[Văn 7] Văn biểu cảm

R

rutifuentoran

văn biểu cảm 7

1.Trong suốt mấy năm ngồi trên ghế của trường tiểu học, em đã quen với sự có mặt của Huyền Trang. Hai đứa không chỉ thân thiết mà hơn thế còn gắn bó với nhau như hình với bóng. Vậy mà đến giữa lớp 5, Huyền Trang buộc phải chuyển đi trường khác. Thế là từ đấy, em chỉ có thể tưởng tượng đến cô bạn có đôi bím tóc đuôi sam qua cây bút mà thôi.
Bố Huyền Trang chuyển đến cơ quan mới, thế là bạn cùng cả gia đình cùng phải chuyển đi. Ngày chia tay hai đứa nước mắt nhạt nhòa. Mãi một lúc sau, Huyền Trang mới nói; "Bọn mình thân thiết với nhau, hôm nay chia tay mình tặng Linh chiếc bút kim tinh. Vật này đã gắn bó với nhau sâu sắc nhất. Cậu hãy giữ lấy và hãy luôn nhớ về tình bạn của chúng mình". Em nức nở nhận vật kỷ niệm và chỉ kịp dúi chú búp bê nhỏ, vật mà em đã chuẩn bị từ mấy ngày qua, vào tay của Huyền Trang rồi chạy mất.
Huyền Trang đã đi, em đem chiếc bút kia rửa sạch rồi đặt trang trọng ngay trước bàn học của mình. Lúc nào nhớ bạn, em lại đem chiếc bút ra ngắm say sưa đến hàng giờ. Ngày nào em cũng làm như thế. Và cứ như vậy, những kỷ niệm ngày xưa mà em và Huyền Trang đã có dường như vẫn còn nóng hổi.
Chúng em vẫn giữ liên lạc với nhau, ở trong kia Huyền Trang vẫn là một học sinh giỏi và thành tích của bạn vẫn khiến em cảm phục và an tâm. Thế nhưng nhiều lúc em vẫn giận chính mình bởi mình còn chưa thực sự cố gắng để xứng với lòng tin của Huyền Trang. Vậy là bước sang lớp 6, em quyết định đem chiếc bút kỷ niệm cửa Huyền Trang ra để viết. Em muốn từng nét chữ của mình phải được uốn nắn và nhắc nhở. Không ngờ những suy nghĩ và hành động táo bạo của em đã giúp em thực sự. Những con chữ của em trông ngay ngắn và sức học của em đã khá hơn. Tất cả bắt đầu từ việc nâng niu chiếc bút. Mỗi khi bơm mực và đặt bút viết điều gì, bao giờ em cũng ngẫm nghĩ để làm cho tốt. Và cuối cùng, sự cố gắng của em đã được trả công xứng đáng.
Bước sang lớp 7, em đã có mặt trong danh sách những học sinh học tốt nhất của lớp mình. Thế mới biết nếu bạn giữ một kỷ vật trong tay, thay vì chỉ nâng niu nó, bạn hãy biến nó thành một vật dụng thì nó sẽ càng ngày càng có ý nghĩa hơn. Chiếc bút kim tinh mà Huyền Trang để lại như là một chất keo gắn kết thêm tình bạn của chúng em. Em càng học tốt thì lại càng quý trọng chiếc bút và càng hiểu sâu sắc hơn tình bạn của mình đối với cô bé nhà bên thời tiểu học.
Câu chuyện về chiếc bút giờ đây đã không chỉ còn là bí mật của em với Huyền Trang. Nó đã thành niềm vui của cả lớp 7A. Tụi con trai ở lớp biết em rất quý chiếc bút này nên chúng đã bày ra một trò tinh nghịch, chiếc bút bị giấu đi làm em khóc suốt hai ngày. Nhưng thú thực, chính trò chơi của tụi con trai đã khiến tình cảm mà em dành cho chiếc bút càng thêm sâu sắc.
Xin cảm ơn Huyền Trang về kỷ vật mà cậu tặng cho mình. Không ngờ vật kỷ niệm nhỏ mà ý nghĩa của nó lại lớn lao đến thế. Huyền Trang ơi! Cậu hãy càng ngày càng học hành chăm ngoan nhé! Còn mình, mình hứa sẽ làm cho kỷ vật của chúng mình ngày một có ý nghĩa nhiều hơn.
nguồn google
hoặc http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=268357
2.http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=407436
3.http://blog.zing.vn/jb/dt/heoconcodon21/15637452
 
D

dung03022003

Bài 1

bạn tham khảo dàn ý:
DÀN Ý

Mở bài: giới thiệu về món quà .

