[văn 7 ]Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

S

stary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(********* nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay........
 
Last edited by a moderator:
G

g_dragon_bigbang_no.1

bài của bạn là phân tích tùi, hok là phát biểu cảm nghĩ đâu. Xem lại đi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Để sửa, hãy thêm vài câu phát biểu cảm nghĩ của mình xem lẫn các câu phân tích, như vậy sẽ ấn tượng lắm đó!!!!!!!!!!!!!!
 
M

minhtu_kahp

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)
Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:
"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"
(********* nhất định phải tan vỡ)
Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay.
 
D

dqn1999

[Van 7]Cam nghi ve bai tho "Pho Gia Ve Kinh"

Ai giúp mình làm cảm nghĩ về bài thơ phò giá về kinh để mình KT tập trung đi, cố gắng làm đẩy đủ ý mà ngắn gọn để em được điểm cao nha! tks trước
 
C

conan99

Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.

Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.

Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.

Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.

Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.

Nguyên văn :

Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san

Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.

Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng, những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều.

Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về kinh.

Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh
 
N

nguyentuyetnu

[Bằng giọng thơ thất ngôn tứ tuyệ đường luật, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, SÔNG NÚI NƯỚC NAM là BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.


Nhớ cảm ơn mình nhé!
 
A

anhthu7bvk

Trong các tác phẩm văn học thời trung đại , có rất nhiều các tác phẩm hay mang giá trị cao về nghệ thuật lẫn nội dung , nhưng em thích nhất là bài thơ " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến . Bài thơ " bạn đến chơi nhà " được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng lại có sự sáng tạo rất độc đáo , được viết theo mạch cảm xúc tuôn trào 1-6-1. Bài thơ kể về một tình bạn đằm thắm của đôi bạn già tri kỉ , qua đó thể hiện sự dí dỏm , hóm hỉnh tột đỉnh của ông.
" đã bấy lâu nay , bác tới nhà "
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ kiệt xuất , nhưng song do thời nhiễu nhương , giặc Pháp xâm lược nước ta nên ông đã cao quan về ở ẩn một vùng quê hẻo lánh . Câu thơ được ngắt nhịp 7-3, đây là như một nụ cười , một sự reo vui , một nỗi niềm nhớ bạn của Nguyễn Khuyến khi được gặp lại ông bạn già sau nhiều năm xa cách. " Đã bấy lâu nay " thể hiện một quãng thời gian khá dài , từ " bác " ông dùng rất thân mật để chỉ đây là một người bạn quí , đây là một vị khách quí tới thăm ông . Em như cảm nhận được một lời chào thân thiện đan xen nỗi niềm vui sướng của đôi bạn già trong lần gặp lại nhau.
Đáng lẽ Nguyễn Khuyến sẽ tiếp đãi bạn mình một bữa ăn thịnh soạn do cây nhà lá vườn , nhưng Nguyễn khuyến đã tạo ra một tình huống tiếp đãi bạn khá oái oăm khiến em cũng thấy rất khó xử : Thức ăn dân dã cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả hiện lên trong hình thức tiềm ẩn. Tưởng chừng có nhưng thật ra không có thứ gì thể hiện sự hài hước , dí dỏm thể hiện qua từng câu biện minh :
" trẻ thời đi vắng , chợ thời xa
ao sâu nước cả , khôn chài cá
vườn rộng rào thư khó đuổi gà
cải chửa ra cây , cà mới nụ
bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
đầu trò tiếp khách , trầu không có "
Chợ thì ở xa , trẻ con không có để sai vặt , bầu vừa rụng rốn , cá thì ao sâu khó bắt , gà thì vườn rộng , rào thư khó đuổi, cải vừa hết mùa , cà lác đác chớm nụ , mướp đang ra hoa. sự hóm hỉnh đã lên tới tột đỉnh khi " miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có ". Nhà thơ đã vẽ lên một lời biện minh rất chính đáng , nhưng song cũng là thể hiện nhà thơ sống rất giản dị , dân dã , trong một ngôi nhà nhỏ với đủ các loại cây trồng. Khi đọc đoạn thơ em đã rất thảng thốt mà đến thương cảm : Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống một cuộc đời thiếu thốn vậy sao ?... Nguyễn Khuyến đã cho người đọc người nghe cảm nhận được cuộc sống thanh nhàn , giản dị của mình , đồng thời qua đó thể hiện tính cách thanh minh , liêm bạch , không màng danh lợi , không màng một cuộc sống giàu sang , giàu có của quan. Ông tạo ra một tình huống như vậy , vừa là một sự đùa vui , vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi bạn chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ là một sự chân tình , đằm thắm của tình bạn cũng bù đắp được những thiếu hụt , thiếu thốn của vật chất :
" bác đến chơi đây , ta với ta ! "
Câu cuối cùng vừa là câu hay nhất cũng vừa là câu có ý nghĩa nhất của bài thơ. Câu thơ nhấn mạnh từ " ta với ta " như muốn nói rằng tình bạn tri ân , tri kỉ không cần của cải vật chất mà chỉ cần tình bạn chân thực mà thôi. Nếu có tình bạn chân thực , nó sẽ vượt qua tất cả những gì thiếu thốn của vật chất , vượt qua hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn. Tình bạn của Nguyễn Khuyễn vẫn đẹp mãi , vẫn trong trắng mãi khi đôi bạn biết cảm thông chia sẻ cho nhau . Đây cũng là ý nghĩa chính của bài thơ , cô đọng cảm xúc mà lời văn vẫn khẳng định rõ ràng , mạch lạch tình bạn thân thiết , đằm thắm .
Nếu như trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan , " ta với ta " là một tâm sự , là nỗi niềm nhớ nước , thương gia đình của bà huyện thanh quan giữa Đèo ngang mênh mông , trống trải , hoang vắng thì " ta với ta " trong bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất ấm áp , vui mừng xiết bao khi có một tình bạn chân thực như thế !...
Ngôn ngữ của bài thơ bạn đến chơi nhà dân dã đời thường , hầu hết là các từ thuần việt , nhưng các từ thuần việt ấy phong phú đã qua chọn lọc , làm cho ngôn ngữ trở nên điêu luyện . Bối cảnh tiếp đãi bạn của ông cũng thật oái oăm tạo nên một nghịch cảnh , nhưng ngay sau đó lại là một tình bạn đậm đà...
Bài thơ bạn đến chơi nhà không chỉ thoáng qua sự hóm hỉnh , dí dỏm của Nguyễn Khuyến mà còn là một nụ cười vui sướng hãnh diện khi mình có một tình bạn chân thành , một ông bạn già hiểu nỗi niềm của mình . Bài thơ không chỉ là niềm xúc động vô bờ bến của riêng Nguyễn Khuyến , mà còn là nỗi niềm xúc động của muôn triệu người dân Việt Nam.
 
