[Văn 7] So sánh

N

nuocmatvohinh

H

hoa_anh_dao_2000

Bạn tham khảo nhé!

@ Giống nhau:
- Cả 2 câu thơ đều miêu tả tiếng suối chảy.
- Đều sử dụng nghệ thuật so sánh.

@ Khác nhau :
- Trong câu thơ của Nguyễn Trãi tiếng suối được so sánh với tiếng đàn cầm gợi cho người đọc hình dung tiếng suối chảy du dương như đang đánh đàn, song bức tranh ở đây hiện lên còn thiếu vắng con người.
- Còn trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí MInh tiếng suối đuọc so sánh với tiếng "hát xa" gợi
cho người đọc hình dung tiếng suối chảy du dương, déo dắt như tiếng hát trong trẻo của người con gái từ xa vọng lại. Việc so sánh tiếng suối như tiếng hát của người con gái đã làm cho bức tranh ở đây không chỉ đẹp, sống động mà còn ấm áp tình người.
 
N

nhungsocola_hd

so sánh

So sánh:
a. Điểm giống nhau: vẻ đẹp của non sông Việt Nam. Hai thi phẩm, hai tâm hồn thi sĩ có nét tương đồng: giao cảm, hòa nhập với thiên nhiên. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh lắng nghe và miêu tả tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca. Đồng thời hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả tiếng suối như một giai điệu du dương trầm bổng tuyệt vời. Tiếng suối không chỉ là lời thơ mà còn là lời âm nhạc.

b. Điểm khác nhau:
Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn (một thanh âm tự nhiên) gợi nhớ tiếng đàn cầm. Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ.

Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tổ quốc. Bác không phải là một ẩn sĩ.

Sự khác nhau trong miêu tả cảnh thiên nhiên còn được quy định bởi đặc trưng thi pháp. Thơ ca trung đại dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng. Thiên nhiên là hình tượng trung tâm của cuộc sống. Thơ Bác vẫn mang vẻ đẹp cổ điển nhưng con người mới là hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
Nhớ thanks nha!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom