- 23 Tháng tư 2017
- 1,595
- 2,069
- 394
- 20
- Vĩnh Long
- THPT Lưu Văn Liệt
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sắp thi rồi, mấy bạn đọc bài này rồi nhận xét về nó, cũng như về cách viết văn của mình nhá!
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Trước hết, để hiểu nội dung của câu tục ngữ trên cũng như cảm nhận về ý nghĩa mà ông cha ta đã truyền lại từ nó, ta phải đi tìm hiểu về nghĩa của nó cái đã. Sau khi đọc xong 2 câu văn trên, ta đã thấy một hình ảnh xinh đẹp hiện trong đầu. Đó là hình ảnh một tấm nhiễu điều, một tấm vải đỏ, mềm, mịn và hình ảnh một cái giá đỡ chiếc gương, chiếc giá gương ấy đã đỡ chiếc gương và tấm vải xinh đẹp ấy, mỗi ngày, mỗi ngày đều che phủ chiếc giương, bảo vệ chiếc giương khỏi sự bẩn nhơ của cuộc sống, để cho chiếc gương luôn luôn sang mãi theo thời gian. Hình ảnh ấy thể hiện một tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của 2 đồ vật bình thường, qua đó thể hiện một chân lí về con người cần phải hiểu: mọi người cần phải yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, và sự yêu thương ấy sẽ tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết tạo ra chiến thắng và thành công trong cuộc sống.
Sâu xa hơn, mở rộng hơn cho câu tục ngữ đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người trong một nước. Điều đó được thể hiện trong câu cuối sau “Người trong nước phải thương nhau cùng”. Từ câu đó đã thể hiện một ý muốn của ông cha ta, mong mỏi con cháu ta phải đùm bọc lẫn nhau, người giúp đỡ người, trong mọi trường hợp thế nào. Chúng ta là người trong một nước mà, giúp đỡ nhau là chuyện thường thôi. Mọi người đã biết đấy, khi ta yêu thương, yêu quý ai đó, quan tâm ai đó khi người đó khó khăn thì khi ta khó khăn, chắc chắn người ta sẽ giúp đỡ lại, không chỉ một lần thôi, người ta sẽ giúp ta mỗi lần ta thất bại, và tất cả chúng ta hợp lại, nó thành sức mạnh, sức mạnh đó sẽ đánh bại mọi kẻ thù, chúng ta sẽ đánh ta giặc ngoại xâm, nó làm nên chiến thắng, thành công, và đất nước đã được yên bình như ngày nay.
Như mở bài ta đã giới thiệu, dù phải chống lại với Pháp và Mĩ, là cường quốc mạnh nhất thế giới, song, người dân ta vẫn chiến thắng, đó là nhờ sự yêu thương con người, đùm bọc của người dân trong nước, đã tạo ra sự đoàn kết chiến thắng mọi thứ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, trong lịch sử của ta, có rất nhiều sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau tạo nên chiến thắng, thành công của nhân dân ta đã được ghi lại. Nhờ sự đùm bọc mà ta đã thoát khỏi 1000 năm đô hộ của quân nhà Nam Hán, nhờ sự đùm bọc lẫn nhau mà ta đã chiến thắng tất cả các cuộc chiến tranh của Trung Quốc, nó rất muốn xâm lược nước ta thành thuộc địa của nó mà không thể từ trước tới giờ, và gần nhất là cuộc chiến tranh chống lại Pháp và Mĩ, 2 cường quốc của thế giới, ta vẫn chiến thắng. Và trong chữ Quốc Ngữ chúng ta đã thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân ta qua 2 từ “đồng bào”, có nghĩa là “người cùng một bào thai, người cùng một bọc trăm trứng” bắt nguồn từ câu chuyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ” được truyền lại cho đến ngày nay.
