[Văn 7] văn biểu cảm

P

pro3182001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về 1 bài thơ,bài ca dao(về mẹ hc về chả mẹ)mà em yêu thích nhất
mọi người jup mình nha bài thơ nào cũng đc
Đề 2 :Cảm nghĩ về lòng yêu nc và niềm tự hào dân tọc qua 2 tác phẩm Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
jup mình vs nha thứ 5 phải nộp rùi
 
P

phamducanhday

đề 1 :

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.



nguồn ST
 
Last edited by a moderator:
P

phamducanhday

đề 2 gần giống tham khảo nhá .

Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.

Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.

Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.

Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.

Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.

Nguyên văn :

Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san

Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.

Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng, những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều.

Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về kinh.

Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh
 
U

uyenun00

đề 2:
Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Nhưng bọn giặc tham tàn kia một lần nữa có ý định với nước Nam, dân tộc ta lại sôi sục ý chí chống quân thù, ý chí đó đã được thể hiện rõ ở bài Sông núi nước Nam.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

“Sông núi nước Nam” là một tuyệt tác, tác phẩm được khơi nguồn từ cảm xúc dạt dào về đất nước, dân tộc. Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm xúc ngắn gọn. Tác phẩm gắn với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời đại chống giặc ngoại xâm uy hùng, chính tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc đã được thể hiện qua từng con chữ. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước

“Sông núi nước Nam vua Nam ở”

Câu thơ bảy chữ tạo thành hai vế đối xứng, “Nam quốc” với “nước Nam” và “Nam đế” với “vua Nam”, đọc câu thơ em như cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người người Nam là nước chư hầu nên chỉ được xưng vương. Lối xưng “đế” của tác giả đã thể hiện tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước như Trung Hoa. Thế rồi khi xâm lược nước ta, áp đặt ách thống trị họ đã ngang nhiên biến nước ta thành một quận, huyện của chúng. Nhưng với ‎ chí quật cường trong lòng mỗi người, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc đã được giành lại từ hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước. “Nước Nam” tuy nhỏ bé song luôn tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với các nước khác. Đất nước ấy co chủ quyền, nền tự chủ thể hiện ở vai trò của “vua Nam”. Vua ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam đã khác”

Em thật xúc động trước niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sức khẳng định chân l‎ý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau

“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc như Bác Hồ – người cha già của cả dân tộc đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. “Trời”, quyền lực tối thượng, linh thiêng trong tâm linh của con người xưa cũng đã đồng tình và đã ghi gõ quyền làm chủ đất đai của người Nam ở “sách trời” ( thiên thư ). Điều này đối với ta ngày nay là một lẽ rất tự nhiên, bình thường nhưng ngày ấy - ngày mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận, huyện của chúng và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị thì tư tưởng, quyết tâm ấy thực sự có ý nghĩa và linh thiêng biết nhường nào. Trong câu thơ có hình ảnh của trời đất, thần linh, thật thiêng liêng biết bao! Lòng tự hào của dân tộc giúp ta đứng thẳng làm người, đối mặt với kẻ thù. Lời thơ đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh. Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động một niềm cảm xúc tràn vào lòng em. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt. Sức mạnh của ngôn từ trong câu thơ là sức mạnh của cả một cộng đồng quật khởi sẵn sàng chiến đấu và sẽ chiến thắng. Đây là niềm tự hào của nhân dân nước Việt đều có trong các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Ý thức độc lập tự chủ đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều biến cố đau thương song ý chí “độc lập” không bao giờ tắt. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc được biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử ấy.

Tác phẩm “Sông núi nước Nam” là một bản Tuyên ngôn Độc lập bất chủ, bộc lộ khí phách hào hùng. Cảm xúc thơ mãnh liệt tạo chất trữ tình, chính luận. Đó là một đặc điểm của thơ ca thời Lý-Trần khiến ngàn năm sau khi đọc lại lòng người vẫn bị cuốn hút, xúc động. Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi đọc kỹ từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng. Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn siêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ cõi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Bài thơ như mang cả hồn sông núi, khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt. Em là người Việt Nam - kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, em sẽ quyết tâm góp phần giữ gìn đất nước bằng cách cố gắng học tập trở thành một công dân tốt để bảo vệ, xây dựng nước nhà.

“Sông núi nứi nước Nam” là áng văn chương tuyệt tác, thể hiện tinh thần độc lập, khí phách anh hùng, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

nguồn net
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom