[Văn 7] Văn bản "Xa ngắm thác núi Lư".

T

tuntun301

Tuy lớn hơn mười một tuổi,nhưng nhà thơ Lí Bạch cũng là người cùng thời với nhà thơ Đỗ Phủ.Quãng đời hai ông như một bản lề nối giữa hai thời kì cực thịnh và suy vong của nhà Đường,Trung Quốc với những cuộc chiến tranh nội bộ do các tập đoàn phong kiến thời đó gây nên.

Nếu thơ Đỗ Phủ là những bức tranh hiện thực của bao nỗi cơ cực buồn thương thì thơ Lí Bạch là tiếng lòng lãng mạn trữ tình lành mạnh.Chúng ta dễ bắt gặp ở thơ ông sự liên tưởng độc đáo,mạnh mẽ của một trí tưởng tượng phong phú,sự rung động sâu xa của một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn và tha thiết.”Xa ngắm thác núi Lư” là một minh chứng.Sau đây là bản dịch của bài thơ ấy :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Đầu đề của nguyên tác là: “Vọng Lư Sơn bộc bố”,nghĩa là xa ngắm thác bạc trên Lư Sơn.Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây,Trung Quốc có nhiều ngọn chạy dài,nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác nước sông này.

Hương Lô hay Hương Lư là núi Lư Hương,một ngọn của dây núi Lư trông giống như chiếc bình hương.Hai câu đầu của bài thơ là cảnh tổng quát của bức tranh sông núi hùng vĩ.Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác.Do đó,trước mắt ông,cảnh dòng thác và núi Lư đâu khác gì một bức tranh sơn thủy treo ở lưng chừng trời.Bức tranh này có nhiều màu sắc và có vẻ đẹp huyền ảo.Ở độ cao ba ngàn thước,dòng thác đổ xuống như bay hơi nước bốc lên thành những làn khói.Các làn khói nước này với muôn ngàn thấu kính li ti được ánh nắng mặt trời rọi vào,tạo nên một sắc tía cầu vồng kỳ ảo,đó là khói tía.Màu vàng của nắng,sắc tía của khói nước gợi nên vẻ đẹp huyền ảo của toàn cảnh.Dáng núi lại gợi hình giống chiếc bình hương.Bởi vậy,khi nhìn vào,nhà thơ chợt nghĩ đến chiếc bình hương khổng lồ đang tỏa khói nghi ngút giữa trời và nước.

Bức tranh kỳ vĩ của núi sông này như được bàn tay này của người thợ vẽ tài hoa là tạo hóa đã pha màu tạo sắc.Giữa nền xanh của núi,hơi nước trắng rọi tỏa bay như khói hương là dòng nước bạc đồ sộ,tuôn dài như một tấm vải trắng.Chữ Hán “bộc” là thác,”bố” là tấm vải.”Bộc bố” ý nói thác nước tuôn như một tấm vải trắng:

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Lời thơ và nhịp thơ mạnh mẽ làm nổi bật hẳn lên hình ảnh hùng vĩ,kỳ diệu của một dòng thác từ trên cao gần ba ngàn thước bay thẳng xuống.

Chỉ với ba câu thơ ngắn,ngòi bút tài tình của nhà thơ Lí Bạch,khung cảnh Lư Sơn như hiện ra trước mắt ta với đầy đủ màu sắc,hình khối,đường nét…Nhưng dường như ba câu thơ ấy chỉ để chuẩn bị.Sức mạnh của bài thơ,vẻ đẹp huyền ảo kỳ vĩ và đồ sộ của dòng thác núi Lư đã được dồn vào câu kết:

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Câu thơ trước hết là cảm nghĩ của nhà thơ khi đứng trước cảnh thực.Ông so sánh thác bay thẳng xuống như dải Ngân Hà tuột khỏi mây.Thật là một so sánh sáng tạo bất ngờ đầy thú vị và sảng khoái cho người đọc : “Nghi thị Ngân Hà lạc hữu thiên”.Dải Ngân Hà là nơi tập trung dày đặc muôn vàn tinh tú vắt ngang trời.Ánh sáng của dải sao này được so sánh với dòng sông bạc trên trời.Cách so sánh ấy cũng làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng thác nui Lư có thực ở trần thế.

