[ Văn 7 ] Từ hán việt

K

konasu_naruto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
1 Các tiếng nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu(dùng độc lập),tiếng nào không
tiếng thiên trong thiên thư nghĩa là trời tiếng thiên sau đây nghĩa là gì:
thiên niên kỉ,thiên lí mã
thiên đô về Thăng Long (Lí Công Uẩn)
II/TỪ GHÉP HÁN VIỆT
1\Các từ sơn hà, xâm phạm,giang san thuộc từ láy đẳng lập hay chính phụ
2\a) ái quốc,thủ môn,chiến thắng thuộc từ ghép gì,trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại không
b)Các từ thiên thư,thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì?trong các từ ghép này,trật tự các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại
Chú ý [Tên ,lớp ]+tiêu đề
Đã sửa.Thân
 
Last edited by a moderator:
N

ngocthinhdan

Từ nam có nghĩa là nước Nam
Từ Quốc có nghĩa là đất nước
Từ sơn có nghĩa là núi
còn từ hà thì chị không có bít...
Tiếng nào cũng có thể dùng như một câu đơn để đặt câu ,trừ tiếng hà
thiên này chỉ là nhiều năm ,nhiều đời rùi
thiên đô về thăng long tức là dời đo vè thăng long.
Sơn hà là từ ghép đẳng lập.
Xâm phạm là từ ghép chính phụ.
Giang san chị nghĩ cũng là từ ghép chính phụ
Ái quốc ,thủ môn ,chiến thắng là từ ghép chính phụ
Còn lại em tự trả lời nhá..lâu rùi nên chị cũng không chắc lắm
 
H

hungson1996

nam : nc Nam
quốc : nước
sơn : núi
hà : sông
thiên niên kỉ : 1000 năm
thiên lí mã: ngựa chạy ngàn dặm

các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc từ ghép đẳng lập( hok phải từ láy đâu nha)
OK
THANK TUI NHA BẠN
 
M

mjnhyun

nam : phương nam
quốc: đất nước
sơn : núi non
hà: sông

thiên niên kỉ: nghìn
thiên đô về thăng long: dời

sơn hà, giang sơn: ghép đẳng lập
xâm phạm: ghép chính phụ

ái quốc, thủ môn, thiên thư : ghép chính phụ
 
A

angledark26

co cau tra loi giong minh
Từ nam có nghĩa là nước Nam
Từ Quốc có nghĩa là đất nước
Từ sơn có nghĩa là núi
còn từ hà thì chị không có bít...
Tiếng nào cũng có thể dùng như một câu đơn để đặt câu ,trừ tiếng hà
thiên này chỉ là nhiều năm ,nhiều đời rùi
thiên đô về thăng long tức là dời đo vè thăng long.
Sơn hà là từ ghép đẳng lập.
Xâm phạm là từ ghép chính phụ.
Giang san chị nghĩ cũng là từ ghép chính phụ
Ái quốc ,thủ môn ,chiến thắng là từ ghép chính phụ
Còn lại em tự trả lời nhá..lâu rùi nên chị cũng không chắc lắm
 
Z

zisaoius9

TỪ HÁN VIỆT
*I/ ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
1, Nam: Phương Nam
Quốc: Đất nước
Sơn: Núi
Hà: sông
Các tiếng: nam; quốc; sơn dùng như một câu đơn để đặt câu,trừ tiếng hà
2, Thiên niên kỉ: 1000 năm
Thiên niên mã: ngựa chạy ngàn dặm
Thiên đô về Thăng Long: Dời đô về Thăng Long
II/ TỪ GHÉP HÁN VIỆT
1/ các từ trên là từ ghép đẳng lập
2/a,Các từ trên là từ ghép chính phụ. Trật tự giống từ ghép chính phụ thuần Việt( chính trước, phụ sau)
b, Các từ trên là từ ghép chính phụ.Trật tự khác từ ghép thần Việt.(phụ trước, chính sau)
 
