Văn [VĂN 7] Tiếng việt

P

prokick97

Last edited by a moderator:
H

hiemcokhotim_love

Bạn ui! Tôi thương lắm đâu phải câu đặc biệt, cũng chả phải câu rút gọn.
Chẳng phải CN là tôi, VN là thương lắm sao?
Uhm, cái nèy chắc là bạn nhầm ùi
Ở đây thường xảy ra tai nạn cũng là câu bình thường thui mà!
Trong câu nèy, "ở đây" là chủ ngữ và phần còn lại là VN.
:)
Có j liên lạc vs mỳnk qua njck Y!M: kobold_cutely_wilful và hiemcokhotim_love (hoặc cafemuathu_JanFeb)
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 7] - Tiếng Việt - Câu rút gọn và câu đặc biệt.

Chào em!
Lần sau em chú ý cách đặt tiêu đề cho câu hỏi của mình nhé.
Để phân biệt được Câu rút gọn và Câu đặc biệt thì trước tiên em phải hiểu rõ nội dung khái niệm hai loại câu đó.
- Câu rút gọn tức là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Đơn giản nhất để phân biệt loại câu này đó là người ta thường hay lược bỏ Chủ ngữ (Vì sắc thái được nói đến trong câu thường là của chung mọi người)
- Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình chủ - vị, để xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; Bộc lộ cảm xúc, Gọi đáp. Đơn giản nhất để phân biệt loại câu này đó là người ta thường hay lược bỏ cả Chủ ngữ và Vị ngứ (Giống như một Trạng ngữ nhưng đứng độc lập thành một câu. Nếu là Trạng ngữ sẽ gắn với câu bằng dấy phẩy "," nhưng nếu là Câu đặc biệt sẽ đứng độc lập và được ngăn cách với câu sau bằng dấu chấm "."
Với định nghĩa như vậy, chúng ta có thể thấy 2 ví dụ:
- Ở đây thường xảy ra tai nạn
- Tôi thương lắm.
Câu 1: Câu rút gọn (thiéu Chủ ngữ): Ở đây là Trạng ngữ, thường xảy ra tai nạn là thành phần vị ngữ của câu.
Câu 2: Câu đơn bình thường ( Tôi là Chủ ngữ, thương lắm là vị ngữ)
 
N

neu_em_khong_phai_giac_mo01

Chào em!
Đơn giản nhất để phân biệt loại câu này đó là người ta thường hay lược bỏ cả Chủ ngữ và Vị ngứ (Giống như một Trạng ngữ nhưng đứng độc lập thành một câu. Nếu là Trạng ngữ sẽ gắn với câu bằng dấy phẩy "," nhưng nếu là Câu đặc biệt sẽ đứng độc lập và được ngăn cách với câu sau bằng dấu chấm "."
Với định nghĩa như vậy, chúng ta có thể thấy 2 ví dụ:
- Ở đây thường xảy ra tai nạn
- Tôi thương lắm.
Câu 1: Câu rút gọn (thiéu Chủ ngữ): Ở đây là Trạng ngữ, thường xảy ra tai nạn là thành phần vị ngữ của câu.
Câu 2: Câu đơn bình thường ( Tôi là Chủ ngữ, thương lắm là vị ngữ)

Tôi không hoàn toàn đồng ý với bạn về nội dung này.

1. Cách thức phân biệt Câu rút gọn với Câu đặc biệt.

Cách phân biệt bạn nêu trên thực ra mới chỉ nêu hình thức của câu đặc biệt (mà cũng chỉ là một phần, vì có những câu đặc biệt đâu phải chỉ diễn tả: thời gian, địa điểm, cách thức ... do đó nó không phải là Trạng ngữ như bạn viết)
Thực ra, có một thao tác đơn giản để xác định xem đó là câu đặc biệt hay câu rút gọn: Đó là căn cứ vào ngữ cảnh của câu văn (tức là vị trí và ý nghĩa của câu văn đang xét trong đoạn văn, bài văn).
- Nếu là câu rút gọn: Bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại được câu văn ấy với cấu trúc toàn vẹn (đầy đủ các thành phần nòng cốt câu)
- Nếu là câu đặc biệt, bạn không thể khôi phục lại được câu văn có đủ các thành phần nòng cốt câu (CN và VN)
Một ví dụ:
Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
Hai câu in đậm trên là hai câu đặc biệt. Không thể khôi phục lại nó theo mô hình câu đầy đủ.
Nhưng trong ví dụ dưới đây:
- Ba anh hy sinh ở đâu ?
- Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975.
Đây là câu rút gọn. Có thể khôi phục lại câu về mô hình đầy đủ như sau:
"Mùa xuân năm 1975, ba anh hy sinh ở Sài Gòn".

2. Xác định loại câu:

Câu văn: "Ở đây thường xảy ra tai nạn" không phải là câu rút gọn (nếu bạn cho là câu rút gọn, bạn thử khôi phục lại thành phần chủ ngữ đi :D), cũng không phải là câu đặc biệt (hiển nhiên rồi). Đây là câu đơn trần thuật đơn. Nó là một dạng câu khá phổ biến trong tiếng Việt - Câu tồn tại. Với dạng câu này, thành phần chủ ngữ (tai nạn) bị đảo xuống đứng sau vị ngữ (thường xảy ra) (không phải bị tỉnh lược nhé). Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta nói và đọc vô số những câu như thế:
- Trên đường, có rất nhiều xe cộ.
- Vào mùa đông thường có sương muối.
- Có những người sinh ra để làm nên lịch sử.
- Từ xa, vẳng lại tiếng suối róc rách tựa như tiếng hát trong vắt của một thiếu nữ trong đêm.
Mô hình: (Ở đâu đó), có (tồn tại) cái gì/việc gì đó.

Xin được học hỏi :)

* Ko viết chữ đỏ nha bạn !
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

câu :"ở đây thường xảy ra tai nạn" thuộc kiểu câu gì(câu đặc biệt hay câu rút gọn)
còn câu:"tôi thương lắm" thuộc kiểu câu gì(câu đặc biệt hay câu rút gọn)

Chời chời, xem nào, câu 1 thì rõ ràng "ở đây" là TN, còn "thường xảy ra tai nạn" là cum VN, nên là câu rút gọn. Còn câu 2 trên đầy đủ CN và VN, nên chả phải CRG cũng ko là CĐB. Đúng mà T^T
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom