[Văn 7] nêu cảm nghĩ về những câu mở đầu trong bài hát người hà nội

H

happy_1809

bạn có thể post những câu đầu trong bài hát Người Hà Nội lên được ko? Có nhiều người ko biết bài đó thì làm sao giúp bạn được
 
H

happy_1809

theo mình thì là:
- dùng phương pháp liệt kê
- tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với Hà Nội
- bề dày lịch sử của Hà Nội (lắng hồn núi sông ngàn năm)
- cảm nhận về Hà Nội
 
X

xuletrang

co ai giup minh voi hon minh cung can bai bai ay
nho viet thanh bai nha
minh thack nhiu nhui

* Chú ý gõ tiếng Việt có dấu.
 
Last edited by a moderator:
C

cherrylove3

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn , là một nhạc sĩ, là nhà thơ lớn. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng. Rất nhiều bài thơ, bài văn, bài hát đã đi sâu vào lòng người. Bài hát Người Hà Nội, ca ngợi về Hà Nội của ông là một bài hát rất hay đã được rất nhiều người biết đến.Với bài hát này, ông xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nước ta. Ngoài bài hát này, ông còn sáng tác rất nhiều bài hát nổi tiếng khác, đặc biệt là thể loại nhạc thời kháng chiến. Tên tuổi của ông đã được bao thế hệ biết đến và hơn nửa sau của thế kỷ XX, với sự hoạt động có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực: triết học, văn thơ, kịch , nhạc. Ông là một văn nghệ sĩ đa tài, để lại cho đời những thành tựu đáng kể ở cả 2 hoạt động sáng tác và quản lý.
Vào đầu bài hát Nguyễn Đình Thi không ngần ngại khẳng định rằng “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây ”, đây là ba danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất của Hà Nội không được kẻ nào dám xâm phạm. Vì “ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm”, đây là một nơi rất linh thiêng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Ông sáng tác bài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động. Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó mà như người họa sĩ phác họa một màu thật tươi sáng, thật lãng mạng về Hà Nội, về Thủ đô ngàn năm văn hiến: Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đô từng mang trong quá khứ bao nhiêu là chiến công vang dội, bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của nhân dân, bao nhiêu kí ức buồn, vui lẫn lộn khi phải tiễn người thân ra đi bảo vệ Tổ quốc. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm lý, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành tráng của Thủ đô máu lửa
Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, không tuân thủ một khuôn mẫu, kiểu. Có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn Cao . Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộng tác giả ngân dài như một điệp khúc ca ngợi về Hồ Gươm, Hồng hà, Hồ Tây.Khẳng định rằng nơi đây đã tụ hội, lắng động bao nhiêu là tâm hồn con người ở khắp mọi nơi, kể cả hồn sông núi cũng tụ họp về đây để cảm nhận được vẻ đẹp, vẻ thơ mộng,….của Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Đình Thi sáng tác bài hát này vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạn thay, ông đã hình dung tới một Hà Nội chiến thắng không xa vói bao nhiêu là cảnh đẹp lộng lẫy, cổ kính ở Hồ Gươm. Và khúc khải hoàn của Nguyễn Đình Thi trong bài này không phải là một kết cục bình thường như mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật là đôi mắt sáng ngời và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười hiền từ trên môi- nụ cười của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế
 
D

depzaiqua

Không giống bao cuộc du ngọan thường tình ngắm nhìn phong cảnh, con người Hà Nội. Cũng không như những gì xưa nay mọi người viết, vẽ về Hà Nội… Nhắm mắt, lắng tâm hồn nghe ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, một người Hà Nội cầm-kỳ-thi-họa đều là bậc kỳ tài, cả một Hà Nội hiện ra với tất cả vẻ đẹp làm rung động bao trái tim những người Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay.
Tha thiết, lắng đọng, chầm chậm… giai điệu như một dòng chảy bất tận: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bóng dáng hồn sông núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùng huyền thọai dựng nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố… “Hà Nội đẹp sao; ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…”. Hà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh ăn tăn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao…”. Chỉ có thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình.

