Văn [Văn 7] Nghị luận giải thích - Bài viết số 6

NguynnLoan

Học sinh
Thành viên
31 Tháng tám 2017
45
16
21
TP Hồ Chí Minh

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương cùng
I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
 
  • Like
Reactions: NguynnLoan
Top Bottom