H

hieuluncpqn

ban den choi nha

Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc. Ông đã để lại nhiều bài thơ hay núi về tình bạn, một trong số đó là bài thơ: Bạn đến chơi nhà

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm. Câu thơ mở đầu đã nói lên tâm trạng hồ hởi, vui vẻ của chủ nhân khi bạn đến chơi:

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Thời gian “đã bấy lâu nay” được chủ nhà nhắc tới để bày tỏ niềm chờ đợi của mình mong bạn đến chơi. Cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và tôn trọng tình cảm bạn bè của nhà thơ. Chỉ với câu thơ mở đầu đã cho ta thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Lẽ thường khi bạn đến chơi thì chủ nhà phải nghĩ đến việc thiết đãi bạn để tỏ tình thân thiện nhưng trong bài thơ này hoàn cảnh của chủ nhân lại thật đặc biệt vì mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân! Có ao và cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu… Bức tranh vườn quª thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Một nÕp sống th«n dã chất phác, cÇn cù, bình dị, đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Chúng ta như cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây, ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về quê ở ẩn. Phép đối hợp cách, chặt chẽ; cảnh với cảnh tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp như cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình:
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”.
Dân gian có câu: “Khách đến chơi nhà kh«ng gà cũng vịt”. Qua các câu thơ trên, ta thấy Nguyễn Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu thứ, nhưng thực ra chẳng có gì để thết bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức chưa đến lúc, đến thời! Câu thơ thứ bảy tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái “không có”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có”.
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? Nhà thơ đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Một ông quan to triều Nguyễn về quê ở ẩn thì không thể “miếng trầu là đầu câu chuyện” để tiếp bạn cũng “không có”. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bæng của thực d©n Pháp, lui vÒ sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cÇn có mâm cao, cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỏi, mà chỉ có một tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Lần thứ hai, chữ “bác” đã xuất hiện trong bài thơ, thể hiện sự trìu mến, kính trọng. “Bác” đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi đÕn thăm tôi, còn gì quý hoá bằng! Tình bạn là trên hết. Không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm, tri kỉ. Mọi cái đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thân thiết. Chữ “ta” trong bài thơ này là “tôi”, là “bác”, là “hai chúng ta”. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. NÕu cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan là nçi buån cô đơn của khách ly hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn th× ở đây, trong câu thơ của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình đời và s©u nặng tình bạn.

