Văn 7

V

vietanhqlqx

Last edited by a moderator:
T

thanhnga96

NDĐT-Hai em bé Lào, cặp song sinh ngày ấy giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ nay đã là hai người đàn ông trưởng thành có vợ và có con hiện đang sống tại Việt Nam, Tổ quốc thứ hai vô vàn yêu quý của các em. Người anh tên là Quang, làm con nuôi của ông Đỗ Thế Nhung, cựu chiến binh, nguyên Chính ủy Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Thái Bình. Người em tên là Trung, làm con nuôi của ông Lâm Văn Chiến, cựu chiến binh, nguyên Chủ nghiệm khoa Nội, Viện 48, Binh đoàn Trường Sơn, quê ở Ninh Bình.
Chuyện xảy ra vào cuối năm 1973, tại chiến trường Nam Lào ác liệt đầy máu lửa, nằm ngoài mọi dự kiến, mọi tình huống thường xảy ra ở chiến trường hồi đó.
Cán bộ chiến sĩ Đội điều trị Binh trạm 37, thuộc Đoàn 559 bộ đội Trương Sơn đang chuẩn bị ăn cơm trưa thì nhận được một ca cấp cứu, do một bộ đội Pha thét Lào cùng mấy người dân chuyển đến. Bệnh nhân là một sản phụ đang tím tái và thoi thóp thở. Với lời khẩn cầu gấp gáp: “Các đồng chí bộ đội Việt Nam ơi, xin các đồng chí cứu vợ con tôi”.
Bỏ bữa cơm, rất khẩn trương các bác sĩ, y tá vội vàng bắt tay vào việc cấp cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng chạy chữa nhưng người mẹ đã không qua khỏi, vì chị đã bị kiệt sức, các bác sĩ chỉ kịp phẫu thuật cứu được hai bé trai từ trong bụng mẹ.
Anh bộ đội Lào có tên là Bun-Ma đau đớn, khóc ròng nói qua nước mắt: “Cám ơn các đồng chí bộ đội Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, tuy không thể cứu được mẹ, nhưng còn hai đứa bé, tuy cứu được nhưng bây giờ biết nuôi nấng chăm sóc làm sao đây, bố thì chinh chiến nay chiến trường này, mai chiến trường khác, gia đình chẳng còn ai thân thích, nếu tôi đem các cháu về thì chúng nó cũng chết mất thôi, trăm sự, vạn sự nhờ các đồng chí chăn sóc nuôi nấng hộ, ơn này tôi không bao giờ quên”.
Trước tình hình đó, ban chỉ huy hội ý và điện báo cáo xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy Đoàn điện xuống yêu cầu Binh trạm hãy nhận hai cháu bé và cử người chăm sóc các cháu thật chu đáo. Binh trạm đã phân công hai cô y tá giỏi trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng hai cháu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn của chiến trường, nhưng các cháu đều được đơn vị dành cho những chế độ ưu tiên đặc biệt với tinh thần cái gì tốt nhất đều dành cho các cháu.
Với sự quan tâm chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, của hai cô y tá và của toàn đơn vị, ngày qua ngày các cháu đã cứng cáp hơn, nhìn các cháu ngoan, chúm chím cười, các cô chú trong binh trạm ai cũng như nở từng khúc ruột. Tên các cháu ban đầu được đặt là Ba và Bảy (Vì các cháu được sinh ra tại Binh trạm 37).
Sau đó hai cháu được chuyển ra Viện 45, thuộc Đoàn 559 lại được đổi thành Quang và Trung. Quang và Trung là tên của Đoàn vận tải Quang Trung, mật danh của Đoàn 559 hồi đó. Do khí hậu núi rừng ẩm thấp, các cháu hay ốm đau, nhiều khi bị bệnh mà thuốc tây chữa mãi không khỏi, phải tìm thuốc nam trong rừng chữa cho các cháu. Tuy vất vả gian khổ nhưng các cô, các chú trong Viện 45 luôn dành cho các cháu tình thương yêu trìu mến nhất.
Cô y tá Hoàng Thị Cúc, quê Hoàng hóa, Thanh Hóa được phân công chăm sóc cháu Quang và cô Nguyễn Thị Thập, quê Đan Phượng, Hà Tây chăm sóc cháu Trung. Cả hai cô tuy chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm chăm nuôi trẻ, nhưng với tấm lòng của người phụ nữ Việt Nam, các cô đã là những người mẹ tuyệt vời và đã dành trọn tình thương yêu với hai cháu.
Sau hơn một năm trời dằng dặc, các cháu đã chập chững tập bước những bước đi đầu tiên, nhìn các cháu tập đi, cả đơn vị đều vui mừng. Các bác, các cô, các chú tranh nhau bồng bế nâng niu, ai cũng xem các cháu như là ruột thịt của mình vậy, kể cả các thương bệnh binh mới vào điều trị tại Binh trạm. Giữa rừng già Trường Sơn, trong khói lửa đạn bom được nghe tiếng trẻ thơ sao mà thân thương làm vậy. Các cháu đã trở thành những đứa con cưng, là niềm vui chung của cả đơn vị.
