[Văn 7] Viết văn

T

tuananh1203

Suy nghĩ về nói tục chửi thề



Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
“Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.

Nguồn : net


Suy nghĩ về an toàn giao thông

iện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa, khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình, hạnh phúc cho gia đình mình và cả những người khác.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Theo thống kê, ở nước ta mỗi ngày có 30 người chết vì tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe; không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy; chở quá số người quy định, phóng nhanh vượt ẩu…


Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe phân khối lớn phi như bay trên những con đường phố khiến ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của con người. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết quan tâm đến người khác, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
Nguồn: sưu tầm





 
P

phamngochieu7a

Vấn Đề Nói Tục Chửi Thề Của Học Sinh, Sinh Viên Hiện Nay....



Hiện tương nói tục, chửi thề trong giới trẻ... cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau...dưới đây là 1 số ý kiến lượm từ google....(nhiều nguồn quá nên ghi google cho vắng tắt)



1. Nói tục, chửi thề và hành xử theo kiểu "giang hồ" một cách "không biết ngượng" đang là hiện tượng phổ biến của một bộ phận học sinh. Liệu đây có phải là một vấn đề rất đáng báo động?

2. Văn hoá tuổi trẻ
Không chỉ có các bạn tuổi teen nói chuyện với nhau dùng những từ ngữ thô tục mà ngay cả các bạn sinh viên ở các trường ĐH cũng vậy. Họ mở miệng nói ra là nói bậy, những từ rất khó nghe. Tôi nghĩ, thật đáng hổ thẹn cho lớp trẻ chúng ta. Các bạn có thấy vậy không? Chúng ta phải làm gì? Chỉ đơn giản, mỗi người nên nghĩ trước khi nói, xin đừng văng tục, chỉ thế thôi sẽ tạo nên nét đẹp, văn minh trong cuộc sống.

3. Nói tục chửi thề sẽ trở thành 1 tệ nạn khủng khiếp nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cứ tưởng tượng những du khách nước ngoài tới thăm Việt Nam và hướng dẫn viên không ngớt nói tục và chửi thề tỉnh bơ, những người qua lại "chào hỏi" nhau bằng các "đai từ" như dm,cmm,clgt v..v...

4. Nói tục chửi thề không chỉ đang đe dọa văn hóa của dân tộc Việt Nam ta mà thậm chí là cả thế giới, nó sẽ là con "vi rút" nguy hiểm nhất mà nhân loại từng gặp, nó kích thích bạo lực, dâm dục, trụy lạc và suy đồi. Nếu chúng ta không ngăn chặn nó ngay từ bây giờ, thì nhân loại sẽ phải đối mặt với một trận "dịch hạch" thứ 2 khủng khiếp hơn nhiều so với trận đầu tiên và thậm chí là trên cả chiến tranh!

5. Bất chấp chiếc áo đồng phục đang mặc trên người in rõ mác trường nào và những ánh mắt “không còn lời nào để nói với những cô cậu học sinh” của mọi người xung quanh, các bạn vẫn hồn nhiên cười nói và.... Phải chăng những bạn học sinh này đang cho đó là điều hay vì đã thu hút được sự chú ý của mọi người?

6. Khảo sát qua một số trường THCS và THPT hiện nay, bạn sẽ thấy rõ được thực trạng học sinh “chửi, đánh, đấm” nhau thế nào. Hầu hết các trường đều có “đàn anh, đàn chị” máu mặt và thường những người này sẽ được coi là dân “VIP” trong cộng đồng những học sinh hư và đua đòi.

7. “Chửi nhiều thành quen”, từ chạy theo phong trào, lâu dần nhiều bạn hình thành thói quen cứ mở miệng ra là nói tục, chửi bậy. Một khi đã là thói quen, thậm chí đã trở thành văn hóa ứng xử, giao tiếp thì rất khó để thay đổi. Liệu văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay và sau này sẽ như thế nào nếu một bộ phận lớn teen hiện nay vẫn tiếp tục giữ thói chửi thề, nói tục?

*Nhưng có 1 ý kiến đáng quan tâm sau đây....

