“Ké quá tàng nghìn tiểng lượt then
Mừa lườn táng piến pền báo ón”.
Nghĩa là:
“Già qua đường nghe tiếng lượn then
Về nhà như biến thành trai trẻ”.
Hay câu tục ngữ:
“ Đàn tính ba năm, kéo nhị ba buổi”.
"Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu"
Quầng đen thì hạn, quầng trắng thì mưa (dân tộc Mường)
Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa (dân tộc Thái)
Trăng có quầng đen như sắt là sắp có mưa lũ, trăng có quầng vàng như đồng là hạn lâu (dân tộc Tày)
Mặt trăng đội nón đất khô, mặt trăng căng ô đất sụt (dân tộc Giáy)
Trông trăng rồi lại trông sao cũng để dự báo mưa nắng:
Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng (dân tộc Việt)
Sao mờ thì hạn, sao sáng thì mưa (dân tộc Mường)
Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ (dân tộc Thái)
(lưu ý nhận xét về quan hệ giữa nắng với "sao", giữa "mưa" với "sao" có khác nhau giữa tục ngữ dân tộc Mường với tục ngữ dân tộc Thái). Về sấm, tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc thiểu số phía bắc đều thống nhất nhận xét:
Mấy đời sấm trước có mưa (dân tộc Việt)
Sấm trước trời không mưa (dân tộc Thái)
Trời nổi sấm trước khi mưa là trời hạn hán (dân tộc Tày)
Trời kêu trước không mưa. (dân tộc Dao)
Hiện tượng "cóc nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giải thích nhưng từ xưa, người Việt cũng như người dân tộc thiểu số đều đúc kết về dự báo mưa:
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa (dân tộc Việt)
Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước (dân tộc Việt)
Ếch kêu từng loạt, trời sắp mưa (dân tộc Dao)
Cóc nghiến răng không lụt cũng mưa (dân tộc Mường)
Qua nhiều năm tháng chiêm nghiệm, phán đoán về lịch trời mưa trong năm qua, tục ngữ các dân tộc lại có sự khác biệt:
Mồng chín tháng chín không mưa
Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn (dân tộc Việt)
Mồng hai tháng hai không mưa
Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào
Mồng hai tháng hai có mưa
Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn (dân tộc Thái)
Về rét, tục ngữ người Việt và tục ngữ người Mường chung một cổ tích:
Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân (dân tộc Việt)
Tháng ba rét lại một lần cho nàng Bân may áo (dân tộc Mường)
Hạn hán là mối lo thường xuyên đối với nhà nông, ngược lại, nước đủ là nhân tố số một cần thiết cho cây trồng, đặc biệt đối với lúa nước. Trong tục ngữ các dân tộc đều đúc kết:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (dân tộc Việt)
Làm ruộng nhất nước nhì phân.(dân tộc Mường)
Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.(dân tộc Thái)
Thứ nhất kịp thì, thứ nhì đủ nước, thứ ba đủ phân, thứ tư làm cặm cụi, thứ năm chọn hạt giống (dân tộc Tày)
Nói đến thời vụ, giống má, lao động, cách diễn đạt trong tục ngữ có khác nhau nhưng kinh nghiệm có "tính nguyên tắc" vẫn thống nhất:
Đầu mùa cấy vào đám cỏ cũng được ăn,
Cuối mùa cấy vào đám lẫy cũng phí sức (dân tộc Việt)
Đầu vụ cấy vào đám cỏ cũng được ăn, cuối vụ cấy vào đám trâu đầm cũng không được ăn (dân tộc Thái)
Mạ già ruộng ngấu cấy đâu được đấy (dân tộc Việt)
Ruộng chờ mạ mới tốt, mạ chờ ruộng không tốt (dân tộc Mường)
Ruộng chờ mạ ruộng kĩ càng tốt, mạ chờ ruộng mạ muộn chẳng được hạt nào (dân tộc Tày)
Ruộng đợi mạ mới tốt, mạ chờ ruộng thóc ít (dân tộc Giáy)
Ngoài ra, ruộng cày để đất ải, đất nỏ cũng là kinh nghiệm lâu đời:
Đất nỏ giỏ phân (dân tộc Việt)
Ruộng cày tháng chạp không bỏ phân cũng tốt (dân tộc Tày - Nùng)
Là kinh nghiệm làm đất, để ải, hanh khô về tháng chạp ở các dân tộc vùng Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... Rồi đến kinh nghiệm cổ truyền về lao động, đặc biệt là làm cỏ:
Nắm cỏ giỏ thóc.
Công cày là công bỏ, công làm cỏ là công ăn (dân tộc Việt)
Nắm cỏ giỏ phân.
Ruộng sạch cỏ, ló (lúa) đầy bồ (dân tộc Mường)
Còn có thể kể thêm nhiều tục ngữ về cây trồng gặp khi thời tiết thất thường:
Được mùa lúa úa mùa cau (dân tộc Việt)
Cây nhãn sai quả nước lũ to, cây lai sai quả có tuyết sương giá (dân tộc Tày)...
Trong chăn nuôi, người nông dân dù là Việt, Mường, Dao hay Tày, Nùng, Thái đều thống nhất đúc kết kinh nghiệm:
"Yếu trâu hơn khoẻ bò" (dân tộc Việt, Mường, Dao...)
và khi chọn giống vật nuôi:
Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, nhanh như chớp (dân tộc Việt)
Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, làm giàu cho chủ (dân tộc Thái)
Nhận thức, đánh giá về nghề nông ở các dân tộc rất thống nhất là điều dễ hiểu vì kinh tế cổ truyền nước ta cơ bản vẫn là nông nghiệp. Tuy giai cấp phong kiến có sắp xếp thứ tự "sĩ, nông, công, thương" là tứ dân của xã hội ta xưa nhưng trong tục ngữ các dân tộc thì:
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ (dân tộc Việt)
Mười anh buôn bán không bằng một anh làm ruộng (dân tộc Tày)...