Nhưng đến đầu năm 1975, cục diện chiến trường thay đổi, Binh trạm 37 đã di chuyển vào sâu hơn, Viện 45 cũng di chuyển, bom đạn càng nhiều. Ta chuẩn bị mở chiến dịch lớn, tình thế khẩn trương không thể cùng mang các cháu đi theo được nữa.
Trước tình hình đó Ban chỉ huy Viện điện báo cáo cấp trên xin ý kiên chỉ đạo, cấp trên chỉ thị nếu tình huống khó khăn quá thì trả các cháu cho phía bạn. Thời gian quá gấp, và điều quan trọng hơn các cháu còn quá bé, mới chưa đầy tuổi rưỡi, nếu chăm sóc không khéo thì có thể nguy đến tính mạng các cháu, phải xa các cháu ai cũng thương xót, nhất là hai bà mẹ nuôi, các cô nghẹn ngào nói các cháu đã hai lần mất mẹ, bây giờ lại mất mẹ lần nữa, thương và tội nghiệp các cháu quá, trả về Lào rồi sau này làm sao tìm gặp lại được các cháu. Các cô và chỉ huy đơn vị đã đề nghị chuyển các cháu ra Bắc.
Cấp trên nhất trí, nhưng vấn đề là ai bảo lãnh các cháu, ra Bắc rồi giao cho ai. Sau một đêm suy nghĩ, Chính ủy Đỗ Thế Nhung xin nhận cháu Quang làm con nuôi, và bàn với Chủ nhiệm khoa Nội, bác sĩ Lâm Văn Chiến cũng nhận cháu Trung làm con nuôi. Đồng chí Lâm Văn Chiến đồng ý. Chỉ huy đơn vị mừng quá, liền điện báo cáo lên cấp trên, chỉ huy Binh đoàn phấn khởi cho phép điều động ngay một xe ô tô chở hai ông bố nuôi, cùng hai cô y tá, một quân y sĩ đi kèm để chăm sóc và giải quyết mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra trên suốt cả chặng đường dài ra Bắc.
Sau mấy ngày đêm vật lộn trên các cung đường, đoàn hộ tống cũng đã về được đến Ninh Bình và Thái Bình, quê hương của hai ông bố nuôi, làm mọi thủ tục giấy tờ, khai sinh lại cho các cháu, bàn giao với hai gia đình và chính quyền địa phương, để lại một ít đường sữa, thuốc men cho các cháu. Sau mấy ngày thăm nhà, thăm người thân, đoàn cán bộ lại lên đường trở lại chiến trường tiếp tục nhiệm vụ.
Trong suốt quá trình 37 năm ấy, các cháu luôn được sống trong tình thương yêu chăm sóc của các ông bố, các bà mẹ Việt Nam, sống trong tình thương yêu đùm bọc của các bác, các cô, các chú cựu chiến binh Binh trạm 37, cựu chiến binh Viện 45, Đoàn vận tải Quang Trung - Binh đoàn Trường Sơn, của bà con nhân dân, họ hàng làng xóm. Các cháu ngày một khôn lớn trưởng thành và luôn luôn tự hào về đất nước Việt Nam, tự hào về những người lính Cụ Hồ đã chăm sóc nuôi dạy các cháu, luôn tự răn mình sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu chăm sóc vô bờ ấy.
Cách đây mấy năm, qua sự chỉ dẫn của bác Nguyễn Phương Thoan, Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn, là nhân chứng lịch sử quê ở Nghệ An, đài truyền hình Việt Nam đã phối hợp với đài Truyền hình quốc gia Lào lập chương trình cầu truyền hình trực tiếp về cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa hai cháu, hai gia đình và các đồng đội, các nhân chứng lịch sử của hai đất nước Việt Lào và đã cho xe chở hai gia đình Quang và Trung cùng một số cựu chiến binh sang Lào để gặp lại gia đình và người thân của hai em mà các em chưa hề một lần biết mặt.
Câu chuyên cảm động trên là một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ, là hình ảnh sinh động trong những hình ảnh sinh động nhất về tình đoàn kết chiến đấu Việt Lào, tình hữu nghị thủy chung son sắt hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa cùng sát cánh bên nhau chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc trước đây cũng như mối quan hệ gắn bó đặc biệt Việt Lào trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Tình cảm thiêng liêng và tình hữu nghị keo sơn gắn bó ấy sẽ được giữ gìn, phát huy và nhân lên mãi mãi qua những việc làm tình nghĩa của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ chiến sĩ và nhân dân hai nước.