(Nguồn:http://www.bayvut.com.au/nhịp-sống/‘nói-tục-chửi-thề’-thắt-chặt-tình-bạn-trong-giới-trẻ)

Chỉ Lượm 1 số ý nhỏ thui, còn dầy đủ thì các bạn vào mà xem....

+Theo một báo cáo phân tích các trang mạng xã hội, các thiếu nữ cũng được bình đẳng giới trong vấn đề … chửi thề và những người trẻ thường sử dụng ngôn ngữ thô tục để ‘gắn kết tình bạn’ chứ không nhằm mục đích công kích người khác.

1. Giới trẻ chửi thề nhiều hơn trên Internet
Ông Mike Thelwall cũng bàn luận về ngôn ngữ chửi thề và sự bình đẳng giới trong vấn đề này ở Anh. Ông đồng thời tìm hiểu sự thay đổi cách thức sử dụng ngôn từ, nghiên cứu sự khác biệt về giới tính liên quan đến Internet và nhận ra rằng sự khác biệt đó dường như đã biến mất khi con người sử dụng Internet.

Nghiên cứu mới nhất của ông là về vấn đề chửi thề trong giới trẻ trên mạng xã hội, tập trung vào nhóm đối tượng thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi. Trên trang MySpace, ông nghiên cứu mọi đối tượng, trong đó đa số ở lứa tuổi dưới 21. Ông cũng tìm hiểu nhóm thanh thiếu niên độc lập ở các lứa tuổi khác bởi việc sử dụng ngôn từ tục tĩu ở lứa tuổi này khá nổi bật.

Ông Mike Thelwall cho rằng khi viết, mọi người thường tự động lọc ra các từ ngữ thô tục và thiếu nghiêm túc. Vì vậy, hiện tượng chửi thề chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ nói. Trước khi các trang web ra đời thì những ngôn từ tục tĩu chỉ xuất hiện trên tường nhà vệ sinh và đây là một hiện tượng khó để nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thời đại Internet, rất nhiều ngôn từ phản cảm đã xuất hiện trên nhiều diễn đàn mạng.

Theo bằng chứng thu được từ nghiên cứu trang mạng MySpace, hiện tượng nói tục là hết sức bình thường đối với thanh thiếu niên. Mỗi tài khoản của người sử dụng trang mạng này đều có ít nhất một vài lời lẽ ‘ít nghiêm túc’. Nếu là một người sử dụng MySpace nhưng không nói tục thì có thể bạn sẽ cảm thấy bị tách biệt với cộng đồng. Đây cũng là cách thể hiện bạn hiểu văn hóa của mạng xã hội. Tuy nhiên, nhận định này có lẽ ít chính xác hơn đối với Facebook

2. Nói tục thắt chặt tình bạn?
Trong một số trường hợp, nói tục là cách giúp giảm căng thẳng hoặc giải tỏa đau đơn, tức giận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc một người nào đó sử dụng những lời nói tục để giao tiếp và thể hiện bản tính của mình một cách tự do, công khai trên các trang mạng xã hội lại là vấn đề hoàn toàn khác biệt.

Qua việc phân tích một cách ngẫu nhiên những lời bình luận có ngôn ngữ ‘thiếu tế nhị’, nhóm nghiên cứu của ông Mike Thelwall đã cho thấy chỉ khoảng 0,5% trong số đó mang ý nghĩa tiêu cực, nghĩa là 99,5% lời nói tục còn lại thể hiện một thông điệp thân thiện hoặc ôn hòa chứ không hề có ý định làm tổn thương người khác. Dữ liệu cho thấy rõ ‘chửi thề’ chỉ là hình thức thể hiện mối quan hệ bạn bè thân thiện.

Như vậy, quan niệm về vấn đề nói tục đã thay đổi. Ý nghĩ trước đây cho rằng nó khiến người khác cảm thấy tổn thương và ‘sốc’ thì nay ngôn ngữ kiểu này được coi là bình thường và là một yếu tố quan trọng thể hiện tình bạn.

