Văn [VĂN 7] Thơ Hồ Chí Minh

T

thaolovely1412

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Vào một đêm rằm tháng giêng năm Mậu Tý 1948, trên đường trở về sau khi dự Hội nghị BCH Trung ương Đảng mởrộng ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh cảm hứng sáng tác bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng).Phiên âm bài thơ:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền


Nhà thơ Xuân Thuỷ kể rằng, sau khi đọc xong bài thơ, Bác nói: Trong bài thơ Bác có nhắc đến tên chú Xuân Thuỷ, vậy chú Xuân Thuỷ hãy dịch đi. Và nhà thơ Xuân Thuỷ đã dịch như sau: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hai câu đầu bài thơ mở ra trước mắt người đọc một đêm trăng xuân. Đó là đêm Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), nguyệt chính viên (trăng vừa tròn). Không gian khắp nơi bàng bạc sắc xuân, hương xuân và tình xuân. Tứ thơ đẹp bay vút từ mặt nước của dòng sông xuân lên tận trời xuân để toả ra trong một không gian đầy trăng. Trăng và xuân hoà quyện với nhau dường như không còn phân biệt được nữa. Đến câu thứ ba, người đọc tưởng chừng như con thuyền lạc vào nơi sâu thẳm của dòng sông đầy khói sóng (yên ba thâm xứ) thì ý thơ đột ngột hạ xuống ba chữ “đàm quân sự” (bàn việc quân). Thì ra con thuyền chở Bác cùng các đồng chí của ta là để bàn việc kháng chiến. Sau dấu lặng của ba chữ này, hơi thơ bất ngờ chuyển hướng và ngưng đọng lại ở cuối bài thơ bằng một hình ảnh lộng lẫy đầy ánh trăng: nguyệt mãn thuyền (trăng đầy thuyền). Một con thuyền đầy trăng. Hình ảnh thơ không mới nhưng đấy lại là một sáng tạo mang tính thẩm mĩ.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc xong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là phong vị của Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, lại có sông xuân, nước xuân, trời xuân và có cả khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ, man mác; không gian bao la, yên tĩnh; thiên nhiên hữu tình, ấm áp…, chỉ khác là thi nhân không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú văn chương mà chỉ “đàm quân sự”. Đây không phải là lần đầu tiên cái cốt cách của “nhà hiền triết phương Đông” toả sáng trong tâm hồncủa Bác. Trong lần “Đi thuyền trên sông Đáy” Bác cũng cảm nhận được “Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo”một cách hữu tình. Bài thơ làm ta liên tưởng đến câu thơ của Vương Bột đời Đường “Lạc hà dữ cô vụ tề phi/ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” (Cánh cò bay với ráng pha/ Sông thu cùng với trời xa một màu) hay câu thơ của Trương Kế “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” (Thuyền ai đậu bến Cô Tô/Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn). Có thể nói, sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với thơ Đường đã tạo nên một vẻ đẹp riêng trong thơ Bác không dễ lẫn vào đâu được.
Cảm thức bài thơ, tôi nghĩ đến một hồn thơ tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên và hơn thế là một trí tuệ mẫn tiệp Hồ Chí Minh. Điều này được thể hiện qua chiều sâu của cảm xúc và tư duy lôgic nội tại của bài thơ, nhất là ở câu mở đầu và câu kết thúc. Ta thử hình dung con thuyền chở đầy trăng trong đêm rằm tháng giêng trở về vào lúc nửa đêm. Chỉ cần cái khoảnh khắc thời gian (nguyên tiêu, dạ bán) chệch đi, hoặc giả con thuyền chao nghiêng dù chỉ một chút thôi cũng đủ cho con thuyền trở nên lạc lõng, không còn đầy trăng nữa. Bởi chỉ có thể là trăng vừa tròn (nguyệt chính viên) vào đúng dạ bán (nửa đêm) của rằm tháng giêng thì trăng mới mãn thuyền (đầy thuyền). Sự kết hợp chữ viên ở câu thứ nhất và chữ mãn ở câu cuối đã tạo nên vầng trăng viên mãn (tròn đầy) của đêm rằm tháng giêng. Đó cũng là sự viên mãn của một hồn thơ đang thăng hoa giữa đất trời quê hương. Và, dường như con thuyền chở đầy ánh trăng kia cũng là con thuyền kháng chiến đang chở đầy những chiến công và niềm vui thắng trận. Phải chăng đó là ánh sáng của tinh thần hiện đại trong thơ Bác.
Càng đọc thơ Người, ta càng cảm được vẻ đẹp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại, giữa thi sĩ và chiến sĩ, giữa truyền thống và cách mạng và hơn hết là vẻ đẹp trí tuệ trong chiều sâu cảm xúc của thơ Hồ Chí Minh. Xin mượn những câu thơ của Hoàng Trung Thông để thay cho lời kết
Đọc thơ Bác
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh,
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
 