 
T

thanhnga96

sưu tầm

Trời tháng Tám, cái tháng mà quê tôi không ngớt những cơn mưa đến sớm, những đợt bão lũ rập rình. Ngồi quây quần bên mâm cơm chiều đạm bạc chốn quê nghèo với mắm cà, rau lang luộc, vài con cá bống kho và niêu cơm gạo đồng hãy còn nóng, bà nội vừa xới cơm cho hai cha con tôi vừa đưa mắt dòm xét về phía con đường làng trải dài quanh co, nơi phát ra tiếng chó sủa râm rang. Nhác thấy bóng người cầm súng, nối đuôi nhau đi thành đoàn dài, bà tôi bảo: “Bộ đội Cụ Hồ đi đâu mà đông quá ?”. Nghe nội tôi nói vậy, ba tôi liền tiếp lời: “Đó không phải là bộ đội Cụ Hồ đâu mẹ ơi, là lính của quốc gia đấy. Mẹ mà nói bộ đội Cụ Hồ họ nghe được là họ bắt, họ bỏ tù đó”.
Khi đoàn người đã khuất xa sau luỹ tre cuối làng, tiếng chó cũng im bặt, với tính tò mò tôi gạn hỏi mãi, cha tôi mới giải thích cho tôi hiểu được vấn đề. Tôi thầm nghĩ trong đầu “thế là biết rồi” và cười một mình mãn nguyện trong cái ngây ngô, thơ dại.
Quê tôi, một vùng quê nghèo miền Trung, nơi có phong trào cách mạng sớm từ những năm 1930, phong trào cách mạng của quần chúng sục sôi trong ngày khởi nghĩa 23/8/1945. Cách mạng tháng Tám thành công, quê tôi nằm trong vùng tự do Liên khu V, ông tôi và cha tôi cùng tham gia công tác xã hội, người thì làm Nông hội, người thì làm giáo viên bình dân học vụ,.. Và trên mảnh đất “cái đòn gánh trĩu hai đầu đất nước” trong 9 năm kháng chiến ấy, Đảng và cách mạng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Được sống trong thời kỳ ấy, bà tôi như đã nhập vào con tim, khối óc của mình hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến. Hễ thấy người cầm súng, là bà tôi gọi đó là bộ đội. Cũng còn may là bà chưa bị phát hiện và bắt lần nào.
Những lúc cha tôi vắng nhà, tôi lại nũng nịu đòi bà kể chuyện cho tôi nghe về anh bộ đội cụ Hồ. Thương cháu, bà cười, nét mặt đôn hậu, tay không quên ngoáy cơi trầu, và bắt đầu kể: “Hồi kháng chiến, bà cùng với các cô ở trong làng đi quyên góp các quỹ nuôi quân, quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công,.. và hàng ngày, có lúc ban đêm cũng phải ra thao trường, nơi bộ đội luyện quân để động viên anh em hăng say luyện tập, tổ chức tặng quà,.. Các chú bộ đội là con em của nhân dân, chú nào chú nấy tính nết điềm đạm, dễ thương, chú nào cũng đẹp trai cả: một bộ quần áo ca ki, một áo chấn thủ, một đôi dép cao su, một mũ ca lô hoặc nón cời là biết bộ đội Cụ Hồ ngay mà”.
Kể đến đây, bà tôi khoe: “Ngày xưa ông cháu không đi bộ đội, nhưng tham gia dân quân, cũng có đôi dép cao su đã sờn. Nhờ đôi dép ấy mà ông cháu đi làm ngoài đồng không bị gai đâm vào chân như trước nữa. Nay đôi dép đó bà đã dấu kín vào bụi tre sau nhà rồi”.
- Vì sao vậy bà? Tôi hỏi.
- Sau hiệp định Giơ ne vơ, hầu hết cán bộ kháng chiến đi tập kết ra Bắc để chuẩn bị 2 năm tổng tuyển cử trong cả nước, lập lại hòa bình. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã truy tróc, truy thu quỹ kháng chiến, tổ chức đàn áp cán bộ kháng chiến và những người có công lao đóng góp cho kháng chiến. Hễ thấy trong nhà còn lưu giữ những gì của kháng chiến là chúng bắt bớ, giam cầm. Lo sợ, bà phải dấu kín đi đó. Hôm trước ra thăm vườn bà thấy nó vẫn còn nguyên vẹn. Đã gần 20 năm rồi mà không bị hư hỏng gì cả. Bà lại nhủ: “Bà nói vậy chứ cháu đừng có tò mò, tìm moi ra nghe hông, ông lính quốc gia ổng bắt bỏ tù đó”.
Thế là hình ảnh đôi dép cao su đã mườn tượng trong đầu óc tôi.
Ảnh minh họa​
Mùa hè 1969, khi các chú “bộ đội rừng xanh” vượt đầm Thị Nại về làng, sau tiếng gõ cữa là tiếng thì thầm vọng lại từ khung cữa sổ đầu nhà. Mẹ tôi rón rén nâng bước đến mở cánh cữa phía sau nhà, tôi cũng chợt tỉnh giấc, lúc đó tôi còn nhỏ. Nhớ lại lời bà kể: Chú bội đội có đôi dép cao su - đôi dép Cụ Hồ. Tôi tò mò, nhìn mãi vẫn không thấy chú bộ đội nào mang dép cao su cả. Mà cũng chẳng thấy chú nào mặc quần áo ca ki, đội mũ,.. chỉ thấy họ mặc áo nâu sẫm, quần đùi, khăn rằn quấn cổ, một chiếc đèn bin, một khẩu súng trường,... Sau này lớn khôn tôi mới biết đó là những chú bộ đội hoạt động trong lòng địch: đầu trần, chân đất, súng vắt vai, đôi dép cao su đeo bên người phòng khi phải dùng đến. Thực hiện "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng,.."
Đầu năm 1975, khi quê hương sạch bóng quần thù, những chú bộ đội giải phóng quân đã trở về với nhân dân. Khi ấy tuổi tôi đã vừa tròn 15, tôi thật sự cảm động và biết ơn các chú bộ đội, tôi yêu các chú ấy vì các chú đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giải phóng quê hương mình. Các chú cho tôi quà: quà chỉ là những mẫu bánh lương khô mà chứa đựng bao ân tình sâu nặng. Tôi được các chú bộ đội kể cho nghe nhiều câu chuyện chiến đấu ngoan cường, những tấm gương hy sinh anh dũng trong các trận chiến đấu giữa ta và địch... tôi nghe say mê, trong lòng dâng trào niềm vui sướng. Tay mân mê đôi dép cao su của chú bộ đội trẻ, tôi biết quê chú ở Bắc Ninh, tham gia chiến dịch xuân 1975 trên chiến trường Tây Nguyên trở về. Như đọc được ý tôi, chú bộ đội liền nói: Cháu có thích đôi dép ấy không ạ?
- Cháu thích, nhưng cho cháu rồi lấy gì chú đi? Tôi nói.
- Chú sẽ cho cháu, chú còn đôi khác và chú còn cả đôi giày nữa mà.
- Cháu cảm ơn chú!
Được chú bộ đội cho đôi dép cao su, tôi mừng lắm, nhưng tôi sợ cha tôi thấy sẽ đánh đòn. Thế là, tôi đem đôi dép cao su ra bụi tre sau nhà giấu kỹ, cái nơi mà 6 năm về trước tôi được nghe bà tôi kể rằng bà đã giấu đôi dép của ông tôi. Hồi ấy còn nhỏ, chúng tôi đi chăn con bò làm gì có đôi dép mà mang theo, đi học cũng vậy, cứ cái chân trần mà lê lết. Từ khi được chú bộ đội cho đôi dép cao su tôi len lén cắp nách mang theo khi đi chăn bò, mà chỉ mang khi ra khỏi nhà. Về nhà thì dấu kín trên nóc chuồng bò hoặc lót dưới đống rơm, sợ ba thấy được sẽ gạn hỏi và sợ bị đánh đòn.