Trên đời này, ai cũng có khó khăn, thất bại, mà có bao nhiêu người dám đứng lên sau lần thất bại ấy? Lúc đó, chắc chắn ai cũng mong một người sẽ nắm tay ta, dẫn bước ta đến thành công. Và khi đó bạn nắm tay người đó, là ánh sáng của người đó khi người đó đang nằm trong một bóng tối thật sâu thẳm, đó chính là sự giúp đỡ, sự yêu thương của bạn dành cho người đó. Chắc chắn người đó sẽ luôn giữ mãi khoảng khắc được bạn giúp đỡ, sẽ giúp đỡ lại bạn như thể cảm ơn điều tốt lành mà bạn đã ban cho họ. Đó là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người và người.
Giúp đỡ người khác, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau không phải là phải đòi sự trả ơn từ người kia. Yêu thương, đùm bọc con người phải xuất phát từ tình yêu thương thật lòng. Và chẳng ai quên sự yêu thương từ bạn cả. Chỉ cần một hành động nhỏ nhoi trên thôi, sẽ giúp cho người với người yêu thương nhau, từ đó tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết ở trong một tổ, một lớp, một vùng miền và cả một quốc gia, đoàn kết đó sẽ là đại thành công của con người trong cuộc sống.
Ngoài những người biết giúp đỡ, yêu thương nhau mỗi lúc khó khăn, còn có những loại người vô cảm, chỉ nghĩ cho lợi ích của cá nhân, không biết giúp đỡ người khác khi thấy người ta khó khăn, mà còn dẫm đạp, cười cợt trên sự thất bại của người khác. Ngoài ra còn có những loại người giông ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát, khi được người ta giúp đỡ khi ra vẻ cảm ơn, khi không được người ta giúp đỡ nữa thì quay ra phản bội người mà đáng ra mình phải mang ơn họ suốt đời. Những hành vi đó thật đáng chê trách, tất cả chúng ta cần không nên học theo những hành vi ấy.
Tóm lại, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là điều tốt, đó là điều mà ông cha ta muốn răn dạy cho chúng ta. Mà không chỉ ngoài câu trên thôi, trong kho tàng văn học Việt Nam còn có rất nhiều câu tục ngữ khuyên răng chúng ta cần yêu thương nhau, cụ thể như câu: “Thương người như thể thương thân”, cũng mong con cháu ta có tinh thần yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Cám ơn rất nhiều
Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi: " Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Trước hết, để hiểu nội dung của câu tục ngữ trên cũng như cảm nhận về ý nghĩa mà ông cha ta đã truyền lại từ nó, ta phải đi tìm hiểu về nghĩa của nó cái đã. Sau khi đọc xong 2 câu văn trên, ta đã thấy một hình ảnh xinh đẹp hiện trong đầu. Đó là hình ảnh một tấm nhiễu điều, một tấm vải đỏ, mềm, mịn và hình ảnh một cái giá đỡ chiếc gương, chiếc giá gương ấy đã đỡ chiếc gương và tấm vải xinh đẹp ấy, mỗi ngày, mỗi ngày đều che phủ chiếc giương, bảo vệ chiếc giương khỏi sự bẩn nhơ của cuộc sống, để cho chiếc gương luôn luôn sang mãi theo thời gian. Hình ảnh ấy thể hiện một tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của 2 đồ vật bình thường, qua đó thể hiện một chân lí về con người cần phải hiểu: mọi người cần phải yêu thương lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau, và sự yêu thương ấy sẽ tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết tạo ra chiến thắng và thành công trong cuộc sống.
Sâu xa hơn, mở rộng hơn cho câu tục ngữ đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người trong một nước. Điều đó được thể hiện trong câu cuối sau “Người trong nước phải thương nhau cùng”. Từ câu đó đã thể hiện một ý muốn của ông cha ta, mong mỏi con cháu ta phải đùm bọc lẫn nhau, người giúp đỡ người, trong mọi trường hợp thế nào. Chúng ta là người trong một nước mà, giúp đỡ nhau là chuyện thường thôi. Mọi người đã biết đấy, khi ta yêu thương, yêu quý ai đó, quan tâm ai đó khi người đó khó khăn thì khi ta khó khăn, chắc chắn người ta sẽ giúp đỡ lại, không chỉ một lần thôi, người ta sẽ giúp ta mỗi lần ta thất bại, và tất cả chúng ta hợp lại, nó thành sức mạnh, sức mạnh đó sẽ đánh bại mọi kẻ thù, chúng ta sẽ đánh ta giặc ngoại xâm, nó làm nên chiến thắng, thành công, và đất nước đã được yên bình như ngày nay.
