[Văn 7] Văn nghị luận

  • Thread starter baby_xjnk_kute_97
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 1,172

B

baby_xjnk_kute_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cả nhà giúp em bài này nhé!
Em hiểu thế nào về lời dạy sau của Bác Hồ:
" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
Mọi người giúp em nhé! Cố gắng tìm thật nhiều VD càng tốt.
Ai giúp đc mình sẽ tks!
 
Last edited by a moderator:
H

hiemcokhotim_love

Cậu ơi, bài nèy là nghị luận chứng mink hay nghị luận giải thjx thế?
Dù là đề nèo cũng phải giải thjx câu nói:
- Chỉ cần đoàn kết là có sức mạnh, kết hợp khối đoàn kết dân tộc sẽ có đc thành công lớn ( đại là lớn mờ )
- Đoàn kết k chỉ đơn thuần là hợp sức mà Bác nhấn mạnh "đại đoàn kết" tức là phải hợp sức đồng lòng mới có đc thành công
Ở đề giải thjx thỳ giải thjx
- Đoàn kết là j --> đại đoàn kết
- Thành công là j --> đại thành công
--> Giải thjx ý nghĩa cả câu nói
- Vì seo phải đoàn kết? ( cho ta sức mạnh, sự đồnh lòng nhất trí, k riêng biệt, lẻ tẻ )
- Vì sao đoàn kết có đc thành công? ( đoàn kết là sức mạnh...)
- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết

Ở đề chứng mink:
- Lý lẽ tự tỳm nhé
- Dẫn chứng:
+ Các cuộc kháng chiến
+ Truyện Thánh Gióng ( làng xóm góp gạo...)
+ Nhân dân hiện nay trong thiên tai, bão lũ...
+ Nhân dân TP xây dựng Tp văn mink, đất nc giàu đẹp
+ thầy cô, học trò trong trường đoàn kết cố gắng để có đc tahnhf tích...
...
Dàn ý sơ lược thôi, cậu tự triển khai ý nhé
 
M

mihiro

I/MB:
- Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng.Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã chú trọng tới việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những câu ca dao- tục ngữ hay các tác phẩm văn học đặc sắc. Ý nghĩa này được gửi gắm qua câu nói của Bác:
" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"

II/ TB:
- Đoàn kết là gì? Đoàn kết chính là sức mạnh của tập thể, trong một số tình huống, không có sức mạnh tập thể thì không thể chiến thắng.----> từ đó cũng gắn kết vs nhau sinh ra đại đoàn kết
- Thành công là gì? Thành công là thành quả của mọi nổ lực, phải tốn mồ hôi, công sức , trí tuệ và thời gian.----> Đoàn kết hợp lực sinh ra đại thành công.
- Thế nào là " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công?" ông cha ta thường dạy, trong mọi hoàn cảnh luôn phải che chở bao bọc, đoàn kết tương trợ nhau, có như thế mới đạt được sự thành công thích đáng. Câu nói củ Bác phan ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người VN trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết, "lá lành đùm lá rách" một lòng giúp đỡ lẫn nhau vương lên trong cuộ sống.
- Dẫn chứng thêm:
+ Người VN dẫu miền xuôi miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều sẻ chia giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
+ Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau, tương trợ lẫn nhau...
+ Tinh thần đoàn két của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong luỹ tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi cả nước...
+ Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn.
+ Đặc biệt, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông.
+ Các cuộc kháng chiến từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.
+ Xưa, các cược khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, đến Trần Hưng Đạo.... ---> bạn nêu thêm sự đoàn kết xen vào các cuộc khởi nghĩa ấy!
+ Đến nay, sự đoàn kết lại dc khơi dậy qua lòng căm thù giặc và nhất là tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước...

