[Văn 7]phân tích ca dao

M

motdieunhonhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

phân tích bài những câu hát về tình cảm gia đình
phân tích bài những ccaau hát về tình yêu quê hương đất nước ,con :-SS:-SS:-SSngười


Chú ý cách đặt tiêu đề: [Văn 7]+ tiêu đề. Nếu tái phạm sẽ phạt thẻ đỏ lần 2.
-mia_kul
 
H

heroineladung

Ấn đúng mình nhé! Thanks nhiều!

CA DAO , DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
1. Văn bản ca dao :
Bài 1
: Đây là lời của cha mẹ nói với con .
Dấu hiệu khẳng định : _" ... Ghi lòng con ơi " .
Bài 2 . Đây là lời than thở của người con gái lấy chồng xa , cảm xúc nhớ mẹ ở quê nhà . Dấu hiệu khẳng định : _ Đối tượng mà cô gái bày tỏ cảm xúc " Trông về quê mẹ " . _ " Ngõ sau " chỉ khoảng không gian của người con gái ở nhà chồng .
Bài 3
Đây là lời của con cháu nói với ông bà hoặc người thân.
Dấu hiệu khẳng định : _ Con cháu " Ngó lên ..." _ Đối tượng của nỗi nhớ " ... lại nhớ ông bà ... " .
Bài 4
Nội dung là lời của những người lớn trong gia đình nói với người nhỏ , hoặc là lời anh em tâm sự với nhau . Vì nội dung câu hát là lời căn dặn , lời tâm sự .
2. Nội dung của bài 1 muốn nói đến ; Bổn phận và trách nhiệm của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ.
Cái hay là ví công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi và biển . Đó là hình ành nói lên được sự to lớn , mênh mông : " núi ngất trời" , " biển rộng mênh mông " . Chỉ có hình ảnh đó mới xứng đáng sánh ngang bằng với công cha và nghĩa mẹ .
Lời nhắc nhở , răn dạy trên được lồng vào bài hát dân ca : với âm điệu tâm tình , thành kính , sâu lắng .
Những câu ca dao có nội dung tương tự :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời , chín tháng cưu mang
3.
Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê nhớ mẹ và nhớ quê nhà .
_ Tâm trạng phân tích qua thời gian " chiều chiều " : Buổi chiều là lúc dễ gợi buồn và nhớ . Nhất là đối với người con gái lấy chồng xa xứ , nỗi nhớ về quê nhà , cha mẹ và anh em lại càng khắc khoải hơn , buồn thảm hơn .
_ Tâm trạng phân tích qua không gian " ngõ sau " ; Ngõ sau thường vắng lặng và là nơi ít người lui tới . Người con gái đứng ngõ sau nhà chồng thường thui thủi một mình .
_ Với thời gian " chiều chiều " , với khoảng không gian " ngõ sau" càng làm cho nỗi niềm người con gái thêm chì chiết : buồn tủi phận làm dâu , nhớ cha mẹ già yếu thiếu người chăm sóc , và cả sự nuối tiếc về thời con gái đã qua ở quê nhà ...
4. Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh " bao nhiêu " , : bấy nhiêu " .
Cái hay của cách diễn đạt đó như sau :
_ Dùng từ " ngó lên " thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với ông bà .
Hình ảnh nuột lạt mái nhà gợi lên sự nối kết , bền chặt của hai sự vật , như gợi lên tình đoàn kết , sự gắn bó của người thân trong gia đình , cùng chung huyết thống , cùng một ông bà sinh ra .
_ Nuột lạt trên mái nhà nhiều không đếm xuể , tức so sánh công lao của ông bà và nỗi nhớ của con cháu cũng nhiều như nhau .
_ Nỗi nhớ và công ơn đó được diễn đạt bằng dòng thơ lục bát ngọt ngào , làm cho nỗi nhớ thêm da diết , công lao ông bà thêm sâu đậm .
5. Bài 4 diễn tả tình cảm anh em thân thương bằng những ngôn ngữ " cùng " . " chung " , " một " , ý muốn nhấn mạnh cùng chung bác mẹ , chung huyết thống , người cùng một nhà .
Những tình cảm đó biểu hiện sự gắn bó " như thể tay chân " . Tay chân của một con người có cùng chung máu thịt . Cho nên bài ca nầy nhắc nhở chúng ta : Anh em ruột thịt thì phải thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau .
6. Những biện pháp nghệ thuật cả bốn bài ca dao sử dụng là :
_ Thơ lục bát .
_ Hình ảnh quen thuộc để diễn đạt như núi , biển , ngõ sau , nuột lạt , tay chân ... trong đó thường sử dụng phép so sánh .
LUYỆN TẬP
1.
Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình . Những tình cảm ấy thường mang tính chất kín đáo , sâu lắng , chân thành tiêu biểu cho tâm tình người lao động trong sinh hoạt hàng ngày của họ .
2. Một số bài ca dao có nội dung tương tự :
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn không dây

Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất gót con đen sì

Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

Đi đâu mà ***** già
Gối nghiêng ai sửa , chén trà ai nâng

Mỗi đêm mỗi thấp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Chiều chiều ngó ngược , ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ , bùi ngùi nhớ thương

Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

 
H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình cái nha! Thanks nhiều!