Như một chuyển cảnh với gam màu tươi vui trong giai điệu, Hà Nội hiện lên từ âm thanh rộn ràng… “Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng… Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô, tíu tít gánh gồng… Sống vui phố hè… Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân…, bát ngát Tây Hồ…”. Dòng nhạc cuồn cuộn tuôn tràn như từng lớp sóng sông Hồng xô lên nhau, bồi đắp phù sa cho cả một vùng châu thổ trù phú. Con sông uốn lượn ôm quanh Hà Nội, gắn với bao thăng trầm, buồn vui, nước mắt, nụ cười của kinh thành Thăng Long xưa. Là con sông nhớ, con sông thương, hiền hòa và dữ dội… của người Hà Nội, của người Việt Nam. Và rạo rực bước chân ba mươi sáu phố phường Hà Nội, có ánh mắt lúng liếng, duyên dáng của những chàng trai, cô gái thanh lịch, trẻ trung…, thấp thóang khung cảnh ấm áp, náo nhiệt của những làng nghề Hà Nội vang bóng một thời… Và Tây Hồ, mặt gương soi những áng mây hàng ngàn năm lờ lững cuốn theo từng bóng ảnh nhân gian cổ kim Hà Nội, từ huyền thọa Trâu Vàng còn lung linh ảo ảnh tận ngày nay, đến huyền thọai “Pháo đài bay B.52” cắm đầu rơi xuống hồ chôn vùi uy danh không lực Hoa Kỳ nơi làng hoa Ngọc Hà bé nhỏ đầy sắc màu.
Hà Nội mùa thu 1945. Hà Nội rực nắng Ba Đình. Hà Nội uy nghêim trang trọng vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập _ Khai sinh nước Việt Nam , có tên trên bảng đồ thế giới… Hà Nội cùng tòan quốc hơn ba ngàn ngày anh dũng, kiên cường “quyết chiến cho Tổ quốc quyết sinh”, giữ gìn nền độc lập non trẻ của đất nước, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, kết thúc sự đô hộ xâm lược của chế độ thực dân Pháp. “Người Hà Nội” vang nét nhạc hào hùng, đầy kiêu hãnh, lời nhạc nhuộm hồng từng gương mặt người với niềm tự hào không thể che dấu… “Một ngày thu non sông chiến khu về, đường vang tiếng hát cuốn dòng người. Đòan quân Việt Nam đi. Hà Nội say mê chen đón Cha về… Ngày ấy vinh quang… Việt Nam yêu dấu, ngả soi bóng sông Hồng Hà…”. Năm cửa ô Hà Nội như năm cánh hoa xòe nở đón chào những người chiến thắng trở về, đón chào người lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc đã tìm ra con đường cứu nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hà Nội anh hùng, Hà Nội hiên ngang bất khuất… Âm vang “Người Hà Nội”, như một bản anh hùng ca… “Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm máu hồng tươi”.

Bức tranh giai điệu “Người Hà Nội” khép lại bằng những dòng nhạc rộn rã reo vui, bằng những nốt nhạc nhảy múa cùng nắng cùng màu cờ Tổ quốc, làm ngây ngất lòng người trong niềm vui bất tận của ngày chiến thắng. “Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta… Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười…”
Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt Nam. Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng Thủ đô Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, không thể không không xao xuyến không cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi giai điệu tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm. Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”.
 