Có được đôi dép cao su như mang trong tôi hình ảnh người lính - chú bộ đội Cụ Hồ, tôi mang đôi dép mà không khỏi sợ bị dẫm phải một cây gai, một cây đinh hay một dây thép gai nào,.. kể cả những khóm gai tre nhọn hoắc, những cụm xương rồng lô nhô trong bụi rậm. Mang “đôi hài vạn dặm”, tôi nhảy nhót khắp nơi, như reo vui, mừng rỡ trong cái tuổi thơ ngây, tinh nghịch.
Học hết bậc trung học cơ sở, tôi có dịp lên phố chợ, được tận mắt trông thấy một người đàn ông ngoài 50 đang lục tục bên những chiếc lốp ô tô và những mảnh vụn lốp vứt khắp sân. Bên cạnh ông là những đôi dép cao su được làm từ chiếc lốp ô tô. Với tính tò mò, tôi lại gần và trông đôi tay dẻo dai, uốn lượn để tạo ra những chiếc dép cao su ấy. Tôi đã thầm khen bác ấy có tài.
Với những lưỡi dao thép tự tạo, bác ấy đã vẽ, kẽ, cắt xén, đục khoét và luồn chặt những chiếc quai cao su vào những đôi dép cao su đủ mọi kích cỡ, phục vụ cho mọi lứa tuổi. Và hầu như ở quê tôi ngày ấy, gia đình nào cũng có vài đôi dép cao su để mang đi khai hoang, vỡ hóa. Dép cao su nhiều tiện lợi lắm, không sợ gió mưa, không sợ mòn hao, những chiếc quai cao su bó chặt đôi chân không sợ rơi rớt dọc đường,…
Hai mươi năm sau ngày miền Nam hòan toàn giải phóng, khi những khu, cụm công nghiệp phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế với la liệt hàng ngoại nhập và sự canh tranh của chất lượng hàng hóa, mẫu mã... trên thị trường bày bán nhiều mặt hàng dép các lọai, các kiểu, các kích cỡ,.. thì đôi dép cao su không còn bày bán nhiều trong phố chợ, lớp trẻ hiểu đôi dép cao su, đôi “hài vạn dặm” chỉ là trào lưu, là “mốt”. Con gái tôi, khi nó còn đang trong mái trường đại học, đôi dép cao su vẫn theo nó trong hành trình dài ngót 4 năm. Một hôm tôi khẽ hỏi: sao con lại thích đôi dép cao su vậy con? Con gái tôi thản nhiên trả lời: bạn bè con ra phố thấy đôi dép đẹp quá, chúng con thấy thích vậy là cả nhóm rủ nhau mua dép cao su. Tụi con giao ước nhau mang dép cao su mỗi tuần 3 ngày, thứ hai, tư và sáu. Đôi dép cao su trong ký ức tuổi thơ của tôi là thế đấy, trong thực tại của những năm tháng đã qua là thế đấy.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã triển khai học tập trong cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng và trong nhân dân. Qua cuộc vận động nhằm giáo dục cho cán bộ, đảng viên học tập tấm gương đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Hơn 3 năm thực hiện đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng về “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác. Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và trên nhiều phương tiện truyền thông của Trung ương, của tỉnh đã nêu nhiều tấm gương sáng về “làm theo”, đặc biệt biểu dương những cấp ủy Đảng đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động. Nhiều địa phương đã tổ chức Hội thi kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, những Hội thi đó đã có sức lan tỏa lớn trong Đảng và trong xã hội. Tôi vinh hạnh được tham dự nhiều hội thi kể chuyện, qua mỗi hội thi, qua mỗi câu chuyện tôi đã nghe, đọng lại trong tôi những ấn tượng thật cảm động. Hôm được dự cuộc thi chung kết Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp tỉnh, trong tôi gợn lên những ký ức về những năm tháng tôi đã hiểu, đã tỏ tường về đôi dép cao su - “đôi dép Bác Hồ”.
Đôi dép cao su- đôi dép Bác Hồ cũng gắn bó với bà con Ba-na
Sau các lời dẫn chương trình của Thanh Bê, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, cả hai thí sinh Nguyễn Thị Kim Dung thuộc Đảng bộ huyện Phù Mỹ (có số báo danh 20) và sau đó thí sinh Võ Thị Hiền Trang thuộc Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh (có số báo danh 25) đã kể lại câu chuyện đầy cảm động, câu chuyện: Từ đôi dép đến chiếc ô tô.Câu chuyện được in trong cuốn "Bác Hồ với chiến sĩ", NXB Quân đội nhân dân, H. 1994 do tác giả Minh Anh ghi lại theo lời kể của đồng chí Phan Văn Xoàn, Cục Cảnh vệ.
Được nghe hai thí sinh kể cùng một câu chuyện, người nghe không khỏi nảy sinh sự so sánh tương quan, nhưng ở mỗi thí sinh đều thể hiện những nét riêng về chất giọng truyền cảm, sâu lắng, gây sự cuốn hút đối với người nghe, bằng phương pháp dẫn chuyện, đối thoại, độc thoại,.. hai thí sinh đã chuyển cho khán giả sự khâm phục về cuộc sống giản dị của Bác Hồ. Một đôi dép lốp đơn sơ được Bác sử dụng trên 10 năm đó còn theo chân Bác trong những chuyến công tác nước ngoài. “Dép mòn, xe cũ”, có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi: Có nơi nào trên trái đất này một vị lãnh tụ lại giản dị và tiết kiệm đến thế? Chắc chắn là không, bởi một bằng chứng hiển nhiên: Đôi dép của Bác đã thu hút sự quan tâm của tất cả các chính khách, nhà báo, quay phim, chụp ảnh của người nước ngoài.
Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi được nghe đồng đội tôi, bạn bè tôi luôn nhắc nhở nhau học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ: từ những câu chuyện kể ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ như nhắc nhở chúng tôi nhiều điều. Khi đọc lại câu chuyện kể Từ đôi dép đến chiếc ô tô, lòng tôi gợi lên bao kỷ niệm, và vẳng bên tai tôi bài hát “Đôi dép Bác Hồ” của nhạc sĩ Văn An: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ. Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường trận địa, nhà máy đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi,..”
chart.gif



