Văn [Văn 7] Bài tập nâng cao

N

naruto2001

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Điều đó cũng chứng tỏ rằng suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây, Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”. Quả thật, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Giao dục là “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”, đó là những công dân ưu tú, những cán bộ tốt hội đủ cả tài lẫn đức.

Trong một lần khác, hay nói đúng hơn, trong cảnh lao tù khổ cực dưới thời Tưởng Giới Thạch, trong “Nhật kí trong tù”, Bác đã đúc kết thật tinh tế: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn_ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Với Bác, giáo dục là một công việc nghiêm túc, đức và tài phải rèn luyện bền bỉ,lâu dài và có kế hoạch thường xuyên, khoa học. Đó không phải là công việc của một người cụ thể, một ngành cụ thể, mà nó là công việc của tất cả mọi người trong toàn xã hội và diễn ra ở mọi lúc, tại mọi nơi. Đây là một công việc hết sức khó khăn, một con người ngày hôm nay là tốt, điều đó là đúng như thực tế đang diễn ra nhưng không phải là tất yếu, vì ai có thể đảm bảo rằng, ngày mai, cái tốt đó có còn trong con người đó hay không. Vì thế cho nên, mỗi người cần phải liên tục rèn luyện và tu dưỡng để liên tục khẳng định mình hướng tới cái chân, thiện và mĩ, chống lại các ác, cái xấu trong cuộc sống và chính bản thân mình. Như vậy, với Bác, giáo dục không có nghĩa là nhiệm vụ độc quyền của ngành giáo dục mà nó còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và trách nhiệm thường trực của mỗi cá nhân. Quan điểm đó là một quan điểm tiến bộ, nó đã trở thành phương hướng cho toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục noi riêng thực hiện.

Không chỉ có thế, Bác còn nhấn mạnh: “học phải đi đôi với hành”, “lí luận phải gắn với thực tiễn”,và người diễn giải: lời nói nói ra phải đi đôi với việc làm, lí luận phải gắn thực tiễn vì lí luận không có thực tiễn là lí luận suông, thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng. Để khẳng định lí lẽ trên là đúng, là khoa học và thực tê, chính bản thân người đã sống và làm việc theo nguyên tắc ấy và làm nên bao điều kì diệu cho cách mạng nước ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Ngày hôm nay, với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, bản thân những người làm giáo dục chúng ta hãy kế thừa tinh hoa tư tưởng của Bác, biến nó thành kim chỉ nam cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đào tạo ra hàng loạt đội ngũ những người công dân xã hội chủ nghĩa “vừa hồng lại vừa chuyên”, bắt tay vào xây dựng đất nước “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” thỏa như lòng Bác mong ước.

Hoc tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là chúng ta học tập thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc ngàn đời, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại và biến lời dạy của cha ông thành sự thật, lời dạy từ ngàn xưa đi mở cõi đến ngàn nay là lớp lớp cháu con đang vinh danh trên trường tri thức, là những huy chương vàng của mọi kì thi quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng mãi phần phật tung bay trong vạn tiếng reo hò sau mỗi kì vận hội.

Hôm nay, nhớ lại lời dạy của Bác, chúng ta vẫn còn bồi hồi xúc động, người cha già dân tộc đã đi trước trăm sương nghìn tuyết,dắt dìu dân nước Việt Nam ta, ôi! Bác ơi! Thực hiện lời dạy của người, chúng con mãi mãi khắc ghi và quyết phát triển hơn nữa. “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.
ghi rõ nguồn
 
Last edited by a moderator:
N

naruto2001

“Cuối năm 1959, nhân có phong trào thi đua mừng xuân, mừng Đảng 30 tuổi, Bác Hồ đã dựa vào lệ ưa thích trồng cây của nhân dân để hướng dẫn một cách thi đua thiết thực, có hiệu quả kinh tế. Người kêu gọi: “Muốn làm nhà cửa tốt, phải ra sức trồng cây” và Người phát động “Tết trồng cây”.

Bác Hồ cho rằng trồng cây là “việc… tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Người ước tính “Mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây”, “trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn”.

Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”.

Sau đó, Người còn “Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục”. “Tết trồng cây là một việc quan trọng… xây dựng nông thôn mới…”.