L

leo345

Dàn ý bài cảm nghĩ” cảnh khuya”

1.Mở bài:
_ Bài Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. tại chiến khu Việt Bắc.
_ Giữa hoàn cảnh kháng chiến gay go, gian khổ. Bác vẫn gữ vững phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với mình.

2.Thân bài:
* Cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
_Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng lúc gần lúc xa.
_nhịp thơ 2 / 1 / 4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
_Sự so sánh. liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
_Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh sinộng: Trang lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng , bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa. lung linh, huyền ào,...
_nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm tr từng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
*Tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
_Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi và xúc động thốt lên: Cảnh khuya như vẽ (đẹp như tranh).
_Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác vơi di nỗi lo về trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
_Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3.Kết bài:
_Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
_Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 
C

conanphamtuan6a1

Cá nhân
• ME
• MP3
• NEWS
Blog cá nhân củaHoly Rosy
Viết blogBlog cộng đồng
Về blog của tôi
• TRANG BÌA
• DANH SÁCH BLOG
• BLOG YÊU THÍCH
• BLOG ĐƯỢC TAG
Sự kiện tháng 11 "Khắc ghi ơn nghĩa thầy cô". Tham gia ngay !
Hủy theo dõi
61thích72bình luận6561 lượt xem
Chia sẻ:



phát biểu cảm nghĩ về bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí MInh
18:00 - 22/05/2013Holy RosyVăn học

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
Chia sẻ:



• Người được tag:

Bạn cảm thấy bài blog này như thế nào?


70
yêu rồi


18
tặng hoa


4
đồng cảm


11
chuồn thôi

72 bình luận
Thích
Chia sẻ
Báo xấu
Hủy theo dõi
nickphu_cuaje, sophia nàng công chúa xinh đẹp và 59 người khác thích điều này.
Xem thêm lời bình luận

I LoVe ji yoen All My LiFecug rất hy
6 tiếng trước Trả lời

Spider man
11 phút trước Trả lời
Nhập lời bình
CÁC BÀI BLOG KHÁC


Ma Kết đa cảm, chung tình
12:57 - 17/05/2013

Bảo Bình thông minh, đa tài
12:53 - 17/05/2013

Song Ngư lãng mạn, tinh tế
12:51 - 17/05/2013

Bạch Dương chung thuỷ, hài hước
12:47 - 17/05/2013
Holy Rosy
Tường nhà

happy halloween [Ma cà rồng đây]
• Hạng
15
• Tổng số blog
39
• Điểm
1.795
BLOG MỚI
• Các Shugo Chara
• Dự đoán tháng 8 của các chòm sao
• Nếu mỗi người biết tha thứ
• Nét riêng biệt của 12 chòm sao
• 12 chòm sao thế giới yêu tinh
• phát biểu cảm nghĩ về bài "Bánh...
• phát biểu cảm nghĩ về bài "Qua đèo...
• phát biểu cảm nghĩ về bài "Sông...
BÌNH LUẬN MỚI
;-D bài văn này hay wá. thật tuyệt
troi oi viet mai ma khong thay het
[t=813]Thần chết cũng...chít[/t]
mình cung ma kết[t=796]Ma Kết điềm tĩnh[/t]
im coi, biêt vậy đừng thích. Thích rồi ngày nào vô zingme cũng thấy cả đống thông báo tụi bây bình luận
CHỦ ĐỀ
• Chưa có chủ đề6
• Nháp0
• Cung hoàng đạo15
• Văn học10
• Quà tặng cuộc sống11
• Truyện tranh1
Developers
Copyright © Zing
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN VNG
Giấy phép MXH số 01-GXN-TTDT
Một sản phẩm của

+10
Chat (0)

Bạn muốn chia sẻ bài blog này với bạn bè ?
Chia sẻ ngay Đóng
 
Top Bottom