[Văn 7] Văn biểu cảm

C

cobekeomap

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai giúp em làm bài văn biểu cảm về cây cỏ dại với [tập trung miêu tả về cây cỏ dại giùm nha ]
:khi (154)::khi (154)::khi (196)::khi (196):
EM CẢM ƠN NHIỀU NHA
Chú ý Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
Không dùng chữ teen
Sử dụng khồn quá 4 icon
Vi phạm lần nữa phạt thẻ nặng
Đã sửa.Thân
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

Bàn tay của tạo hóa thật diệu kì. Nó tạo nên bao nhiêu cái đẹp, có những cái đẹp bất ngờ đến ngỡ ngàng. Khi nghĩ đến đá sỏi khô cằn, hẳn như một phản xạ tự nhiên, bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ ngĩ đến sự chết chóc, khô héo, nghèo nàn và tàn lụi. Nhưng ở những nơi như vậy tạo hóa vẫn tìm ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp rực rỡ, tỏa sáng đầy sức sống và kiêu hãnh, những chùm hoa trên đá.

Trên hoang mạc khô cằn bỏng rát vẫn có những loài xương rồng phát triển, sinh sôi, nảy nở và còn kết hoa nữa. Vùng sỏi đá khô cằn vốn là vùng đất dường như không có sự sống, nghèo nàn, hoang vu vậy mà cây hoa dại vốn nhỏ bé mông manh là thế, mọc hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người mà vẫn sinh sôi nảy nở, luôn tràn đầy sức sống, luôn mạnh mẽ, vẫn đâm chồi nảy lộc như thách thức với cuộc sống. Thành quả tất yếu của sự cố gắng không ngừng nghỉ là những chùm hoa, những bông hoa tuyệt đẹp. Chúng xứng đáng với vẻ đẹp kiêu sa đó, sau khi đã trải qua bao nhiêu thử thách của cuộc đời, trải qua nắng, gió và sự cần mẫn kiếm tìm sự sống ở nơi tưởng như không còn sự sống. Đất mẹ không tuyệt tình với ai bao giờ, người không ruồng rẫy, bỏ rơi những đứa con của mình mà chỉ dạy cho chúng cách sống, cho chúng nếm trải khó khăn để rồi trưởng thành và cảm nhận được hết cái đẹp, cái diệu kì của cuộc đời này, những thành quả ngọt ngào.

Đó cũng là một bài học đáng giá với con người. Con người sinh ra mang trong mình những khả năng đặc biệt và sức mạnh vô biên để vượt qua những phong ba bão táp của cuộc đời. Con người chính là sản phẩm hoàn mĩ nhất của tạo hóa. Trong cuộc sống biến đổi khôn lường này con người luôn phải vật vã để bước đi trên con đường mình đã chọn. Không có con đường nào là con đường không có chông gai và cạm bẫy, không có ai đạt được thành quả mà không có đau thương, bầm dập. Tôi chợt nhớ đến câu hát:

"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao..."

(Đường đến ngày vinh quang).


Đúng vậy, dù con đường có đẹp thì điều đó không có nghĩa là không có đau thương. "Thất bại là mẹ thành công", quan trọng là ý chí và nghị lực, không được phép bỏ cuộc, nếu chỉ vì con đường khó đi mà bỏ dở thì không bao giờ thành công. Vì trên con đường trăm ngả, không có, dù chỉ một, lối đi dễ dàng. Trong một câu chuyện tôi đọc có hai cô gái mê kịch nghệ, một người lớn lên trong gia đình truyền thống, có bố là đạo diễn nổi tiếng, mẹ là minh tinh mà bạc. Cô được rèn luyện, gọt giũa từ nhỏ vì thế kĩ thuật diễn của cô rất tốt và sớm được mang danh hiệu thiên tài. Song cô luôn khổ tâm và dằn vặt vì khi nhắc đến cô họ không bao giờ quên thân phận của cô, "thiên tài Ayumi, con gái đại minh tinh Utake", đó là cách họ nói về cô, cô thấy mình luôn núp dưới cái bóng của mẹ và vì thế cô đã phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của mẹ. Cô ganhtị với một cô bé nghèo, mồ côi cha, rồi mẹ cũng ra đi do căn bệnh phổi khi mà cô bắt đầu nổi danh trong làng sân khấu. Tất cả như sụp đổ, mẹ mất cô cũng không còn đủ dũng cảm để đứng trên sân khấu. Tất cả lại về con số không, cô mất tất cả. Nhưng có một thứ luôn tòn tại trong sâu thẳm trái tim cô là ước mơ, là đam mê cháy bỏng với kịch nghệ. Nó chưa bao giờ tắt. Tuy khong được học múa, học hát, học vũ đạo nhưng khi đứng trên sân khấu cô như hóa thân thành nhân vật, cô quên mất mình là ai, cô quên mất mình đang diễn, bản năng mách bảo cho cô biết mình phải làm gì và nhờ vậy cô sớm vượt qua tất cả mọi chông gai trên bước đường đời để rồi trở thành một siêu sao như mình hằng mơ ước. Để có được điều đó cô đã phải trải qua bao đắng cay, vùi dập và sự hãm hại của các thế lực đối địch nhưng cô chưa bao giờ bỏ cuộc. Họ là hai số phận, hai hoàn cảnh trái ngược nhau. Tuy Ayumi có vẻ may mắn hơn khi con đường của cô có vẻ như đã được trải thảm, đã được dọn sẵn nhưng rõ ràng cô cũng không hề dễ dàng gì khi bước đi trên đó để vượt lên đỉnh cao nghệ thuật và thoát khỏi cái bóng của mẹ mình. Maya lại may mắn có được cái năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, bản năng của một người nghệ sĩ nhưng ngược lại cô đã gặp không ít những khó khăn trắc trở trên đường đời. Rõ ràng con đường dù đẹp đẽ thế nào thì vẫn chứa chất khổ đau.