Tổng cộng : lần thực hiện
 
P

phumanhpro

đây nè

Cây bàng ngoài sân đã lên cao hơn cửa sổ nhà Mai, tán lá của nó che mát khoảng sân nhỏ. Từ ngoài ngõ nhìn vào, nó như một cái lọng xanh màu ngọc bích. Nhớ ngày nào nó chỉ là một cây non cao gần gang tay của Mai. Đây là món quà ba của Mai mang về từ Trường Sa cách đây hai năm. Ba là lính đảo từ ngày Mai còn trong bụng mẹ. Những năm đầu, ba chưa có dịp nào về phép thăm mẹ con Mai. Ba chỉ nhận được thư và hình của mẹ gửi ra. Lần nào ba cũng hỏi Mai thế nào, có ngoan không, học có giỏi không. Mẹ đọc thư và khóc, mẹ nhớ ba. Cả ông nội và bà nội cũng vậy. Mai chỉ biết ba qua tấm ảnh cưới của ba mẹ và vài tấm hình của ba gửi về cùng với thư. Vào lớp, Mai luôn khoe với bạn bè và cô giáo là ba mình canh gác hải đảo. Mai hào hứng kể cho mọi người rằng đảo to lắm, xa lắm, nơi đó có nhiều sóng gió nhưng các chú luôn kiên cường bảo vệ đảo. Có bạn hỏi đảo ở đâu thì Mai ậm ừ chưa trả lời được. Buổi tối, Mai nhờ mẹ chỉ cho mình hải đảo là ở đâu. Mẹ bày bản đồ ra rồi chỉ những chấm nhỏ ngoài biển khơi màu xanh nước biển. À, thì ra đảo là ở đây. Mai thắc mắc vì sao người ta không xây cầu ra đảo để mọi người ra vào dễ dàng hơn nhỉ?
- Mẹ nhìn Mai cười nói: “Đảo xa xôi nhiều sóng dữ, đi ra đã khó làm sao mà xây cầu?”.
Lần ba về gần đây mai mới được nhìn rõ ba. Nước da ba đen nhẻm, nói chuyện và cười rất to. Ba nói ở trên đảo, phải nói lớn mới nghe được vì sóng to nhiều gió. Ba dẫn Mai đi thăm họ hàng. Ai cũng mời ba ở lại dùng cơm. Hầu như ngày nào nhà Mai cũng có khách, có người là bạn học của ba từ hồi trung học. Trong mớ hành lý ba mang về có một cây bàng con. Ba dẫn Mai ra mảnh vườn bên cạnh cửa sổ trồng vào hố đất. Vài ngày sau cây đã cứng cáp. Ba còn rào xung quanh một vòng rào tre nhỏ. Ba dặn Mai nhớ tưới nước mỗi buổi chiều. Ba kể ở Trường Sa gió nhiều chỉ có cây bàng là kiên cường sống được. Mọi người gọi nó là cây Phong Ba. Cái tên nghe hay nhỉ. Trồng ở đây, Mai có thể ngồi học và nhìn thấy cây bàng mỗi ngày một lớn. Ngày ba trở về hải đảo, cây bàng xoè thêm vài cái lá non nữa. Có lẽ đất ỏ đây tươi tốt nên nó mau lớn.
Vậy là hai năm rồi đó, cây bàng ngày càng khoẻ hơn, cao hơn. Nó là niềm vui của cả gia đình Mai. Mai nhớ ba, mẹ nhớ ba nên chăm sóc nó rất chu đáo. Một ngày nào đó ba về phép chắc sẽ ngạc nhiên vì thấy cây bàng lớn cao vạm vỡ. Mai nói với mẹ sẽ chụp hình cả gia đình dưới cây bàng rồi gửi ra cho ba. Thương ba bao nhiêu Mai càng cố gắng học bấy nhiêu. Cây bàng lớn lên cùng Mai theo năm tháng. Dáng cây cao hiên ngang như người chiến sĩ. Cành lá vươn dài như vòng tay rắn rỏi của lính đảo ôm lấy biển quê hương, bảo vệ biên cương, bảo vệ cuộc sống yên lành cho bao gia đình. Mai thấy mình như luôn có ba bên cạnh che chở. Mỗi chiều nghe lá bàng rì rào bên khung cửa, Mai liên tưởng tiếng thì thầm của ba nhắc nhở Mai hãy gắng học nên người hãy thành người có ích cho xã hội. Vì ngoài kia, nơi xa xôi ấy đã có ba, có các chú – những chú bộ đội Trường Sa – luôn chắc tay súng giữ bình yên cho đất nước và cho cả những ước mơ đẹp của Mai và bao bạn nhỏ khác thành hiện thực.
 
T

thanhnga96

(VOV) - 65 năm đã qua, kể từ mùa đông sinh thành dưới tán lá rừng Trần Hưng Đạo, quân đội Việt Nam đã tạc vào lịch sử đất nước hình ảnh cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”
Cách đây 65 năm, ngày 22/12/1944, theo Chỉ thị của Bác Hồ, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, trong căn cứ địa Việt Bắc, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức tuyên thệ thành lập và làm lễ xuất quân.
Đây là Đội tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam - như Bác Hồ từng tiên đoán: Tuy lúc đầu lực lượng còn nhỏ nhưng tiền đồ rất vẻ vang, từng bước phát triển thành đội quân hùng hậu của cách mạng, ở khắp mọi miền của đất nước.
Sau hai ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng địch ở Nà Ngần, Phay Khắt, bắt sống tù binh, thu vũ khí để trang bị cho mình, khẳng định quyết tâm: ra quân trận đầu là đánh thắng - một truyền thống quý báu của quân đội ta.
Được Đảng, Bác Hồ tổ chức, giáo dục và rèn luyện, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, quân đội ta sống trong dân như “cá với nước”, cán - binh gắn bó, trên - dưới một lòng, đoàn kết thành một khối vững chắc, xứng đáng là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước, trung thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Nhớ mùa Thu lịch sử 1945, dưới gốc đa Tân Trào, bên mái đình Hồng Thái - trong những ngày Quốc dân đại hội, từ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, qua thử thách, đã trưởng thành thêm một bước, Đoàn giải phóng quân đã hùng dũng tiến về xuôi trong hào khí khởi nghĩa của cả nước, góp phần làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành chính quyền về tay nhân dân.
Nhớ thời kháng chiến chống Pháp 9 năm, ở cả ba miền: Bắc - Trung - Nam, những đoàn quân quyết tử đã sống trong lòng dân, quyết chiến với kẻ thù ở nội đô Sài Gòn, Nam bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và trong lòng Hà Nội “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ chiến thắng Việt Bắc, Thu - Đông năm 1947 đến chiến thắng dưới chân đèo An Khê, Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên, U Minh, Đồng Tháp,… các binh đoàn chủ lực của quân đội ta đã tiến lên Tây Bắc trong sự đùm bọc của toàn dân để làm nên một “Điện Biên chấn động địa cầu”, buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Geneva, lập lại hòa bình trên miền Bắc.
Nhớ thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến; miền Nam vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương, Nam - Bắc thi đua, hai miền đều đánh giỏi, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” càng sáng chói trong lòng dân và trong lòng bạn bè. Từ tiếng trống Đồng Khởi Bến Tre, quân đội Việt Nam đã cùng toàn dân vượt qua muôn vàn hy sinh, ác liệt, lần lượt đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; đánh bại âm mưu dùng hải quân, không quân đánh phá và phong tỏa miền Bắc XHCN của đế quốc Mỹ, buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Paris, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, rút toàn bộ quân Mỹ và chư hầu về nước.
Từ thắng lợi ký kết Hiệp định Paris, sức ta càng lớn mạnh để mùa Xuân 1975, năm cánh quân của quân đội ta với sức mạnh “trúc chẻ, tre bay” của quân dân cả nước, ào ạt, rầm rập tiến vào Sài Gòn, cắm cờ chiến thắng trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của kẻ thù, thu non sông về một mối.
Nhớ ngày biên giới Tây Nam, biên cương phía Bắc, những năm làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn, đời sống muôn vàn khó khăn với mì luộc, bo bo, cá khô, rau rừng, cán bộ, chiến sĩ Việt Nam vẫn một lòng chung thủy với Tổ quốc, giữ gìn từng tấc đất non sông, làm trọn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân của đất nước bạn bè.
65 năm đã qua, kể từ mùa đông sinh thành dưới tán lá rừng Trần Hưng Đạo, quân đội Việt Nam đã tạc vào lịch sử đất nước hình ảnh cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân, bao giờ cũng làm trọn nhiệm vụ của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác.
Trong đội hình “Bộ đội Cụ Hồ” có nhiều đồng chí là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh đã rèn luyện, thử thách qua những chặng đường máu lửa, gửi lại chiến trường một thời thanh xuân hoặc phần xương máu, hiện nay vẫn bền bỉ lao động sáng tạo, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở mỗi đường phố, làng quê, mỗi đơn vị công tác bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn thể hiện ở từng đồng chí; thực hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đùm bọc, giúp đỡ đồng chí, đồng đội, con em thương, bệnh binh, cựu chiến binh, các đối tượng chính sách và người khó khăn, viết tiếp chiến công của “Bộ đội Cụ Hồ” ở thời kỳ mới.
Lịch sử dân tộc ta suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước bao giờ cũng thấm đẫm đau thương, quật khởi và chiến thắng. Ở thời đại Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện nên đội quân cách mạng “Bộ đội Cụ Hồ”, cùng nhau xây dựng một quân đội chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, thiện chiến, làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, gìn giữ non sông vững bền, xây dựng một đất nước “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, Dân chủ, Văn minh” trong đời sống thực của người dân./.
 
H

heroineladung

Quả táo của Bác Hồ

Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp luôn luôn tụ tập chờ đợi và vẫy tay hoan hô Người tại các nơi Người đi qua hay tới thăm. Có một câu chuyện mà cho đến nay nhân dân và thiếu nhi nước Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến và cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.

Hôm ấy toà thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, các thị trưởng (thành phố Pa-ri có nhiều thị trưởng) mời Người ra phòng lớn uống nước và nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý.

Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ nhất lên hôn và đưa cho em quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ thương yêu của Người.

Ngày hôm sau, câu chuyện "quả táo của Bác Hồ" đều được các báo Pháp đăng lên đầu trang nhất. Các báo còn kể lại rằng em bé gái khi nhận được quả táo đó thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà, em để quả táo trên bàn học. Cha mẹ em bảo: Con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng, không ăn được". Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: "Đó là táo của Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm".

Niềm vui bất ngờ

Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu lớp mẫu giáo đi chơi vườn Bách thảo.

Thường ngày ở lớp, cô hay kể cho các cháu nghe nhiều mẩu chuyện về Bác. Những lúc ấy, các cháu ngồi nghe rất chăm chú. Nhiều lần các cháu xúm lại quanh cô mà hỏi những câu thật đáng yêu:

- Thưa cô, nhà Bác Hồ ở phố nào ạ!

- Thưa cô, hôm nào cô dẫn chúng cháu đến thăm nhà Bác Hồ ạ!

Thật khó mà trả lời được hết những câu hỏi của các cháu. Cô giáo chỉ biết dặn các cháu phải ngoan ngoãn nghe lời cô dạy, giữ vệ sinh để nếu có dịp gặp Bác sẽ báo cáo với Bác.

Hôm ấy đưa các cháu đi chơi qua cổng Phủ Chủ tịch, cô giáo dẫn các cháu đứng sát cổng, chỉ vào trong và nói cho các cháu biết Bác Hồ làm việc ở đó. Thế là hàng ngũ các cháu lộn xộn và tất cả đều nhảy lên reo:

- Nhà Bác Hồ, nhà Bác Hồ đẹp quá!

Nơi đây vốn yên tĩnh, bỗng trở nên ồn ào vì mấy chục cháu nhỏ. Đồng chí công an đứng gác ở đó vội đi tới nói với cô giáo:

- Đề nghị cô dẫn các cháu sang bên kia đường xem cho có trật tự.

Nghe đồng chí công an nói, cô giáo cảm thấy mình đã làm một điều gì sai, mặt cô bỗng đỏ bừng, cô ân hận đã để các cháu làm ảnh hưởng đến công tác của các đồng chí. Cô vội thổi còi để tập hợp các cháu lại, nhưng các cháu cứ nhảy lên ríu rít:

- Cô cho chúng cháu xem nhà Bác Hồ một tí nữa.

Trước tình hình đó, cô rất lúng túng và khó xử, cô nghĩ: "Đúng là để các cháu đứng gần nơi gác là không nên, nhưng đang lúc các cháu vui vì được thấy nơi làm việc của Bác mà đưa được các cháu sang phía bên kia đường, quả là khó".

Cô nói với đồng chí công an đứng gác:

- Xin phép đồng chí, để cho các cháu đứng chơi thêm một lúc.

