Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn Đảng và toàn dân. Đúng dịp vào thời điểm nước ta chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XII vì vậy càng có ý nghĩa rất thiết thực. Hơn 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ rất quan tâm tiêu chuẩn, tư cách đạo đức của người cách mạng. Người thường nói: "...đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền tảng, cái bản chất. Giống như sông phải có nguồn nước, không có nguồn thì sông khô cạn. Cây phải có gốc rễ, không có gốc thì cây khô héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi cách mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân..."
Bác yêu cầu người cách mạng phải lấy đức làm gốc, tuy nhiên, tư tưởng đạo đức của Người rất coi trọng cả đức và tài. Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, tham ô, hủ hóa chỉ có hại cho đất nước. Có đức mà không có tài chẳng làm gì được thì không giúp ích cho ai. Người nêu rõ kiến thiết cần có nhân tài dẫu tại nước ta nhân tài tuy chưa nhiều lắm nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dụng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều.
Ngay sau khi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn *** là vấn đề cấp bách thứ 2 sau vấn đề nạn đói trong số những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì nạn *** là một trong những phương pháp độc ác mà thực dân dùng để cai trị chúng ta. Và một dân tộc *** là một dân tộc yếu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức vấn đề văn hóa, giáo dục. Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái. Bác luôn đặt biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người nói : " Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại ". Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết "Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người". Vì vậy, muốn có nhân tài phải trồng và dĩ nhiên là rất công phu, và giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Bởi giáo dục tạo nên chất người, nên nhân tài. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh. Đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, Người còn coi trọng chính sách sử dụng nhân tài. Trong bài "Tìm người tài đức" ngày 20/11/1946, Bác viết: "Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức. Nghe vì Chính phủ nghe không đến, thấy không gấp đến nổi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận". Nhờ có tấm lòng thật sự trọng dụng nhân tài nên Bác đã tập hợp được đội ngũ trí thức từ nước ngoài về phục vụ sự nghiệp kiến quốc như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Lê Văn Thêm, tướng Nguyễn Sơn, Tạ Quang Bửu... và nhiều chiến sĩ khác gắn bó, đem hết tài năng để xây dựng đất nước, phục vụ kiến quốc.
Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác về tài và đức, mỗi người chúng ta nhất là cán bộ lãnh đạo cần nhận thức đức và tài có mối quan hệ hữu cơ, đan xen, quyện chặt với nhau tạo nên uy tín người cán bộ. Chú trọng cấp càng cao thì đức và tài phải tương ứng, mẫu mực trong cuộc sống mới thu phục được nhân dân, mới làm gương sáng, mới xứng đáng là người kế tục sự nghiệp và đạo đức của Bác để lại. Nghĩa là phải có tài năng, trí tuệ nắm bặt được vận hội, tranh thủ được thời cơ, năng động, sáng tạo vượt qua thử thách. Ngay lúc sinh thời, Người đòi hỏi trí thức cách mạng phải là những người vừa có tài, vừa có đức. Tư tưởng về tài và đức của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa học, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc, là bài học vô cùng quý giá cho chúng ta noi theo. Đạo đức và tài năng không phải là thứ sản phẩm bẩm sinh hoặc tạo hóa ban cho hoặc chờ đợi người khác mang đến cho mà phải đầu tư học vấn, mở mang tri thức và được trải nghiệm qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng của con người. Nhân tài có vai trò quyết định trong việc làm cho dân giàu, nước mạnh. Bởi vì quần chúng sáng tạo ra lịch sử và nhân dân có thể làm cho xã hội đột biến về chất đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bác nói: "Không biết thì học, học để làm được. Chỉ đòi hỏi có quyết tâm hay không. Nếu có quyết tâm thì làm được hết".
Ngày nay, hiệu suất của kiến thức là nhân tố quyết định của từng cá nhân và từng doanh nghiệp, nói rộng ra là của toàn xã hội. Học tập tư tưởng đạo đức của Người, mỗi chúng ta cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa ý thức làm chủ tập thể, chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.