Một vai trò khác là mọi người sẽ rất ‘sáng tạo’ khi nói tục và nó có thể khiến cho cuộc đối thoại thú vị hơn nếu sử dụng những ngôn từ vừa phải. Đây cũng là phần quan trọng trong nhiều trò đùa, nghĩa là ‘chửi thề’ có nhiều vai trò cụ thể hơn chứ không chỉ thể hiện mối quan hệ bạn bè.

Liệu có thể rút ra kết luận rằng việc ‘nói tục’ trong những cuộc đối thoại thường ngày cũng phổ biến như trong các thông điệp trực tuyến trên mạng xã hội hay không?

Ông Mike Thelwall cho rằng đây là vấn đề khó so sánh. Trong một số hoàn cảnh, hai yếu tố này khá tương đồng. Trong tình huống giao tiếp thân thiện, hiện tượng nói tục cũng phổ biến như trên các trang mạng xã hội và các phương tiện chat. Tuy nhiên, trong các tình huống giao tiếp công việc, hiện tượng này sẽ hiếm gặp hơn. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ ‘thường ngày’ hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống giao tiếp.

Vậy ngôn ngữ nào sẽ được sử dụng thay thế khi người ta muốn sỉ nhục người khác và trong tương lai sẽ có kiểu ngôn ngữ khác hay không?

Theo ông Mike Thelwall, mặc định của trang mạng MySpace là nếu muốn thể hiện sự không hài lòng hoặc làm tổn thương người khác thì người sử dụng chỉ việc cắt đứt kết nối hoặc chấm dứt việc nói chuyện với người đó, loại bỏ họ ra khỏi danh sách bạn bè.

Tuy nhiên, rõ ràng có nhiều cách thức mới hoàn toàn khác biệt thể hiện sự không hài lòng với bạn bè. Một trong những cách này là sử dụng cụm từ ‘tớ yêu cậu’ (‘I love you’) trên trang MySpace để thể hiện rằng bạn không vui khi một người bạn nào đó không liên lạc với mình trong một thời gian dài qua mạng xã hội. Nếu người bạn kia hiểu ngữ cảnh, họ sẽ biết rằng ý nghĩa thực sự của thông điệp là: “Tôi coi bạn là một người bạn, tại sao bạn không gửi tin nhắn cho tôi?”. Dường như đây là một vòng xoáy trái ngược: lời nói ‘ít nghiêm túc’ thì mang ý nghĩa tích cực trong khi từ ‘love’ lại mang ý nghĩa ngược lại. Tuy vậy, nó chỉ là cách sử dụng của một cộng đồng nhỏ trên MySpace chứ không được áp dụng rộng rãi.

Quả thực, con người thật đáng ngạc nhiên và ngôn ngữ cũng có nhiều ý nghĩa độc đáo!
Nguồn zing blog
 
P

phamngochieu7a

Vấn đề an toàn giao thông

1. Thực trạng
- Phạm vi: rộng khắp mọi nơi trên toàn thế giới
- Mức độ: Vô cũng nghiêm trọng
- Biểu hiện:
+Số vụ tai nạn giao thông hằng năm tăng rất nhanh
+ TB 1ngày có 33-34 người chết vì tai nạn GT

2. Nguyên nhân
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Thời tiết xấu: sươn mù, mưa phùn...
+ Phương tiện giao thông k đảm bảo chất lượng
+ Việc xử lý người vi phạm an toàn giao thông của nhà nước chưa nghiêm khắc

3. Hậu quả
+ Cá nhân thiệt hại về tài sản, sức khỏe, nhẹ thì suy giảm khả năng lao động, nặng thì mất khả năng lao động, thành gánh nặng cho người thân, thậm chí còn thiệt mạng.

+ Gia đình có người bị tai nạn giao thông cũng vậy, không chỉ thiệt hại về kinh tế mà chịu tổn thất về tinh thần

+ Xã hội cũng phải gánh chịu thiệt hại

4. Biện pháp
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp, phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Tuyên truyền luật giao thông, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
+ Xử lí nghiêm khắc đối với những người vi phạm theo đúng quy định của nhà nước

III. Kết bài :
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
Nguồn:zing blog
 
P

phamngochieu7a

Bài làm

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?



Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.



Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Nguôn:zing blog
 
Top Bottom