[văn 7 ] từ ghép và liên kết trong văn bản

C

conangkieusa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.
a, Em Nam nói : '' Cái áo dài của chị ngắn quá " nói như vậy đúng không ? tại sao?
b, có phải mọi loại cà chua đều chua không? nói " quả cà chua này chua quá!" có được không ? tại sao?
c, có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không ? cá vàng là loại cá như thế nào
2
so sánh nghĩa của các từ nóng lòng, mát tay , gang thép (anh chiến sĩ gang thép), tay chân ( 1 tay chân thân tín ) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng
3.
chắc em biết chuyện cổ tích kể về 1 anh trai cày đã đẵn đủ 100 đốt tre nhưng không nờ đến phép màu của bụt thì hông sao có được cây tre trăm đốt. truyện đó có giúp em hiểu điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không.

các bạn chưa đọc thì đọc nhé :
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: "Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho". Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng. Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: "Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre một trăm mắt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay".
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm mắt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: "Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho". Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: "Con đi chặt đếm đủ trăm cái mắt tre rồi đem lại đây ta bảo".
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm mắt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" đúng ba lần thì cây tre trăm mắt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" cho liền lại thành một cây tre trăm mắt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa


4. '' Đêm nay mẹ ko ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con ''
có người nhận xét : liên kết giữa 2 câu trên không chặt chẽ. vậy mà chúng được đạt canh nhau trong văn bản. em hãy giải thích tại sao
Giúp mình nhanh lên vội quá à :(:(@-)@-)@-)mình thabk ai giúp mình
 
U

uocmovahoaibao

1. a) Nói như vậy là không sai vì áo dài chỉ là tên 1 loại áo truyền thống của Việt Nam, cũng giống như sơ mi hay áo thun, chứ không phải trái nghĩa với áo ngắn, ở đây là chiếc áo dài, ngắn so với chiều cao của chị của Nam mà thôi
b) Từ cà chua chỉ là tên gọi mang ý nghĩa khái quát, dùng để gọi tên sự vật, chứ không phải tại vị nó chua, khi ăn sống ta có thể dễ dàng nhận thấy vị ngọt, chua của quả cà chua, nên nếu nói quả cà chua này chua quá là không sai
c) Không. Cá vàng (danh pháp hai phần: Carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh.
 
U

uocmovahoaibao

4. Nếu tách riêng 2 câu văn thì có vẻ rời rạc nhưng nếu đọc tiếp câu 3 thì ta thấy câu 3 kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ .
 
K

kool_boy_98

Không nhớ rõ lắm ^^~.

1.a) Vẫn đúng, vì "Áo dài" là tên một loại áo, ở đây cái áo dài bị ngắn hơn so với chiều cao của chị bạn Nam.

b) Không phải mọi quả cà chua đều chua.

Nói "quả cà chua này chua quá" đúng, vì cà chua khi ăn sống vẫn cảm thấy được vị chua và ngọt. [Câu này phải là "QUả cà chua này ngọt quá" chứ >"<, nếu là vậy vẫn giải thích như trên]

c) Không phải. Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xòe rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, thường nuôi ở trong bể.

2. Chúng có nghĩa khác hẳn với những tiếng cấu tạo nên chúng. Còn khác thế nào em tự giải nghĩa nhé ^^~.

3. ...

4. Vì hai câu chỉ là hai câu đơn bình thường, không có mối liên hệ nào giữa hai câu cả (thiếu từ liên kết).
 
H

hoangnvdk

Văn Học 7

Ai giúp mình làm 1 đoạn văn từ 5-7 câu và gạch chân từ liên kết
Mình cần gấp, ai làm thi mình sẽ cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh1203

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờ Tiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em
 
Top Bottom