Có chăng một con đường bằng phẳng? Ví thử tồn tại một con đường như vậy, khi đạt được vinh quang liệu còn có ý nghĩa gì. Bởi lẽ vinh quang là thành quả của sự cố gắng, hi sinh, cả mồ hôi và nước mắt, có khi là xương máu. Vinh quang không phải là thành quả mà theo tôi là quá trình thực hiện.

Có những người sinh ra không may mắn, họ bị những dị tật bẩm sinh hay vì những tai nạn đáng tiếc mà thân thể họ không được nguyên vẹn nhưng nghị lực đã giúp họ đứng lên và chiến thắng nghịch cảnh để rồi dành lấy thành quả đáng tự hào như: chị Nguyễn Thị Nga, tuy người chị chỉ cao 1,29m nhưng đằng sau thân hình nhỏ bé ấy là một nghị lực lớn lao, nó đã đưa chị vào cánh cổng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, và cô bạn của chị tuy vừa câm vừa điếc nhưng vẫn có thể mở một cửa hàng lưu niệm để tự nuôi sống bản thân. Người phụ nữ tàn tật(mắc bệnh bại liệt), bà Nguyễn Thị Lân, 61 tuổi vẫn làm kinh tế, tạo dựng cuộc sống tự lập của mình và nuôi người mẹ già. Họ là những số phận, những con người kém may mắn nhưng luôn là tấm gương cho chúng ta ngưỡng mộ, học tập.

Bên cạnh những con người như vậy, vẫn tồn tại không ít những người dù sống trong môi trường tốt đẹp, là những loài cây được chăm sóc chở che trên mảnh đất màu mỡ mà vẫn không bao giờ biết nở hoa thậm chí còn héo rũ và chết, cũng có những cây phát triển tốt trong môi trường đó nhưng chỉ cần chịu nắng, phơi sương, một chút điều kiên khó khăn là chết rũ, không còn sức sống. Đó là những con người đáng trách nhưng cũng thật đáng thương hại, những số phận không cảm nhận được sự may mắn của mình, không tận dụng được nó, họ yếu ớt, hèn nhát, và không có nghị lực, không có tương lai.

Thiên nhiên tươi đẹp, và luôn đẹp dù ở những nơi ta không ngờ tới nhất. Nó không chỉ là kết tinh của sự sống, của tinh hoa đất trời mà còn là kết tinh của những bài học đường đời, bài học cuộc sống của thiên nhiên. Chúng ta vẫn thường quen thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên mà ít ai, ít khi thử suy ngẫm, tìm kiếm ở chúng một cái gì khác, một ý nghĩa nào khác, tinh hoa thật sự nằm sâu bên trong vẻ bề ngoài. Cuộc sống thật đẹp và diệu kì, thiên nhiên là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài học thú vị, ý nghĩa nơi người mẹ thiên nhiên.
Hình ảnh loài hoa dại bé nhỏ đã đơn độc, trơ trọi giữa đá sỏi khô cằn và nắng gắt với chùm hoa tươi đẹp gợi cho ta một sự thôi thúc, một cảm giác xốn xang. Cây hoa dại tuy bé nhỏ mỏng manh như vậy có thể sống, có thể dơm hoa trên sỏi tại sao con người, sản phảm hoàn mĩ nhất của tạo hóa lại không thể làm được điều tương tự chứ. Đúng vậy, là con người ta phải hơn thế, phải hơn thế, phải biết vượt lên số phận, dũng cảm đối đầu với nghịch cảnh, "ngẩng cao đầu" thách thức với khó khăn và chắc chắn là sẵn sàng đón nhận vinh quang vì cuộc sống chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn, trao cho bạn cái đáng được nhận. Con đường vẫn thênh thang phía trước hứa hẹn bao điều thú vị...

 
D

dragonsquaddd

Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,... Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen - loài hoa mộc mạc, thuần khiết.

Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê - hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.

Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..

Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
 
Top Bottom