Văn 7 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

B

biobaby

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình là tớ đã thuộc khái niệm của 2 cái đó (thành ngữ, tục ngữ) cũng hiểu chút chút nhưng khi làm bài tập vẫn còn lúng túng và sai nhiều.
Khi đi học hè cô giáo nói sẽ có phần này trong đề thi lớp 9 sau này.
Tớ sợ là sẽ ko làm được nên muốn nhờ các bạn giúp tớ có cách nào phân biệt được ko???????????
Xin cám ơn!
 
K

keohong2000

Có nhiều cách để phân sự biệt khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, phổ thông nhất chúng ta căn cứ vào nội dung và hình thức của tục ngữ và thành ngữ.

1. Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một sự phê phán, một kinh nghiệm, một tâm lí, một phong tục tập quán, một chân lí phổ biến. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong quan hệ tự nhiên, xã hội và tư duy, là hiện tượng rõ nét về ý thức xã hội.
Do nội dung mà không ít tục ngữ sâu sắc, có lúc mang tính triết lí, phải trải kinh nghiệm sống, hiểu biết thưc tiễn hoặc phải nghiên cứu chu đáo mới hiểu hết nội dung của nó.
Thành ngữ, riêng nó, không diẽn đạt một ý trọn vẹn mặc dù các khía cạnh của nó có những sắc thái phong phú trong kết hợp với các ý khác. Do nội dung mà thành ngữ nói chung dễ hiểu.

2. Về hình thức: Tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu( Cũng có câu tục ngữ được đúc kết dưới hình lục bát làm cho ta lẫn lộn tục ngữ với ca dao) Nói chung tục ngữ không cần văn vẻ

3. Về ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, một mệnh đề hoàn chỉnh. Ta nói: một câu tục ngữ là vì vậy. Thành ngữ là hiện tượng, hình thức phát triển của từ ngữ, là từ ghép, từ láy, là cụm cấu tạo thành lời nói hay, văn vẻ màu mè... Thành ngữ là một hiện tượng ngữ ngôn. Ta nói thành ngữ ( chứ không bao giờ nói “ câu thành ngữ”- như có nhà nghiên cứu đã nhầm). Điều này phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt ngữ pháp.

Kết luận chung: - Tục ngữ là một hiện tượng về ý thức xã hội, hình thành do nội dung mà nó chứa đựng.
- Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ hình thành do hình thức lời nói, cách diễn đạt
(Nguồn:Internet-Diễn đàn văn học)
Chúc bạn học tốt!
 
T

tayhd20022001

tục ngữ:
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc

Thành ngữ:
Thành ngữ dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

nguồn : yahoo.vn
 
V

vuphamthuha

Phân biệt Thành ngữ và Tục ngữ

Thành ngữ: Cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (chưa tạo thành câu hoàn chỉnh) Không thể thay thế/sửa đổi về mặt ngôn từ Thường được dùng để tạo thành các câu hoàn chỉnh trong văn nói/viết
Tục ngữ: Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh. Tục ngữ thường thể hiện tri thức/kinh nghiệm dân gian về mọi mặt của cuộc sống. Số lượng thành ngữ trong tiếng Việt rơi vào khoảng gần 6 nghìn thành ngữ. Kết cấu của thành ngữ rất khó (gần như không thể) phân định rõ ràng đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ. Thí dụ: Cha nào con nấy
 
Top Bottom