[ văn 7 ]thi h/s jioi văn cấp trường

R

rinkirigimine

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1:(4đ') vít đoạn văn ngắn (5-7 câu) GT về TG Phạm Văn Đồng và VB đức tính giản dị của BH
C2:(4đ') chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đc TG sử dụng trog đoạn thơ cuối của bài thơ tiếng gà trưa
C3: (12đ')phát bỉu cảm nghĩ về bài thở qua đèo ngang
~~~~~~~~hics chìu vừa thi xong~~~~~~~~~~~~
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyenkmhd

C1:(4đ') vít đoạn văn ngắn (5-7 câu) GT về TG Phạm Văn Đồng và VB đức tính giản dị của BH
C2:(4đ') chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đc TG sử dụng trog đoạn thơ cuối của bài thơ tiếng gà trưa
C3: (12đ')phát bỉu cảm nghĩ về bài thở qua đèo ngang
~~~~~~~~hics chìu vừa thi xong~~~~~~~~~~~~

C1: Với dân tộc Việt Nam ta, Bác Hồ luôn là vị lãnh tụ vĩ đại. Nhưng Bác còn là người cha già muôn vàn kính yêu của nhân dân_ vì Bác sống giản dị như bao người Việt Nam khác. Lối sống giản dị của Bác được ghi lại, được nhận xét trong nhiều tác phẩm. Nhưng có lẽ tác phẩm hay nhất, xúc động nhất với học sinh chúng ta là văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không chỉ là một học trò giỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông còn là một người đồng chí, đồng đội thân thiết của Bác. Có lẽ đó cũng chính là lí do khiến ông viết được một tác phẩm hay và ý nghĩa như thế.

C2: Đoạn cuối của bài thơ " Tiếng gà trưa", tác giả Xuân Quỳnh viết
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.​
Trong đoạn thơ trên, Xuân Quỳnh đã sử dụng điệp từ " vì" một cách khéo léo. Cách diễn đạt này ý nhấn mạnh nguyên nhân người chiến sĩ chiến đấu. Đó là vì Tổ quốc, vì xóm làng nhưng quan trọng hơn là vì bà, vì tiếng gà , vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Không phải vì một nguyên nhân nào quá lớn lao mà chính là vì những kỉ niệm tha thiết gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Qua đó, ta có thể thấy tác giả yêu như thế nào, tran trọng như thế nào những kỉ niệm tuổi thơ và đặc biệt là người bà yêu dấu.

C3:
Đèo Ngang- địa danh gắn liền với sự ra đời của triều Nguyễn qua câu thơ “Hoành sơn nhất ***, vạn đại dung thân”. Đèo Ngang còn tồn tại trong kí ức những người yêu thơ văn qua bài “Qua Đèo Ngang” được bà Huyện Thanh Quan - một phụ nữ Việt Nam giỏi chữ, sống vào thời cuối nhà Lê, đầu đời Nguyễn – sáng tác nhân dịp đi qua Đèo Ngang khi vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức.

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Ngay từ đầu bài thơ , cảnh vật ở đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt thật khoáng đạt, thật hữu tình nhưng cũng thật hoang vu và hiu hắt . Chỉ có “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” trông thật hoang sơ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả về không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”​
Giữa không gian mênh mông, trống trải của đèo Ngang không phải không tồn tại sự sống. Vẫn có người, có chợ, nhưng thưa thớt quá, tiều tụy quá. “ Lom khom” vài chú tiều đang uể oải trở về nhà. “Lác đác” vài nhà chợ ở ven sông. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn, mà trái lại càng làm tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà , nhớ quê.

Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”​
Tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng khắc khoải của nhà thơ ? Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ.

“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng , ta với ta”​
Đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé . Nỗi buồn của con người cũng như cô đặc lại.Không người chia xẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ gặm nhấm một mình, “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao.

Bằng cách dùng điệp ngữ, điệp từ, dùng những từ láy âm giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ, nhân hóa, Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn , nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
 
Top Bottom