H

hunkne_chut

· Không giống bao cuộc du ngoạn thường tình ngắm nhìn phong cảnh, con người Hà Nội. Cũng không như những gì xưa nay mọi người viết, vẽ về Hà Nội… Nhắm mắt, lắng tâm hồn nghe ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, một người Hà Nội cầm-kỳ-thi-họa đều là bậc kỳ tài, cả một Hà Nội hiện ra với tất cả vẻ đẹp làm rung động bao trái tim những người Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay.
“Người Hà Nội” là một bức tranh hoành tráng về Hà Nội bằng giai điệu với nhiều gam màu sắc, vừa say đắm thiết tha, vừa nồng nàn cháy bỏng, vừa trang trọng oai hùng… Hà Nội lung linh, cổ xưa quyến rũ, Hà Nội hào hùng, uy nghiêm, tôn kính… như sống động trong từng khuôn nhạc, từng ca từ… Để một lần nghe, là một lần nhớ mãi không thể quên.
Từ tự hào lịch sử ngàn năm….
Giai điệu mở đầu chầm chậm, trầm hùng,lắng đọng như một dòng chảy bất tận: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bóng dáng hồn sông núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùng huyền thoại dựng nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố…
Đến tha thiết, êm đềm đất trời Hà Nội…
“Hà Nội đẹp sao; ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng…”. Hà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh lăn tăn gợn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao…”. Chỉ có thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình.
Cuộc sống rộn ràng Hà Nội…
Như một chuyển cảnh với gam màu tươi vui trong giai điệu, Hà Nội hiện lên trong âm thanh rộn ràng… “Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng… Hà Nội vui sao, những cửa đầu ô, tíu tít gánh gồng… Sống vui phố hè… Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân…, bát ngát Tây Hồ…”.
Dòng nhạc cuồn cuộn tuôn tràn như từng lớp sóng sông Hồng xô lên nhau, bồi đắp phù sa cho cả một vùng châu thổ trù phú. Con sông uốn lượn ôm quanh Hà Nội, gắn với bao thăng trầm, buồn vui, nước mắt, nụ cười của kinh thành Thăng Long xưa. Là con sông nhớ, con sông thương, hiền hòa và dữ dội… của người Hà Nội, của người Việt Nam.
Và rạo rực bước chân ba mươi sáu phố phường Hà Nội, có ánh mắt lúng liếng, duyên dáng của những chàng trai, cô gái thanh lịch, trẻ trung, thấp thoáng khung cảnh ấm áp, náo nhiệt của những làng nghề Hà Nội vang bóng một thời… Và Tây Hồ, mặt gương soi những áng mây hàng ngàn năm lờ lững cuốn theo từng bóng ảnh nhân gian cổ kim Hà Nội…
Cao trào trong Tháng Tám hào hùng…
Hà Nội mùa thu 1945. Hà Nội rực nắng Ba Đình. Hà Nội uy nghiêm trang trọng vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập – Khai sinh nước Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới… Hà Nội cùng toàn quốc hơn ba ngàn ngày anh dũng, kiên cường “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, giữ gìn nền độc lập non trẻ của đất nước, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, kết thúc sự đô hộ xâm lược của chế độ thực dân Pháp.
“Người Hà Nội” vang nét nhạc hào hùng, đầy kiêu hãnh, lời nhạc nhuộm hồng từng gương mặt người với niềm tự hào không thể giấu che… “Một ngày thu non sông chiến khu về, đường vang tiếng hát cuốn dòng người. Đoàn quân Việt Nam đi. Hà Nội say mê chen đón Cha về… Ngày ấy vinh quang… Việt Nam yêu dấu, ngả soi bóng sông Hồng Hà…”. Năm cửa ô Hà Nội như năm cánh hoa xòe nở đón chào những người chiến thắng trở về, đón chào Người con của dân tộc, bôn ba tìm con đường cứu nước, dẫn dắt dân tộc giành lại độc lập… Hà Nội anh hùng, Hà Nội hiên ngang bất khuất… Âm vang “Người Hà Nội”, như một bản anh hùng ca…, “Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm máu hồng tươi”.
Kết thúc với niềm tin chiến thắng…
Bức tranh giai điệu “Người Hà Nội” khép lại bằng những dòng nhạc rộn rã reo vui, bằng những nốt nhạc nhảy múa cùng nắng cùng màu cờ Tổ quốc, làm ngây ngất lòng người trong niềm vui bất tận của niềm tin ở ngày chiến thắng. “Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta… Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười…”
Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt Nam. Cùng với “Diệt phát xít”; nhạc hiệu của Đài Tiếng Nói Việt Nam, “Người Hà Nội”; nhạc hiệu của Đài PT-TH Hà Nội đã góp phần làm nên vinh quang tên tuổi Nguyễn Đình Thi, nhà nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn Việt Nam.
Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng – Thủ đô Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, không thể không xao xuyến, không cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi tiếng hát tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”.
:)
 
H

hunkne_chut

Không giống bao cuộc du ngọan thường tình ngắm nhìn phong cảnh, con người Hà Nội. Cũng không như những gì xưa nay mọi người viết, vẽ về Hà Nội… Nhắm mắt, lắng tâm hồn nghe ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, một người Hà Nội cầm-kỳ-thi-họa đều là bậc kỳ tài, cả một Hà Nội hiện ra với tất cả vẻ đẹp làm rung động bao trái tim những người Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay.



Tha thiết, lắng đọng, chầm chậm… giai điệu như một dòng chảy bất tậnHà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh ăn tăn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao…”. Chỉ có thể chìm đắm vào từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình.

Như một chuyển cảnh với gam màu tươi vui trong giai điệu, Hà Nội hiện lên từ âm thanh rộn ràng Dòng nhạc cuồn cuộn tuôn tràn như từng lớp sóng sông Hồng xô lên nhau, bồi đắp phù sa cho cả một vùng châu thổ trù phú. Con sông uốn lượn ôm quanh Hà Nội, gắn với bao thăng trầm, buồn vui, nước mắt, nụ cười của kinh thành Thăng Long xưa. Là con sông nhớ, con sông thương, hiền hòa và dữ dội… của người Hà Nội, của người Việt Nam. Và rạo rực bước chân ba mươi sáu phố phường Hà Nội, có ánh mắt lúng liếng, duyên dáng của những chàng trai, cô gái thanh lịch, trẻ trung…, thấp thóang khung cảnh ấm áp, náo nhiệt của những làng nghề Hà Nội vang bóng một thời… Và Tây Hồ, mặt gương soi những áng mây hàng ngàn năm lờ lững cuốn theo từng bóng ảnh nhân gian cổ kim Hà Nội, từ huyền thọa Trâu Vàng còn lung linh ảo ảnh tận ngày nay, đến huyền thọai “Pháo đài bay B.52” cắm đầu rơi xuống hồ chôn vùi uy danh không lực Hoa Kỳ nơi làng hoa Ngọc Hà bé nhỏ đầy sắc màu.