Vừa lúc đó cánh cổng xanh Phủ Chủ tịch bỗng từ từ mở, một đồng chí cán bộ vui vẻ đi ra nói với đồng chí công an đứng gác và cô giáo:

- Cho các cháu vào trong vườn xem.

Cô giáo còn đang sửng sốt không hiểu ra thế nào thì đồng chí công an lại giục:

- Kìa cô giáo cho các cháu vào đi chứ!

Đưa các cháu vào Phủ Chủ tịch! Thật là một việc quá bất ngờ đối với cô nên cô cứ cuống quít gọi các cháu theo đồng chí cán bộ đi nhanh qua cổng. Cánh cửa lại từ từ khép lại. Không biết các cháu tuổi thơ lúc đó nghĩ thế nào, còn cô thì vừa mừng vừa lo…

Cô hồi hộp hướng dẫn các cháu đi hàng hai, vòng quanh theo đường vườn hoa vào phía trong Phủ Chủ tịch. Đồng chí cán bộ vừa đi vừa hỏi chuyện cô và hỏi chuyện một số cháu. Bỗng Bác Hồ xuất hiện, tất cả cô và cháu, không ai bảo ai, đều reo lên:

- A Bác! Bác Hồ! Bác Hồ!

Các cháu như bầy chim ríu rít bay về phía Bác. Bác tươi cười đi lại đón các cháu. Từ những miệng hồng nhỏ nhắn xinh xinh, cất lên những tiếng chào đáng yêu:

- Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ!

Niềm vui sướng trong lòng cô giáo cứ rộn lên xúc động. Cô không biết nói gì với Bác. Cô cứ đứng lặng nhìn Bác xoa đầu các cháu, nước mắt cô tự nhiên ứa ra… Bác giản dị, hiền từ như cô vẫn từng được nghe kể. Bác mặc bộ áo bà ba lụa tơ tằm, đi đôi dép cao su. Bác rất vui. Bác hỏi:

- Các cháu có ngoan không?

Tất cả các cháu cùng trả lời:

- Thưa Bác có ạ!

Bác lại hỏi:

- Bây giờ các cháu thích gì nào?

Đám trẻ lại nhao nhao:

- Thưa Bác, Bác cho chúng cháu xem nhà của Bác ạ! Bác tươi cười bảo:

- Đây không phải là nhà của Bác, mà đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi.

- Thưa Bác, Bác cho chúng cháu xem vườn của Bác ạ! Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất và nói:

- Nào cô giáo, cho các cháu đi thăm vườn hoa của Bác.

- Thưa Bác, vâng ạ!

Các cháu xúm xít theo Bác ra vườn, vừa đi Bác vừa hỏi cô giáo về tình hình các cháu và công việc của lớp mẫu giáo. Bỗng một cháu gái luống cuống đi sau vấp ngã, cô vội chạy lại đỡ cháu dậy và dỗ:

- Cháu ngoan, nín đi nào! Nín đi cô yêu, nín đi rồi cô cho cháu xem con thỏ của Bác Hồ nuôi.

Bác ngắt một bông hoa đỏ đến gần hai cô cháu, rồi xoa đầu cháu gái. Bác nói:

- Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa đẹp chứ nhà Bác không có thỏ đâu.

Cháu bé nín ngay. Cháu giơ tay nhận bông hoa rồi nắm lấy ngón tay Bác để Bác dắt đi.

Vừa đi, Bác vừa ra hiệu cho cô giáo lại gần rồi nói sẽ, rất dịu dàng. Bác bảo là đối với các cháu, dù nhỏ, bao giờ cũng nên nói đúng sự thật, làm gương tốt và thói quen tốt cho các cháu.

Nghe lời Bác dạy, cô giáo nhủ thầm: "Thật là một bài học thiết thực và rất quý đối với công tác dạy dỗ các cháu. Suốt đời không bao giờ dám quên lời dặn của Bác…".

Bác cháu đi quanh vườn chơi, chuyện trò rất vui vẻ. Cô giáo cứ nhìn từng cử chỉ và lắng nghe từng lời nói của Bác đối với các cháu. Còn các cháu thì ríu rít, hồn nhiên hớn hở theo chân Bác.

Đi quanh một vòng, đồng chí cán bộ báo cáo với Bác là đã đến giờ tiếp khách. Bác vẫy tất cả đến xung quanh Bác rồi dặn dò các cháu phải ngoan ngoãn, sạch sẽ, nghe lời cô dạy, và dặn cô giáo phải chú ý chăm sóc các cháu nhiều hơn nữa, luôn luôn làm gương tốt cho các cháu.

Không ai muốn rời Bác nhưng tuân theo sự chỉ dẫn của đồng chí cán bộ, cô cháu cùng cất tiếng chào Bác, rồi xếp hàng trật tự đi ra phía cổng.

Bác đứng nhìn theo các cháu và vẫy tay chào. Các cháu cũng vẫy tay chào Bác. Vừa đi vừa luyến tiếc, ai cũng ngoảnh lại để cố nhìn Bác thêm chút nữa.


@};- Chúc em học tập tốt nhé! @};-
 
H

heroineladung

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

[FONT=times new roman, times, serif]Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Chú Thuận thưa:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ đề lại đấy ạ ![/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác Hồ mỉm cười:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác lại hỏi :[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Những cháu kém có nhiều không ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Nhiều là bao nhiêu ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có vậy, thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Tên cháu là gì ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif] - Thưa Bác… ở trong trại khổ cực lắm ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Khổ cực thế nào ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc...”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quẩn áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội...[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rồi bác bảo:[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Ngày hôm ấy, Bác đã đề lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.[/FONT]


@};- Chúc em học tập tốt nhé! @};-
 
H

heroineladung

Những bức thư của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày 1-6

Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục và rèn luyện thế hệ măng non của đất nước
Còn nhớ, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số gương mặt thiếu nhi tiêu biểu của nước ta sang đào tạo ở Liên Xô (cũ). Trong một bức thư gửi Ủy ban trung ương Đội thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin. Người đã quan tâm đến một vấn đề rất nhỏ, Người hỏi các bạn Liên Xô rằng "Đến tháng nào thì ở Mátxcơva bắt đầu rét ?". Chỉ vì lý do là thiếu nhi nước ta đã quen với khí hậu khô nóng. Quả thật, tấm lòng đó của Bác đối với tuổi thơ đã gây những xúc động đặc biệt cho mọi người.