III/ KB:
- Đất nước VN có ba miền nhưng vẫn là một, luôn đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau với tinh thần "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" và từ đó dẫn dắt bước đi trên sự thanh công. Hiểu được ý nghĩa và giá trị của câu nói trên, chúng ta cần kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, kề vai sát cánh bên nhau để bảo vệ xây dựng đất nước ngày giàu mạnh

*** Chúc bạn làm bài tốt! :)
 
Last edited by a moderator:
D

dohung1997vn

ko cần chép cả đâu lọc ra ý chính thôi

Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn phải chống trả và chiến thắng nhiều kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Đoàn kết để chiến đấu, đoàn kết để xây dựng, bảo vệ đất nước đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng CSVN, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đã kế thừa và phát huy truyền thống đó trong cuộc đời và sự nghiệp của mình để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ chiến thắng vinh quang: giành lại nền độc lập dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân. Sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân đã được Người tổng kết lại trong một chân lý sâu sắc:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện một cách cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Người chủ trương đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài, thật sự với mọi người yêu nước, tán thành độc lập, tự do, thống nhất, mưu cầu hạnh phúc, ấm no, không phân biệt tầng lớp , đảng phái, tôn giáo, dân tộc, không phân biệt trước đây họ đã theo phe phái nào. Là tấm gương sáng ngời của lòng khoan dung, nhân hậu, vị tha, đức độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy ở tất cả mọi người (kể cả những người đã từng lầm đường lạc lối, bất đồng quan điểm chính trị) truyền thống yêu nước, yêu quê hương, trách nhiệm với tổ tiên, dân tộc, gia đình, giúp họ có thể gác lại một bên những băn khoăn, thắc mắc, thậm chí cả hận thù để hướng vào một mục đích chung là giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trước khi lên đường sang Pháp đàm phán, ngày 31-5-1946 , Người đã gửi thư cho đồng bào Nam bộ với những lời chân thành, thắm thiết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Chính vì lòng khoan dung đại độ ấy mà Bác đã tập hợp được một đội ngũ tri thức rộng lớn sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý cá nhân để đến với cách mạng và phụng sự dân tộc hết mình như các chí sỹ: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Văn Hoè, những nhà khoa học lớn như Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Tạ Quang Bửu và cả mọt số người đã từng có thời kỳ giữ những trọng trách của chính quyền đối lập. Cũng do sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề nguồn gốc, bản chất, giáo lý của các tôn giáo, tín ngưỡng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và chỉ ra mối quan hệ, sự gần gũi giữa cái chân - thiện - mỹ của tôn giáo với chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, tạo ra sự đoàn kết của đồng bào lương - giáo, một lòng đi theo ngọn cờ của Đảng. Nghe theo tiếng gọi của Người, đồng bào có đạo cả nước đã hăng hái tham gia các phong trào kháng chiến, kiến quốc, trong đó có thể kể tên một số gương mặt chức sắc tiêu biểu như linh mục Phạm Bá Trực, Võ Thành Trinh, Vương Đình Ái, hoà thượng Thích Quảng Đức, Thích Đôn Hậu...
Không bó tròn trong một thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng của mối tình đoàn kết quốc tế. Với một đất nước đi xâm lược, Người chỉ rõ đâu là thù, đâu là bạn. Bước chân sang đất Pháp (năm 1911), Người đã nhận ra ngay có hai nước Pháp khác biệt: Nước Pháp của bọn tư bản cầm quyền, áp bức và nước Pháp của người nghèo, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Người chỉ ra rằng: Chủ nghĩa tư bản là một con đìa, một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Vì thế, muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì phải có sự đoàn kết quốc tế giữa những người bị áp bức với nhau cùng chống lại kẻ thù chung.


thank mình nha
 
C

chomalina

Theo mình, bạn nên nêu ý chính:
- sức mạnh của sự đoàn kết là rất to lớn
- một dân tộc phải đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau
- nếu có đoàn kết thì sẽ thành công
- ko một cá thể nào có thể sống thiếu xã hội và dân tộc cùng chung một nước
- bạn có thể nêu các ví dụ về những chiến thắng lịch sử đất nước mình như: chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi 1000 năm phong kiến phương Bắc, chiến thắng Hai Bà Trưng, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,...
- qua câu châm ngôn trên, Bác Hồ muốn dân tộc Việt Nam phải cùng sát cánh bên nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Phải đoàn kết, tương nhau, như vậy đất nước mới có thể giàu mạnh và phát triển, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của cha ông và tổ tiên
 
Top Bottom