Hà Nội mùa thu 1945. Hà Nội rực nắng Ba Đình. Hà Nội uy nghêim trang trọng vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập _ Khai sinh nước Việt Nam , có tên trên bảng đồ thế giới… Hà Nội cùng tòan quốc hơn ba ngàn ngày anh dũng, kiên cường “quyết chiến cho Tổ quốc quyết sinh”, giữ gìn nền độc lập non trẻ của đất nước, làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, kết thúc sự đô hộ xâm lược của chế độ thực dân Pháp. “Người Hà Nội” vang nét nhạc hào hùng, đầy kiêu hãnh, lời nhạc nhuộm hồng từng gương mặt người với niềm tự hào không thể che dấu…
Bức tranh giai điệu “Người Hà Nội” khép lại bằng những dòng nhạc rộn rã reo vui, bằng những nốt nhạc nhảy múa cùng nắng cùng màu cờ Tổ quốc, làm ngây ngất lòng người trong niềm vui bất tận của ngày chiến thắng


Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt Nam. Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng Thủ đô Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, không thể không không xao xuyến không cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi giai điệu tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm. Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”./.
 
D

dangerous_lies125

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn , là một nhạc sĩ, là nhà thơ lớn. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng. Rất nhiều bài thơ, bài văn, bài hát đã đi sâu vào lòng người. Bài hát Người Hà Nội, ca ngợi về Hà Nội của ông là một bài hát rất hay đã được rất nhiều người biết đến.Với bài hát này, ông xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nước ta. Ngoài bài hát này, ông còn sáng tác rất nhiều bài hát nổi tiếng khác, đặc biệt là thể loại nhạc thời kháng chiến. Tên tuổi của ông đã được bao thế hệ biết đến và hơn nửa sau của thế kỷ XX, với sự hoạt động có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực: triết học, văn thơ, kịch , nhạc. Ông là một văn nghệ sĩ đa tài, để lại cho đời những thành tựu đáng kể ở cả 2 hoạt động sáng tác và quản lý.
Vào đầu bài hát Nguyễn Đình Thi không ngần ngại khẳng định rằng “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây ”, đây là ba danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất của Hà Nội không được kẻ nào dám xâm phạm. Vì “ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm”, đây là một nơi rất linh thiêng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Ông sáng tác bài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động. Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó mà như người họa sĩ phác họa một màu thật tươi sáng, thật lãng mạng về Hà Nội, về Thủ đô ngàn năm văn hiến: Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đô từng mang trong quá khứ bao nhiêu là chiến công vang dội, bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của nhân dân, bao nhiêu kí ức buồn, vui lẫn lộn khi phải tiễn người thân ra đi bảo vệ Tổ quốc. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm lý, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành tráng của Thủ đô máu lửa
Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, không tuân thủ một khuôn mẫu, kiểu. Có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn Cao . Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộng tác giả ngân dài như một điệp khúc ca ngợi về Hồ Gươm, Hồng hà, Hồ Tây.Khẳng định rằng nơi đây đã tụ hội, lắng động bao nhiêu là tâm hồn con người ở khắp mọi nơi, kể cả hồn sông núi cũng tụ họp về đây để cảm nhận được vẻ đẹp, vẻ thơ mộng,….của Hà Nội.
Tác giả Nguyễn Đình Thi sáng tác bài hát này vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạn thay, ông đã hình dung tới một Hà Nội chiến thắng không xa vói bao nhiêu là cảnh đẹp lộng lẫy, cổ kính ở Hồ Gươm. Và khúc khải hoàn của Nguyễn Đình Thi trong bài này không phải là một kết cục bình thường như mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật là đôi mắt sáng ngời và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười hiền từ trên môi- nụ cười của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế
cám ơn nhiều nha !†______________l~l
/ \~~~~~~~~~~~~~\
/ •\~~~~~~~~~~~~~\
l l • • • l
l__l________________ l †______________l~l
/ \~~~~~~~~~~~~~\
/ •\~~~~~~~~~~~~~\
l l • • • l
l__l________________ l †______________l~l
/ \~~~~~~~~~~~~~\
/ •\~~~~~~~~~~~~~\
l l • • • l
l__l________________ l †______________l~l
/ \~~~~~~~~~~~~~\
/ •\~~~~~~~~~~~~~\
l l • • • l
l__l________________ l
 