Nói chuyện với đồng bào thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú) Bác Hồ lại nhấn mạnh: “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải hăng hái trồng cây. Mọi người cố gắng trồng nhiều cây thì trong sáu, bảy năm nữa, cả làng sẽ có đủ cây để làm nhà mới…”. Nhưng “cần phải có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái. Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây”. Nhiều lần Người đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Bác cũng nhắc lại kinh nghiệm trồng cây tốt của thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú): “Cử những cụ già hăng hái lập thành những tổ chuyên trách trồng cây, các xã viên đều tuỳ khả năng mà giúp sức, các em nhi đồng thì có những đội bảo vệ cây cối, Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”. Bác nhắc nhở đồng bào, con cháu:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…”.

“Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta” . Bác Hồ đã nêu gương “Anh hùng trồng cây Nguyễn Văn Tần, cán bộ miền Nam tập kết ở Vĩnh Phú, cụ Nguyễn Văn Quắc, 74 tuổi, ba năm liền chiến sĩ thi đua về trồng cây ở Ninh Bình, ông Hoàng Đồng Hán ở Quảng Ninh, cụ Sùng Chín Tín ở Hà Giang, cụ Nông Quảng Liên ở Lạng Sơn…”. Người nhắc nhở: “Kinh nghiệm cho thấy rằng mọi người đều nên tham gia trồng cây, nhưng lực lượng các cụ phụ lão có tổ chức là quan trọng và các cháu thiếu nhi là lực lượng góp phần đắc lực” . Ngày 16-2-1969 (mùng Một Tết Kỷ Dậu) Bác Hồ đã trồng cây trên đồi cây xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Cây đa Bác trồng năm xưa hiện đang toả bóng xanh tươi, râm mát cả một vùng. Nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm quan đã chụp ảnh lưu niệm dưới gốc cây đa này để tưởng nhớ Bác Hồ-người Việt Nam tiêu biểu quan tâm bảo vệ môi trường sống của đất nước và nhân dân. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn cho biết: Tháng 7-1969, nằm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhở Đảng bộ Nghệ An cần “có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”.

Hai điều Bác Hồ tâm huyết cũng chính là những điều tâm huyết của mỗi người Việt Nam yêu nước và có trách nhiệm. Học và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả việc trồng Người và trồng cây.
ghi rõ nguồn
 
Last edited by a moderator:
N

nhaptentoi

Cứ mỗi đợt xuân về, muôn hoa đua nở, mọi người lại bắt đầu cho mùa tết trồng cây.Trong những ngày này ta lại tưởng nhớ lại lời của Bác Hồ đã dạy:
''Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
mùa xuân là mùa của muôn hoa đua nở, cây cối tươi tốt. Bời vậy Bác Hồ đã quan tâm và khuyên mọi người phải trồng cây để bảo vệ môi trường thêm xanh. Cây trồng làm cho bầu không khí trong lành, làm đẹp cho đất nước. Bác Hồ đã khuyên mọi người trồng cây vào mùa xuân không những có mục đích là cho cây tươi tốt, nhanh chóng phát triễn mà còn vì mùa xuân là mùa bắt đầu một năm mới nhiều thành công mới, vui vẻ và tràn đầy sức sống.
Bác nói :''Mùa xuân là tết trồng cây''. Chữ ''Tết'' ở đây cũng đã gợi lên cho ta
một niềm vui, phấn khích khi làm công việc này. Bác Hồ đã biến một công việc có ý nghĩa lại càng có ý nghĩa hơn khi làm trong những những ngày tết. Việc trồng cây đã là phong tục tốt đẹp của dân tộc ta dân tộc ta đang được duy trì trong ngày tết.
Bác Hồ cũng đã nói:''Tết trồng cây làm cho dất nước càng ngàu càng xuân''. từ''Xuân'' ở đây không có ý nghĩa như câu đầu mà nó còn nói rõ hơn sự tươi trẻ, sức sống mới cho dất nước. Vì thế nếu chúng ta sống mà khống có cây xanh thì con người khó mà có thể tồn tại được lâu và khỏe mạnh được. Chúng ta sẽ thiếu oxi, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên. Đất nước sẽ bị nhấn chìm trong bão tố. mấy chục năm Bác đã chăm lo đến việc môi trường qua đó ta cũng thấy Bác là người biết nhìn xa trông rộng.
muốn thực hiện lời Bác dạy, chóng ta hãy cùng nhau trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường. Lời kêu gọi cua bác vẫn có tác dụng động viên nhân dân thực hiện ''Tết trồng cây'' để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Là học sinh chúng ta nên làm một việc gì đó để một phần nào giúp ích cho môi trường.:)
 
Top Bottom