- Đó là món quà gì?

- Ai tặng cho em ?

- Tặng trong dịp nào ?

- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

Thân bài :

- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…

- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…

- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)

- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài :

Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

Lời hứa của bản thân.

Bài viết: soạn bài luyận tập nói : văn biểu cảm về sự vật con người

Nguồn
Zing Blog
 
D

dung03022003

bài 2

Tuổi thơ luôn gắn liền với những kỉ niệm, nhưng cái mảng kỉ niệm lớn nhất và in sâu nhất vào tâm trí, thức của mỗi con người là một thứ có tên gọi là món quà tuổi thơ, hay còn gọi là quà bánh.
Quà bánh là một thức ăn hoặc một thức uống, nhưng nó khác với những chiếc bánh, cốc chanh ta hay uống hàng ngày ở chỗ. Quà bánh có thể rất đơn giản, nhỏ bé, nhưng có thể là những món ăn cầu kỳ, xa xỉ, tùy theo kỉ niệm mỗi người gắn với thức quà bánh đó. Có ai mà lại chưa lần nào nếm thử quà bánh vì trẻ con rất thích đồ ngọt. Quà bánh lại gợi nhớ về những thời thơ ấu ta dung dăng đến trường tay cầm những món quà ngon lành mua ớ trước cổng trường hay những lần người bố yêu dấu đi công tác xa trở về, trong tay đem đầy những quà cho cả nhà nhưng ít khi thiếu nắm kẹo ngọt, hộp bánh thơm cho cô con gái nhỏ của bố. Những hình ảnh ấy giờ đâu còn nhiều, vả lại đang tuổi mới lớn sắp sửa trưởng thành, chúng ta hay nghĩ đến những điều lớn hơn như đi mua sắm hay tổ chức tiệc tùng, liên hoan và cả nhũng khi người thân đi công tác về ta chỉ giúp họ đỡ đồ, hỏi han sức khỏe, có du lịch đâu không,.... mà dường như quên mất hình ảnh con bé nhỏ nhất nhà lon ton chạy ra đón và không quên nụ cười hớn hở kèm câu hỏi"Bố có quà cho con không?" và vẻ mặt phụng phịu của con bé khi bố không có mon kẹo mọi khi bố vẫn cho con, rồi lại vui vẻ lên ngay khi bố rút ra món quà đặc biệt mà bố chưa tặng con gái bao giờ.
Những hình ảnh ấy chỉ còn là quá khứ, nhưng không! Những kỉ niệm về món quà bánh vẫn luôn in đậm , rõ nét trong tâm trí của mỗi người. Và mỗi lần nhớ lại, những kí ức, kỉ niệm ấy lại ùa về như một cơn gió, và mang theo những hình ảnh sống động như được trở về quá khứ.Chính nhờ Quà bánh, luôn gắn với kỉ niệm, để lại hương vị ngọt ngào mãi không tan trong trái tim mỗi người.
Ngày ấy tôi mới vào lớp Một. Bố mẹ tôi hay bận rộn nên gửi tôi cho ông bà. Và chú, em ruột bố tôi là người lãnh trách nhiệm đưa tôi đến trường mỗi ngày. Chú là người rất đặc biệt trong con mắt tooi, và mặc dù vẫn yêu thương chú nhưng tôi vẫn hơi có cảm giác sờ sợ. Vì chú hay đùa tôi hơi quá đà và nhiều khi làm tôi phát khóc. Vậy mà chú tỏ ra rất quan tâm và chiều chuông tôi. Khi nào đến trường chú cũng dừng lại một hai phút để mau cho tôi vài cía kẹo hay chiếc ô mai. Chiếc kẹo rất bình thường thôi nhưng nó lại có hình thỏi son nên tôi rất thích. Nhưng thích hơn cả là gói ô mai que. Gọi là ô mai que vì đây không phải những viên ô mai sắc gừng cay cay, chua chua ở nhà thường ăn mà là những que ô mai tròn, dài tầm cía bút chì và nhỏ hơn rất nhiều. Chiếc ô mai lại được bọc một lớp giấy gói bên ngoài trông rất đẹp và bắt mắt. Giờ ra chơi tôi hay rủ nhỏ bạn thân từ hồi mẫu giáo ra chia quà. Chúng tôi ngồi trên lan can tường( cao khoảng một mét là cùng) hay là trên ghế đá trong sân trường, dưới gốc cây bằng lăng tỏa bóng râm mát rượi, và mở gói có chiếc ô mai ra, cùng nhau nhấm nháp và ngắm hoa bằng lăng tím. Những lá hoa bằng lăng nhuộm tím phớt mỏng manh sếp thành từng chùm trông rất đẹp. Hai đứa lớp Một ứơc gì đủ cao như mấy anh chị lớp trên để tha hồ hái một bông, một bông thôi để nghịch ngợm và ngắm nghía. Chúng tôi vừa ăn ríu rít bàn chuyện với nhau như thế. Đến bây giờ tôi vẫn còn có thể cảm nhận được cảm giác háo hức khi mở lớp giấy bọc ra, rút ra một que ô mai nâu nâu, rồi nhấm một tý trong miệng rồi cắn ra. Chao ôi! Cái vị chua chua, ngon ngọt ấy sao mà tuyệt vời thế? Thức quà thật là đơn giản, rẻ tiền thôi nhưng đối với tôi ngon lành vô cùng. Với lại hồi ấy tôi đâu có quan tâm đến tiền bạc. Và rồi học sinh giỏi cuối năm bố mẹ thưởng tôi bằng một con búp bê to đùng. Còn chú tôi xoa đầu tôi và khen" Con giỏi lắm! Chú thưởng con nhé!" Rồi chú mua cho tôi những hai gói đầy nhóc ô mai que. Tôi sung sướng tha hồ chia ra cho những đứa em họ ăn cùng. Bạn thử đoán xem món quà nào tôi thích hơn. Có thể là con búp bê vì quả thực giá trị của nó khá lớn. Nhưng hai gói ô mai thì sao? Chúng tính ra có ba bốn nghìn, rẻ lắm đâu bằng con búp bê nhưng tôi vẫn thích nhất nhũng chiếc ô mai. Chúng ngon tuyệt! Vừa ăn tôi vừa vui sướng cảm ơn chú. Kỉ niệm ấy in rõ nét quá, làm cho tôi mỗi khi nhớ lại lại thấy mỉm cười.
Giờ tôi đã chuyển trường và lớn lên nhiều sau lần ây. Nhưng Quà bánh vẫn là Quà bánh và những que ô mai đã để lại hương vị chua ngọt mãi không tan trong trái tim tôi.
 