Bài thơ cã niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất thân thành chương. Đặc biệt bè cục bài thơ không theo qui cách: đÒ, thực, luận, kết nh­ mét bµi th¬ thÊt ng«n b¸t có th«ng th­êng mà lại cÊu trúc theo: 1-6-1 câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến; 6 câu giữa hóm hỉnh, cười vui không có gì để tiếp bạn; câu cuối chỉ có tình bạn đẹp mà thôi!
Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong sáng, thanh bạch, đối lập với nhân tình thế thái “còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thuỷ chung, thanh bạch. Tâm hån đó, tấm lòng đó của tiền nhân đối với ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính








nhớ cảm ơn nhớ
 
S

saxmy95

Bài thơ bạn đến chơi nhà không chỉ thoáng qua sự hóm hỉnh , dí dỏm của Nguyễn Khuyến mà còn là một nụ cười vui sướng hãnh diện khi mình có một tình bạn chân thành , một ông bạn già hiểu nỗi niềm của mình . Bài thơ không chỉ là niềm xúc động vô bờ bến của riêng Nguyễn Khuyến , mà còn là nỗi niềm xúc động của muôn triệu người dân Việt Nam.
 
S

saxmy95

Trong các tác phẩm văn học thời trung đại , có rất nhiều các tác phẩm hay mang giá trị cao về nghệ thuật lẫn nội dung , nhưng em thích nhất là bài thơ " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến . Bài thơ " bạn đến chơi nhà " được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng lại có sự sáng tạo rất độc đáo , được viết theo mạch cảm xúc tuôn trào 1-6-1. Bài thơ kể về một tình bạn đằm thắm của đôi bạn già tri kỉ , qua đó thể hiện sự dí dỏm , hóm hỉnh tột đỉnh của ông.
" đã bấy lâu nay , bác tới nhà "
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ kiệt xuất , nhưng song do thời nhiễu nhương , giặc Pháp xâm lược nước ta nên ông đã cao quan về ở ẩn một vùng quê hẻo lánh . Câu thơ được ngắt nhịp 7-3, đây là như một nụ cười , một sự reo vui , một nỗi niềm nhớ bạn của Nguyễn Khuyến khi được gặp lại ông bạn già sau nhiều năm xa cách. " Đã bấy lâu nay " thể hiện một quãng thời gian khá dài , từ " bác " ông dùng rất thân mật để chỉ đây là một người bạn quí , đây là một vị khách quí tới thăm ông . Em như cảm nhận được một lời chào thân thiện đan xen nỗi niềm vui sướng của đôi bạn già trong lần gặp lại nhau.
Đáng lẽ Nguyễn Khuyến sẽ tiếp đãi bạn mình một bữa ăn thịnh soạn do cây nhà lá vườn , nhưng Nguyễn khuyến đã tạo ra một tình huống tiếp đãi bạn khá oái oăm khiến em cũng thấy rất khó xử : Thức ăn dân dã cây nhà lá vườn đều có nhưng tất cả hiện lên trong hình thức tiềm ẩn. Tưởng chừng có nhưng thật ra không có thứ gì thể hiện sự hài hước , dí dỏm thể hiện qua từng câu biện minh :
" trẻ thời đi vắng , chợ thời xa
ao sâu nước cả , khôn chài cá
vườn rộng rào thư khó đuổi gà
cải chửa ra cây , cà mới nụ
bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
đầu trò tiếp khách , trầu không có "
Chợ thì ở xa , trẻ con không có để sai vặt , bầu vừa rụng rốn , cá thì ao sâu khó bắt , gà thì vườn rộng , rào thư khó đuổi, cải vừa hết mùa , cà lác đác chớm nụ , mướp đang ra hoa. sự hóm hỉnh đã lên tới tột đỉnh khi " miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có ". Nhà thơ đã vẽ lên một lời biện minh rất chính đáng , nhưng song cũng là thể hiện nhà thơ sống rất giản dị , dân dã , trong một ngôi nhà nhỏ với đủ các loại cây trồng. Khi đọc đoạn thơ em đã rất thảng thốt mà đến thương cảm : Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống một cuộc đời thiếu thốn vậy sao ?... Nguyễn Khuyến đã cho người đọc người nghe cảm nhận được cuộc sống thanh nhàn , giản dị của mình , đồng thời qua đó thể hiện tính cách thanh minh , liêm bạch , không màng danh lợi , không màng một cuộc sống giàu sang , giàu có của quan. Ông tạo ra một tình huống như vậy , vừa là một sự đùa vui , vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi bạn chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ là một sự chân tình , đằm thắm của tình bạn cũng bù đắp được những thiếu hụt , thiếu thốn của vật chất :
" bác đến chơi đây , ta với ta ! "
Câu cuối cùng vừa là câu hay nhất cũng vừa là câu có ý nghĩa nhất của bài thơ. Câu thơ nhấn mạnh từ " ta với ta " như muốn nói rằng tình bạn tri ân , tri kỉ không cần của cải vật chất mà chỉ cần tình bạn chân thực mà thôi. Nếu có tình bạn chân thực , nó sẽ vượt qua tất cả những gì thiếu thốn của vật chất , vượt qua hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn. Tình bạn của Nguyễn Khuyễn vẫn đẹp mãi , vẫn trong trắng mãi khi đôi bạn biết cảm thông chia sẻ cho nhau . Đây cũng là ý nghĩa chính của bài thơ , cô đọng cảm xúc mà lời văn vẫn khẳng định rõ ràng , mạch lạch tình bạn thân thiết , đằm thắm .
Nếu như trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan , " ta với ta " là một tâm sự , là nỗi niềm nhớ nước , thương gia đình của bà huyện thanh quan giữa Đèo ngang mênh mông , trống trải , hoang vắng thì " ta với ta " trong bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất ấm áp , vui mừng xiết bao khi có một tình bạn chân thực như thế !...
Ngôn ngữ của bài thơ bạn đến chơi nhà dân dã đời thường , hầu hết là các từ thuần việt , nhưng các từ thuần việt ấy phong phú đã qua chọn lọc , làm cho ngôn ngữ trở nên điêu luyện . Bối cảnh tiếp đãi bạn của ông cũng thật oái oăm tạo nên một nghịch cảnh , nhưng ngay sau đó lại là một tình bạn đậm đà...
Bài thơ bạn đến chơi nhà không chỉ thoáng qua sự hóm hỉnh , dí dỏm của Nguyễn Khuyến mà còn là một nụ cười vui sướng hãnh diện khi mình có một tình bạn chân thành , một ông bạn già hiểu nỗi niềm của mình . Bài thơ không chỉ là niềm xúc động vô bờ bến của riêng Nguyễn Khuyến , mà còn là nỗi niềm xúc động của muôn triệu người dân Việt Nam.
 
S

saxmy95

Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh). Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự cường, tự chủ.

Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.

Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá /Non sông nghìn thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc.

Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.

Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.

Nguyên văn :

Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san

Vẫn trình bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn toàn mới. Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. Ý thơ vẫn tiếp tục gợi cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa. Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần trách nhiệm.

Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng, những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều.

Kết cấu chặt chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính là nét đặc sắc của Phò giá về kinh.

Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh
__________________
 
Top Bottom