A

aladuong

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hàng trăm di tích lịch sử , nhắc đến 36 phố phường , sự tích về vùng đất rồng bay Thăng Long .Thủ Đô Hà Nội là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà văn nhà thơ lớn .Đã cóa rất nhiều những tác phẩm lớn , những ca khúc viết về HN .Một trong những câu hát nổi tiếng về Hà Nội, được đông các thế hệ người Việt yêu thích là câu hát trong bài Người Hà Nội của tác giả Nguyễn Đình Thi:
" Đây Hồ Gươm ,Hồng Hà , Hồ Tây
Đây lắng hồn sông núi ngàn năm
Đây Thăng long đây Đông Đô , đây Hà nội
………………………………………..
Tác giả Nguyễn Đình Thi là một nhà văn , là một nhạc sĩ, là nhà thơ lớn. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng. Rất nhiều bài thơ, bài văn, bài hát đã đi sâu vào lòng người. Bài hát Người Hà Nội, của ông là một bài hát rất hay đã được rất nhiều người biết đến và đy cùng năm thắng . Vào đầu bài hátNguyễn Đình Thi không ngần ngại khẳng định rằng “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây ”, đây là ba danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất của Hà Nội không không ai là không biết đên . Câu hát cũng khẳng định Hà Nội là nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm". đây là một nơi rất linh thiêng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Từ khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế .... của cả nước, trở thành nơi hướng về của mọi người dân Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, Hà Nội trở thành nơi cả nước đau xót và quyết tâm bảo vệ, giành lại. Ông sáng tác bài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động. Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó mà như người họa sĩ phác họa một màu thật tươi sáng, thật lãng mạng về Hà Nội, về Thủ đô ngàn năm văn hiến: Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lại những địa danh của Thủ đô từng mang trong quá khứ bao nhiêu là chiến công vang dội, bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của nhân dân, bao nhiêu kí ức buồn, vui lẫn lộn khi phải tiễn người thân ra đi bảo vệ Tổ quốc. “ Người Hà Nội “có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn Cao . Câu hát trên trong bài Người Hà Nội, dù rất đơn giản, ngắn gọn nhưng đã điểm lại bao mốc son chói lọi của thủ đô, đã khơi gợi bao thời kỳ lịch sử oai hùng, đã tái hiện những nét đẹp văn hóa của thủ đô Hà Nội. Mở đầu là Hà Nội tác giả ca ngợi về Hồ Gươm, Hồng hà, Hồ Tây.Khẳng định rằng nơi đây đã tụ hội, lắng động bao nhiêu là tâm hồn con người ở khắp mọi nơi, kể cả hồn sông núi cũng tụ họp về đây để cảm nhận được vẻ đẹp, vẻ thơ mộng,….của Hà Nội. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào, sự ca ngợi tự tận đáy lòng, trái tim, tâm hồn của Nguyễn Đình Thi, cũng là tiếng nói chung của mọi tâm hồn trái tim người Việt yêu nước mọi thời đại.Khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế của Thủ đô Hà Nội- cũng đồng thời là cả dân tộc Việt Nam. Thay cho lời nói bằng bản nhạc làm ấm lòng người nghe , tác giả muốn nhắn nhủ tới người Hà Nội luôn phát huy tác dụng ở mọi thời điểm lịch sử để bảo tồn, giữ gìn những cảnh đẹp vô gia như đầu bài hát đã nêu.Cũng như luôn duy trì được phẩm chất, đạo đức của mình để không hổ thẹn với một tác phẩm âm nhạc có giá trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc điểm của Hà Nội, của người Thủ đô đã được biểu hiện hài hòa nhuần nhuyễn trong bài hát.
Câu hát trong bài Người Hà Nội giản dị mà sâu lắng, làm rung động muôn trái tim người Việt yêu nước, khơi gợi bề sâu lịch sử, văn hóa của thủ đô.Bài hát đã lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng người Hà Nội vẫn sáng ngời, vẫn anh dũng, vẫn kiên cường đứng vững để chung tay góp sức bảo vệ xây dựng Hà Nội ngàn năm văn hiến và luôn xứng đáng với Nguyễn Đình Thi trong bài hát “ Người Hà Nội “.


Mình làm hộ nhưng mà hok dùng nữa Share xem sao .hjhhjhj
 
Top Bottom