Những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong hoàn cảnh "vận nước gian nan", Người đã đau lòng trước cảnh "Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa/ Sức còn yếu, tuổi còn thơ/ Mà đã khó nhọc cũng như người già/ Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Đi ăn ở với người ta bên ngoài...". Và mong muốn lớn của Bác lúc bấy giờ là "Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây/ Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng" … Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Người cũng có rất nhiều bài viết, ý kiến dưới rất nhiều hình thức đề cập đến tuổi thơ Việt Nam.
Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6. Bức thư với lời lẽ âu yếm, giản dị, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với tuổi thơ. Mở đầu bức thư, Người viết : "Các cháu yêu quý ! Ngày 1- 6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô...". Và Người đã vạch rõ: "Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ". Người còn nêu ra những dẫn chứng cụ thể : "Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn. Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến". Đặc biệt, chúng ta vô cùng cảm động trước tình cảm, lời hứa và trách nhiệm của Người dành cho thiếu nhi: "Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng...".
Một năm sau, vào ngày 29-5-1951, trên báo Cứu Quốc số 1828, Bác lại có "Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế thiếu nhi". Cũng lời lẽ trìu mến, đầm ấm, thiết tha như năm nào, Bác đã gửi lời thân ái đến toàn thể nhi đồng cả nước. Bác nhắc đến ngày 1-5, ngày của những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh. Còn ngày 1-6 "là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình...". Hình thức đấu tranh của các cháu nhi đồng mà Người đưa ra rất cụ thể, thiết thực. Đó là, các cháu cần phải "Thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh". Bác còn có lời khuyên nhủ chí tình: "Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau" và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi "Đó là tinh thần quốc tế". Mà đã có tinh thần quốc tế thì khi lớn lên, thế giới sẽ không có áp bức, không có chiến tranh, không có xung đột mà chỉ có tình thân ái, giúp đỡ, giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc, hòa bình và dân chủ. Chao ôi, tình của Bác thật dạt dào cao cả, ý của Bác thì vô cùng sâu sắc, nhìn xa, thấy rộng. Cho đến bây giờ, những lời căn dặn, khuyên nhủ, dạy bảo của Bác năm nào cho đến bây giờ vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thiết thực của nó.
Năm 1952, Bác không có thư cho ngày quốc tế thiếu nhi, nhưng lại có thư Trung thu gửi các cháu thiếu nhi. Vẫn tình cảm vô cùng dạt dào nồng thắm ấm tình người, Bác thổ lộ tâm tình: "Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh"; Bác căn dặn các cháu : "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình", để mãi mãi xứng đáng "Cháu Bác Hồ Chí Minh". Năm 1953, trên báo Nhân Dân số 115, từ ngày 1 đến 5-6-1953, Bác gửi đăng bức "Thư gửi nhi đồng trong nước và ngoài nước nhân ngày 1-6". Lần này, Bác lại thể hiện tình thân ái, ân cần, trìu mến và thân thương nhất không chỉ đối với các cháu nhi đồng trong nước mà cả với "nhi đồng các nước bạn và nhi đồng thế giới". Bác còn đặc biệt "gửi lời khen ngợi các cháu trong vùng bị tạm chiếm đã hăng hái tham gia kháng chiến".
Ngày 7-5-1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Đất nước còn bộn bề khó khăn và công việc, Bác và Trung ương vẫn chưa về tiếp quản thủ đô, nhưng Bác vẫn không quên gửi bức thư ngắn cho các cháu nhi đồng toàn quốc nhân ngày 1-6. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn căn dặn các cháu phải ngoan ngoãn, chú ý rèn luyện cả về nhân cách và thể lực để trở thành công dân có sức khoẻ và tiến bộ. Năm 1955, nhân ngày 1- 6, Bác liên tiếp có hai bài viết, một gửi cho các cháu và cán bộ các trường miền Nam (Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh); một đăng trên báo Nhân Dân số 445, ra ngày 1-6-1955. Lần này, Bác lại vẫn nhắc đến vấn đề đoàn kết. Và trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, Bác nhấn mạnh rằng: "Trước hết, các cháu phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa các cháu lớn và các cháu bé... giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác... giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ". Bác nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền Nam phải "yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh... thi đua học tập, thi đua trong mọi việc...". Không những thế, Bác còn căn dặn các cô, các chú cán bộ "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình" để chăm nom, bồi dưỡng các cháu - những người chủ tương lai của nước nhà". Bác nhấn mạnh rằng : "Ngày 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng", "Yêu quí các em" là phải lấy "tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu": Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quí của công", và nuôi dạy các em phát triển sức khỏe, trí óc, "thành trẻ em có "4 tính tốt": hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà"... và có "tư cách của con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan". Bác nhấn mạnh rằng: "8, 9 năm qua, chúng ta kiên quyết kháng chiến; hiện nay chúng ta kiên quyết đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước - cũng nhằm mục đích xây dựng cho con cháu chúng ta một đời sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh phúc. Đồng thời chúng ta phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành công dân có tài, có đức", xứng đáng là người chủ của nước nhà.
Ba tháng trước lúc Người đi xa, cũng nhân dịp ngày 1-6, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng" (báo Nhân Dân, số 5526, ngày 1-6-1969). Bác khẳng định: "Nói chung trẻ con ta rất tốt", Bác nhắc đến các cháu thiếu nhi ở hai miền Nam, Bắc thi đua làm nghìn việc tốt như thế nào, thành tích ra sao. Tuy nhiên, "vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn". Nói thế là Bác muốn nhắc đến vai trò và trách nhiệm của người lớn đối với các em. Người luôn cho rằng : "Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ...". Bác kêu gọi mọi người: "Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt". Chuẩn bị cho ngày đi gặp các cụ Các Mác, Lênin, trong di chúc của mình, Người lại nói: "...Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Ôi, lời Bác, tình Bác đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời và đang vĩnh hằng cùng năm tháng...

@};- Chúc em học tập tốt nhé! @};-
 
Top Bottom