Thấy dòng thác lấp lánh bạc đổ xuống tưởng như dải Ngân Hà lạc khỏi chín tầng mây ở trời cao,cao lắm,rơi xuống hạ giới,vào thời đại bấy giờ,đây là hình ảnh đầy tự hào về trí tưởng tượng của nhà thơ trước khung cảnh hùng vĩ và đầy thi vị của thiên nhiên.

Bài “Xa ngắm thác núi Lư” của Thi tiên Lí Bạch đã lưu lại muôn đời bằng phương tiện văn học cái đẹp hùng vĩ của một dòng thác khổng lồ kì lạ.

Càng đọc thơ ông,ta càng yêu thiên nhiên đất nước và càng khâm phục thi tài của ông,khâm phục sự phóng khoáng của một nhà thơ có trí tưởng tượng dồi dào,phong phú;có nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa vào bậc nhất đời Đường.

Nguồn từ: http://vanmau.com/forum/showthread....-Lu-Vong-Lu-Son-boc-bo-Li-Bach-#ixzz1C8UnlGnO
 
S

s2thiensutinhyeus2

hay , rất hay .
Cảm ơn bạn vì bài này verry good . Cố gắng phát huy nhé
 
S

son1122

dbfhdfbdjvkgcxvcncgxvcxhbxvhcbhvbhc bjvcnbcgdsfdshfdgfdghdtrejhtghdfgfdgvc bbfghx bcxjhfdc vdvghcjxvxvgdcfvdcjfgvcjvbcgkjfgn vcbjkvbjmvnbvbkjvhbhjnbhfbnfjbknbvb vbvbvbbvbbvjvcnbfvbvnbvnbvbnvmbvj:D
 
S

son1122

sõmbnfhsvgdkgomndfgbnghcbgcc bcb vgcvhg bcnvcgbvbcvncvbhcgbb fb cf bdjf jmbjbc vbc vncb cv n :):(:confused::mad::p;):D:eek::rolleyes::cool::eek:o-+:)|:-SS:)>-/:)@};-=((|-)o=>@-)b-:)|%%-:-*8-|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:D:D:D:D:D:D:D:-SS:-SS=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
 
S

son1122

:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d;):d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d:d|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)
 
B

braga

Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp và tâm hồn tác giả được khắc hoạ trong bài xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch


Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác nước núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Cảm nhận đươc tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch.
 
C

chankquetdat

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ trong trẻo, thiết tha. Nó là phần tinh tuý nhất của một con người luôn khát khao cống hiến, khát khao sống có ý nghĩa. Nó là tiếng lòng của nhà thơ và cũng là của tất cả những ai ham mê cái cuộc sống trần gian rất đẹp đẽ này.

Mùa xuân nho nhỏ ra đời khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương.
Với thể thơ 5 chữ, với cách ngắt nhịp nhanh, gọn mà vẫn có độ dư ba, bài thơ đã dâng lên trong lòng tôi cảm giác rộn ràng, náo nức. Những gam màu trong trẻo, những hình ảnh đẹp, tươi sáng và đầy sức sống trong mỗi câu thơ cứ thấm dần vào trái tim tuổi trẻ của tôi.

Mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước được nhà thơ cảm nhận trong sự căng đầy của nhựa sống, trong nhịp sống đang hối hả và trong sự tươi non mơn mởn của những hi vọng vào tương lai. Giữa màu xanh yên bình của dòng sông xuân, sắc tím biếc cuả bông hoa không hề lạc lõng, chông chênh. Nó bám chắc vào lòng sông như một sợi dây vô hình làm nên sức sống. Trên cái nền màu dịu êm của “sông xanh” và “hoa tím biếc”, tiếng hót trong vắt của con chim chiền chiện vút cao, ngân vang đến bất tận đến trời xanh. Từng tiếng, từng tiếng chim trong veo hay tiếng nhịp thở của khí xuân hoà vào trời đất, vang vọng vào trong lòng người như những “giọt tâm hồn” sáng long lanh. Tiếng hót ấy khiến ta không thể dửng dưng mà khiến ta phải thốt lên tiếng gọi rủ về cái khát khao muốn nắm bắt, muốn “đưa tay hứng”.