D

dung03022003

Bài 3

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh. người phụ nữ được đối xử công bằng và tiếng nói của họ đã được công nhận. sống trong xã hội bình đẳng như vậy, chúng ta khó mà hiểu hết sự bất công, những quan niệm cổ hủ của XHPK xưa. sống trong hoàn cảnh đó, cũng mang thân phận người phụ nữ , Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị mộc mạc và giọng thơ hàm xúc đa nghĩa, bài thơ bánh trôi nước đã biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc và sự tự hào về số phận và thân phận người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh độc đáo mà ko kém phần tinh tế: “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Mới đọc vào bài thơ ta những tưởng đây là một lời giới thiệu về một món ăn dân gian: món bánh trôi nước, từ hình dáng, cấu tạo và cách chế biến. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào với nước cho nhuyễn rồi nặn thành hình tròn nhỏ, nhân làm bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín bánh sẽ nổi lên. Người làm bánh khéo tay thì bánh đẹp, nếu vụng tay thì bánh bị nhão hoặc bị rắn.

Nhưng hãy đọc lại và suy ngẫm chúng ta sẽ hiểu được ngụ ý của tác giả, lời bài thơcòn là lời tự bộc bạch tấm lòng của người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên điều đó.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiện cách nói đậm đà, dân gian mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo và duyên dáng của con gái làng quê. cụm từ “vừa trắng lại vừa tròn” miêu tả hình dáng một chiêc bánh đẹp và hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp phúc hậu,thuỳ mị của người phụ nữ việt nam.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Câu thơ vừa gợi tả thân phận ngươi phụ nữ, vừa bày tỏ nỗi xúc động trước số phận bấp bênh, chìm nổi,long đong vô định của người phụ nữ. “nước non” là hình ảnh ẩn dụ cho dòng đời họ. nó thể hiện sự rộng lớn, chống trải, cô đơn mà người phụ nữ phải vượt qua.