N

nhimcute17301

I/ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư
1 Các tiếng nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu(dùng độc lập),tiếng nào không
- Từ Nam có nghĩa là phương Nam
- Quốc là nước
- Sơn là núi
- Hà là sông
Tiếng quốc, sơn, hà không thể dùng độ lập, còn từ Nam có thể sử dụng độc lập ( chính xác 100% đó pạn)
tiếng thiên trong thiên thư nghĩa là trời tiếng thiên sau đây nghĩa là gì:
thiên niên kỉ, thiên lí mã: thiên nghĩa là nghìn
thiên đô về Thăng Long (Lí Công Uẩn): thiên nghĩa là dời
II/TỪ GHÉP HÁN VIỆT
1\Các từ sơn hà, xâm phạm,giang san thuộc từ láy đẳng lập
2\a) ái quốc,thủ môn,chiến thắng thuộc từ ghép gì,trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại không: Có
b)Các từ thiên thư,thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì?trong các từ ghép này,trật tự các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại: Không


Nhớ tks mình nha!^^
 
H

huhaton

I - ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT
1.
Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa ( Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...
2.
Thiên trong câu thiên niên kỉ, thiên lí mã nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

II - TỪ GHÉP HÁN VIỆT
1.
Các từ đó là từ ghép đẳng lập.
2.
a) Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
b)
Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

III - LUYỆN TẬP
1.
- hoa1: hoa quả, hương hoa / hoa2: hoa mĩ, hoa lệ
- phi1: phi công, phi đội / phi2 : phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
- tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
- gia1: gia chủ, gia súc / gia2: gia vị, gia tăng
+Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoa có các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.
2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:
quốc
đế quốc,...
sơn
sơn trại,...

định cư,...
bại
thất bại,...
3.
chính - phụ
thi nhân, phát thanh,
phụ - chính
hữu ích, đại thắng, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phong hỏa
4.
chính - phụ
tri thức, địa lí, ...
phụ - chính
cường quốc, tham chiến,...

nhớ like :):):)>-
 
M

manhchi123

TỪ HÁN VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.
Gợi ý: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...
b) Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?
(1) thiên niên kỉ
(2) thiên lí mã
(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.
Gợi ý: Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.
2. Từ ghép Hán Việt
a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
Gợi ý: Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.
b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
Gợi ý: Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
c) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
Gợi ý: Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:
- hoa1: hoa quả, hương hoa / hoa2: hoa mĩ, hoa lệ
- phi1: phi công, phi đội / phi2: phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
- tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
- gia1: gia chủ, gia súc / gia2: gia vị, gia tăng
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoa có các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.
2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:
quốc
đế quốc,...
sơn
sơn trại,...

định cư,...
bại
thất bại,...
3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng phân loại:
chính - phụ

phụ - chính

Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hỏa.
4. Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính - phụ
tri thức, địa lí, ...
phụ - chính
cường quốc, tham chiến,...
 
M

manhchi123

TỪ HÁN VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
a) Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.
Gợi ý: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...
b) Tiếng thiên trong bài Nam quốc sơn hà và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?
(1) thiên niên kỉ
(2) thiên lí mã
(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.
Gợi ý: Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.
2. Từ ghép Hán Việt
a) Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
Gợi ý: Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.
b) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
Gợi ý: Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
c) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.
Gợi ý: Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:
- hoa1: hoa quả, hương hoa / hoa2: hoa mĩ, hoa lệ
- phi1: phi công, phi đội / phi2: phi pháp, phi nghĩa / phi3: cung phi, vương phi
- tham1: tham vọng, tham lam / tham2: tham gia, tham chiến
- gia1: gia chủ, gia súc / gia2: gia vị, gia tăng
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các yếu tố đồng âm. Hoa có các nghĩa: bông hoa, người con gái; tốt đẹp. Phi: bay, chẳng phải, sai trái, vợ vua, mở ra. Tham: ham muốn, dự vào. Gia: nhà, thêm vào.
2. Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:
quốc
đế quốc,...
sơn
sơn trại,...

định cư,...
bại
thất bại,...
3. Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào bảng phân loại:
chính - phụ

phụ - chính

Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của mỗi yếu tố trong từ, xét vai trò các yếu tố. Trong các từ trên, các yếu tố đóng vai trò chính là: ích, thi, thắng, phát, mật, binh, đãi, hỏa.
4. Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính - phụ
tri thức, địa lí, ...
phụ - chính
cường quốc, tham chiến,...
 
Top Bottom