Không tách mình khỏi khí xuân của thiên nhiên, đất nước trong công cuộc chuyển mình đi lên cũng rộn ràng, hối hả. Sức sống của đất nước không chung chung, trừu tượng mà nó biểu hiện ra ở “sức xuân” của mỗi con người. Mùa xuân trên lưng lính, lộc xuân trong tay người nông dân. Mỗi bước đi của người gieo thêm một chồi biếc, một mầm non. Và cứ thế, sức xuân của đất nước lại dâng lên như những lớp sóng xôn xao. Đất nước phấn chấn, hứng khởi trong một nhịp thở mới, hối hả khẩn trương. Niềm tin mới của dân tộc được chắp cánh từ truyền thống bốn nghìn năm dựng nước. Thế nên, dẫu biết có những vất vả và gian lao nhưng cả nước “vẫn đi lên phía trước” với một quyết tâm không mệt mỏi.

Những câu thơ của Thanh Hải đầy ắp hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Nó tạo nên một không khí sôi nổi, háo hức, phơi phới vui tươi. Nó là một bức tranh tươi sáng sắc màu, là một bản nhạc rộn ràng tiết tấu trong trẻo, ngân nga và gợi cảm. Điều đặc biệt là: bức tranh thiên nhiên, bức tranh đất nước đầy sức sống ấy đã được nhà thơ cảm nhận khi ông đang ở vào cái giây khắc sắp lìa đời. Trên giường bệnh, nhà thơ vẫn mở rộng hồn mình, lắng nghe và đón nhận tất cả những thanh âm xao động của cuộc sống ngoài kia. Ông vẫn lắng nghe từng bước đi rất khẽ của đời. Bốn bức tường của phòng bệnh không thể ngăn cách cuộc đời với nhà thơ, những cơn đau của bệnh tật không làm giảm ý chí, bầu nhiệt huyết và niềm tha thiết yêu đời trong trái tim của người nghệ sĩ. Cái nghị lực phi thường ấy đáng để ta phải nâng niu và trân trọng xiết bao.

Bài thơ khép lại trọn vẹn trong tâm hồn và sự say sưa của người đọc bằng một ước nguyện thật chân thành và mãnh liệt biết bao. Nó thực là một khát khao đang bùng cháy: muốn được làm một nhành hoa như bông hoa tím biếc kia, muốn làm con chim hót vang trời những giọt long lanh như con chim chiền chiện. Cái khát khao không hề gợi một chút gì về hình ảnh khổ đau của một con người đang chết. Nó giống cái mãnh liệt và rạo rực của một sức thanh xuân đang tràn trề nhựa sống và khát khao cống hiến cho đời.

Nhiều người đã từng đồng ý với tôi rằng: những người trẻ tuổi đọc Mùa xuân nho nhỏ có thể tìm ra lý tưởng sống cho mình, còn với những người đã dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước thì vẫn thấy mình còn có thể làm được nhiều hơn. Mùa xuân nho nhỏ quả đã không chỉ là niềm say mê của riêng tôi. Nó xứng đáng là một bài thơ hay trong tủ sách quý của muôn người.
 
C

chankquetdat

Tuy lớn hơn mười một tuổi,nhưng nhà thơ Lí Bạch cũng là người cùng thời với nhà thơ Đỗ Phủ.Quãng đời hai ông như một bản lề nối giữa hai thời kì cực thịnh và suy vong của nhà Đường,Trung Quốc với những cuộc chiến tranh nội bộ do các tập đoàn phong kiến thời đó gây nên.

Nếu thơ Đỗ Phủ là những bức tranh hiện thực của bao nỗi cơ cực buồn thương thì thơ Lí Bạch là tiếng lòng lãng mạn trữ tình lành mạnh.Chúng ta dễ bắt gặp ở thơ ông sự liên tưởng độc đáo,mạnh mẽ của một trí tưởng tượng phong phú,sự rung động sâu xa của một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn và tha thiết.”Xa ngắm thác núi Lư” là một minh chứng.Sau đây là bản dịch của bài thơ ấy :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

Đầu đề của nguyên tác là: “Vọng Lư Sơn bộc bố”,nghĩa là xa ngắm thác bạc trên Lư Sơn.Lư Sơn là dãy núi ở Sơn Tây,Trung Quốc có nhiều ngọn chạy dài,nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác nước sông này.

Hương Lô hay Hương Lư là núi Lư Hương,một ngọn của dây núi Lư trông giống như chiếc bình hương.Hai câu đầu của bài thơ là cảnh tổng quát của bức tranh sông núi hùng vĩ.Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều ca
 
Top Bottom