Đó là kiếp khổ chung cho người phụ nữ. trong xã hội ấy người phụ nữ đẹp chỉ là món hàng để những cậu ấm thoả nguyện, cân,đo, đong, đếm. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Như ta đã biết, chiếc bánh muốn ngon ngoài nguyên liệu làm bánh thì còn phụ thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng vậy. họ sống lệ thuộc vào người khác: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử tức là lúc ở nhà thì cha bảo gì phải nghe đó, không được cãi nửa lời, khi lấy chồng thì phải theo chồng, cung phụng hầu hạ chồng bất kể người chồng đó đối xử với mình như thế nào, đến khi chồng mất, người phụ nữ vẫn không có cs riêng cho mình, mà p sống dựa vào con cái. Trên đời này làm gì có đạo lý nào vô lý đến thế? Nói đến đây thôi ta đã thấy vô cùng căm tức xã hội phong kiến mục nat với những hủ tục tồi tàn đó rồi. vậy mà người phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng sự phi lý bất công đó, họ phải đau đớn nhường nào? Dưới chế độ trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ không có sự lựa chọn, chỉ biết nhẫn nhục chịu đựng mà phó mặc cho số phận.
Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví:

“thân em như tấm lụa đào

phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
hay: “thân em như hạt mưa xa
hạt vào đài các hạt ra ruộng caayf”

thì hxh ngoài việc mtả thân phận ng phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của họ:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Cũng như chiếc bánh, dù chiếc bánh bị làm ra xấu xí méo mó đến đâu nhưng cốt ở mùi vị và “tấm lòng son” bên trong. để khi ăn thực khách vẫn cảm nhận được phần nào mùi vị đặc trưng của chiếc bánh trôi nước.

“tấm lòng son” tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn, sự sắt son chung thuỷ của người phụ nữ việt với chồng con. mặc cho số phận có đưa đẩy họ như thế nào thì họ vẫn không thay lòng. với giọng thơi quả quyết, câu thơ thể hiện niềm tự hào của người phụ nữ việt nam và biểu lộ khá đậm tính cáh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Bài thơ ns về người phụ nữ việt nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước,một món ăn dân tộc bằng 1 thứ ngôn ngữ bình dị,dân gian.thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã dk việt hóa hoàn toàn.thơ hàm xúc đa nghĩa giàu bản sắc xuân hương.bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối vs số phận và thân phân của người phụ nữ VN có giá trị nhân bản đặc sắc.nữ sĩ viết vs cả tấm lòng yêu mến,tự hào bản sắc nền văn hóa việt

Cũng giống như hồ xuân hương, để thể hiện niềm thương cảm cho số phận của người phụ nữ "hồng nhan" nhưng lại "bạc mệnh", không làm chủ được số phận của mình và lên án tố cáo xã hội phong kiên thối rữa ,mục nát đã đẩy ngưỡi phụ nữ xuống bờ vực sâu thẳm của cuộc sống, nhiều tác giả văn học trung đại đã viết nên những tác phẩm để đời, một trong số đó ko thể ko kể đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và Nguyễn Dữ với tác phẩm truyện kiều và chuyện người con gái nam xương. Thuý kiều và vũ nương là nx người phụ nữ “ hồng nhan” nhưng “bạc mệnh”. Với thuý kiều, nag 2 lần bị bán vào lầu xanh, cuộc đời nàng đầy rãnh bất công, ê chề. Còn vũ nương, là người phụ nữ đẹp người đẹp nêt nhưng lại bị ck nghi ngờ là hư thân mất nết và p chết rất oan uổng để giải thoat và chứng minh sự trong sạch của mình. số phận của 2 người phụ nữ ấy là tiêu biểu để tố cáo cho sự bất công của xhpk tồi tàn.

Người phụ nữ ngày nay họ được xã hội tôn trọng, là những người năng động ,hoạt bát. Họ giữ một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong gia đình. Họ là những người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa để sưởi ấm trong gia đình. Họ được tự do, bình đẳng, thế nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, đó chính là lòng thuỷ chung sắt son.
Nguồn :Zing blod

 
Top Bottom