Như mở bài ta đã giới thiệu, dù phải chống lại với Pháp và Mĩ, là cường quốc mạnh nhất thế giới, song, người dân ta vẫn chiến thắng, đó là nhờ sự yêu thương con người, đùm bọc của người dân trong nước, đã tạo ra sự đoàn kết chiến thắng mọi thứ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, trong lịch sử của ta, có rất nhiều sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau tạo nên chiến thắng, thành công của nhân dân ta đã được ghi lại. Nhờ sự đùm bọc mà ta đã thoát khỏi 1000 năm đô hộ của quân nhà Nam Hán, nhờ sự đùm bọc lẫn nhau mà ta đã chiến thắng tất cả các cuộc chiến tranh của Trung Quốc, nó rất muốn xâm lược nước ta thành thuộc địa của nó mà không thể từ trước tới giờ, và gần nhất là cuộc chiến tranh chống lại Pháp và Mĩ, 2 cường quốc của thế giới, ta vẫn chiến thắng. Và trong chữ Quốc Ngữ chúng ta đã thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân ta qua 2 từ “đồng bào”, có nghĩa là “người cùng một bào thai, người cùng một bọc trăm trứng” bắt nguồn từ câu chuyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ” được truyền lại cho đến ngày nay.
Trên đời này, ai cũng có khó khăn, thất bại, mà có bao nhiêu người dám đứng lên sau lần thất bại ấy? Lúc đó, chắc chắn ai cũng mong một người sẽ nắm tay ta, dẫn bước ta đến thành công. Và khi đó bạn nắm tay người đó, là ánh sáng của người đó khi người đó đang nằm trong một bóng tối thật sâu thẳm, đó chính là sự giúp đỡ, sự yêu thương của bạn dành cho người đó. Chắc chắn người đó sẽ luôn giữ mãi khoảng khắc được bạn giúp đỡ, sẽ giúp đỡ lại bạn như thể cảm ơn điều tốt lành mà bạn đã ban cho họ. Đó là sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người và người.
Giúp đỡ người khác, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau không phải là phải đòi sự trả ơn từ người kia. Yêu thương, đùm bọc con người phải xuất phát từ tình yêu thương thật lòng. Và chẳng ai quên sự yêu thương từ bạn cả. Chỉ cần một hành động nhỏ nhoi trên thôi, sẽ giúp cho người với người yêu thương nhau, từ đó tạo ra sự đoàn kết, sự đoàn kết ở trong một tổ, một lớp, một vùng miền và cả một quốc gia, đoàn kết đó sẽ là đại thành công của con người trong cuộc sống.
Ngoài những người biết giúp đỡ, yêu thương nhau mỗi lúc khó khăn, còn có những loại người vô cảm, chỉ nghĩ cho lợi ích của cá nhân, không biết giúp đỡ người khác khi thấy người ta khó khăn, mà còn dẫm đạp, cười cợt trên sự thất bại của người khác. Ngoài ra còn có những loại người giông ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát, khi được người ta giúp đỡ khi ra vẻ cảm ơn, khi không được người ta giúp đỡ nữa thì quay ra phản bội người mà đáng ra mình phải mang ơn họ suốt đời. Những hành vi đó thật đáng chê trách, tất cả chúng ta cần không nên học theo những hành vi ấy.
Tóm lại, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là điều tốt, đó là điều mà ông cha ta muốn răn dạy cho chúng ta. Mà không chỉ ngoài câu trên thôi, trong kho tàng văn học Việt Nam còn có rất nhiều câu tục ngữ khuyên răng chúng ta cần yêu thương nhau, cụ thể như câu: “Thương người như thể thương thân”, cũng mong con cháu ta có tinh thần yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Cám ơn rất nhiều