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG , ĐẤT NƯỚC , CON NGƯỜI .
ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN
1.Em đồng ý với ý kiến :
b) Bài ca dao có hai phần : phần đầu là câu hỏi của chàng trai , phần hai là lời đáp của cô gái .
c) Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao , dân ca .
2. Trong bài 1 , chàng trai , cô gái hỏi đáp về những địa danh , vì họ muốn thử tài nhau , thử tài về kiến thức địa lí , lịch sử . Họ nhằm thăm dò sự hiểu biết , trí thông minh , để làm quen , để bày tỏ tình cảm , kết thân với nhau .
Qua lời đáp lịch lãm và tế nhị , các chàng trai , cô gái còn có niềm tự hào , tình yêu đối với quê hương đất nước .
3. Trong bài 2 , cụm từ " rủ nhau " cho thấy cả người rủ và người được rủ đều thích thú muốn được tham quan thắng cảnh hồ Gươm . Vì đây là một thắng cảnh thiên nhiên , một di tích văn hóa , lịch sử của đất nước ta .
Cách tả chỉ gợi tên các địa danh như : Kiếm Hồ , Thê Húc , Ngọc Sơn chứ không tả . Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh của dân tộc . ( Lê Lợi trả kiếm lại cho rùa vàng sau khi đuổi quân Minh ra khỏi cõi bờ - Sự tích hồ Gươm ) . Câu hỏi cuối bài : " Hỏi ai gầy dựng nên non nước này ? " . Đây là lời nhắn nhủ cho chúng ta nhớ đến công lao xây dựng đất nước của tổ tiên, đồng thời tiếp tục xây dựng cho xứng đáng với truyền thống của dân tộc .
4 . Theo em , cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng . Cảnh được tả là đường vào xứ Huế " quanh quanh " giống như tranh họa đồ : Một khoảng không gian mênh mông và rất khoáng đạt .
Định ngữ " quanh quanh " tuy dùng biện pháp so sánh như tranh họa đồ , chủ yếu chỉ gợi chứ không tả , nhưng vẫn lột tả được cảnh đẹp xứ Huế một cách sinh động .
Đại từ " Ai " là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa . Nó có thể chỉ một người hay nhiều người , có thể chỉ người mà tác giả của bài ca dao muốn nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết .
Những tình cảm ẩn chứa trong lời mời , lời nhắn gửi cũng là một niềm tự hào về cảnh đẹp xứ Huế , muốn được cùng chia sẻ nỗi niềm ấy với nhiều người .
5. Hai dòng thơ đầu bài 4 , khác với dòng thơ bình thường , được kéo dài đến 12 tiếng " Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát _ ... bát ngát mênh mông " .
Cách sử dụng có tác dụng gợi lên sự dài rộng , to lớn của cánh đồng . Các điệp từ , đảo từ cho thấy đứng ở góc độ nào cánh đồng vẫn mênh mông , bao la , nói lên được sự trù phú và cuộc sống hạnh phúc .
6. Hính ảnh cô gái trong hai dòng cuối của bài 4 : Diễn tả sự mảnh mai của cô gái , nhưng những thành quả trên cánh đống là có sự góp công sức của cô gái . Cô gái len lỏi một niềm sung sướng và tự hào .
7. Bài 4 là lời của chàng trai . Chàng trai đã ca ngợi cánh đồng , ca ngợi vẻ đẹp của cô gái và qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị . Bài ca dao này có thể hiểu một cách khác : Đây là lời của một cô gái . Đứng trước cái mênh mông của cánh đồng , cô gái nghĩ về thân phận mình như " chẽn lúa đòng đòng " . Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai " , đẹp thì có đẹp nhưng sớm nở tối tàn . Từ " phất phơ " bộc lộ rõ tâm trạng lo lắng này .
LUYỆN TẬP
1. Thể thơ trong bốn bài ca dao . Ngoài thể thơ lục bát , chùm bài ca dao này còn sử dụng :
_ Thể lục bát biến thể : Bài số 1 , số tiếng không phải là 6 ở dòng lục , không phải là 6 như ở dòng bát .
_ Thể thơ tự do : Bài 4 , hai dòng đầu có số chữ quá dài.
2. Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương , đất nước , con người .
 
Top Bottom