
Con sẽ như giọt nắng
trước hiên bà mùa đông
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà
giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa
giọt nắng ỉ eo theo theo bà đi chợ
lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn.
( Nói với con về bà ngoại. Tuyết Nga)
a) Hình ảnh em bé hiện lên trong đoạn thơ trên như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu của người mẹ nói với đứa con thân yêu?
b) Câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? Hãy phân tích tác dụng :
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà.
ý b nhé.
"Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"

Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu, của khổ thơ.
Câu thơ so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...:)|
Anh chỉ phân tích được thế thôi...Vì văn anh cũng không giỏi lắm.:D
Chúc em học tốt !:)
 
0

0973573959thuy

Đề bài:

Con sẽ như giọt nắng
Trước hiên nhà mùa đông
Giọt nắng tìm kim
Giọt nắng quét nhà
Giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa
Giọt nắng ỉ eo theo bà đi chợ
Lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn.

( Nói với con về bà ngoại. Tuyết Nga)

a) Hình ảnh em bé hiện lên trong đoạn thơ trên như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu của người mẹ nói với đứa con thân yêu?

[TEX]...\Heart...[/TEX] Chú bé trong đoạn thơ trên hiện lên với hình ảnh là một đứa con ngoan, một đứa cháu thương bà , chăm làm việc nhà, luôn muốn giúp đỡ mẹ và bà (Giọt nắng tìm kim / Giọt nắng quét nhà). Và chú rất hồn nhiên, trong sáng , vô tư chơi đùa , nhảy nhót ( Giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa ). Và tất nhiên trẻ con còn rất biết làm nũng ( Giọt nắng ỉ eo theo bà đi chợ / Lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn)

[TEX]...\Heart...[/TEX] Qua giọng điệu của người mẹ nói với đứa con thân yêu , chúng ta cảm nhận được rằng người mẹ rất yêu con ( luôn coi con là đứa bé hồn nhiên , thơ ngây như giọt nắng nhảy nhót nơi nơi ) ; tin yêu con vì người mẹ luôn cảm thấy ấm áp khi bên con (Con sẽ như giọt nắng / Trước hiên nhà mùa đông ) ; luôn thấy con vẫn còn bé bỏng , vì vậy rất nâng niu và luôn tạo môi trường tràn đầy tình thương cho con ( Giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa / Giọt nắng ỉ eo theo bà đi chợ / Lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn)
 
0

0973573959thuy

ý b nhé.
"Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"

Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu, của khổ thơ.
Câu thơ so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...:)|
Anh chỉ phân tích được thế thôi...Vì văn anh cũng không giỏi lắm.:D
Chúc em học tốt !:)

Hình như anh sai thì phải. Chính anh cho rằng hai câu thơ trên có

sử dụng phép tu từ ẩn dụ và nhân hoá , vậy vì sao bên dưới anh lại

nói " Câu thơ so sánh người con với giọt nắng " . Hơn nữa hai câu

thơ trên không sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh vậy sao lại có

hình ảnh so sánh ngưới con với giọt nắng.
 
Top Bottom