[Văn 7] Luyện tập văn chứng minh

C

callalily

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

đề 1: Chứng minh rằng văn chương:"gây cho ta những tình cảm mà ta không có".
đề 2: Chứng minh rằng văn chương:" luyện những tình cảm mà ta sẵn có"
đề 3: chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
đề 4: chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi
giúp mình gấp trong đêm nay nha! thanks nhiều!
 
M

minh_minh1996

đề 1: Chứng minh rằng văn chương:"gây cho ta những tình cảm mà ta không có".
đề 2: Chứng minh rằng văn chương:" luyện những tình cảm mà ta sẵn có"
đề 3: chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
đề 4: chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi
Bài làm
bạn có thể tham khảo ở đây
câu 1,2 :
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-194504.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-94891.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-101463.html
Câu 3
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-37169.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-138690.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-91063.html
câu 4
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=149961
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=146880&page=2
 
M

minh_minh1996

đề 1: Chứng minh rằng văn chương:"gây cho ta những tình cảm mà ta không có".
đề 2: Chứng minh rằng văn chương:" luyện những tình cảm mà ta sẵn có"
đề 3: chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
đề 4: chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi
Bài làm
bạn có thể tham khảo ở đây
câu 1,2 :
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-194504.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-94891.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-101463.html
Câu 3
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-37169.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-138690.html
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-91063.html
câu 4
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=149961
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=146880&page=2
đề 1 ,2 bài viết của bạn khanhbeophi1999

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn.

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có :

+văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức
sâu sắc hơn vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm mình đã có để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.

+ Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình
vạn trạng và sáng tạo ra sự sống
Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Lời nhận định: " ( trích dẫn ra nhá ) của tác giả Hoài Thank là hoàn toàn đúng đắn. Đó là lòng vị tha, là sự đồng cảm, khát vọng cống hiến, hy sinh...mà các tác phẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho người ta 1 tình yêu thương đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của Hồ Xuân Hương, bài thơ Sau phút chia ly của đoàn thị điểm, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội phong kiến xưa, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tình cảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là " túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình cảu nhân dân VN sao? Cuộc sống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao ( trích dẫn nhé ), đi vào trái tim từng con người, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tình yêu thg của người vs người
Đó chính là Giá trị thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tình cảm ta chưa có và chúg ta là nhữg người phải biến chúg thành những tình cảm thật trong cuộc sống


+ Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn
chương thì sẽ rất nghèo nàn.

+ giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
+ tác động đến tình cảm con người khiến cho họ biết chia sẻ vui buồn mừng giận với người khác.

mình thì nghĩ như sau :

Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con ngưởi tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương giúp cho ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm cho tâm hồn
+ Dẫn chứng:
*) Đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (sgk 6), chúng ta có thể hiểu được người da đỏ yêu rừng núi quê hương mình, và những cánh rừng vó ý nghĩa thiệng liêng như thế nào đối với học... Để từ đó, ta thêm yêu quý họ và càng yêu quý đất nước mình hơn... (có gì bạn nêu thêm d/chứng)
*) Đọc Cuộc chia tay của những con búp bê chúng ta sẽ hiểu được nỗi đau của những đứa trẻ có bố mẹ lo hôn, để rồi ta biết thông cảm, chia sẻ nhau với những mảnh đời như thế....
- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, suy nghĩ lại mình, ý thức hơn về những tình cảm mà mình đã có để cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn, cao đẹp hơn...
 
M

minh_minh1996

đề 3 Bài viết của bạn ma_vuong_97
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều có nhiều điều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình.
Trong cuộc đời, chúng ta gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta …
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xẩy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
- Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chày đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
- Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tình hàng đầu, ai cũng phải có nó.

đề 4 của bạn 321zaq
Bác Hồ có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi. Trong đó chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu: “Trẻ em như búp trên cành /Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan /Chẳng may vận nước gian nan /Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”... hoặc“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây /Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng” (Kêu gọi thiếu nhi - 1941).
Mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ thường có thư gửi các cháu. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng, và lưu ý người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”. Người yêu cầu “đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”. Lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-1969, ba tháng trước lúc đi xa, Bác Hồ viết bài trên báo Nhân Dân khẳng định “chăm sóc và giáo dục các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”, và kêu gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt”. Trong Di chúc, Người lại nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những lời dạy của Người thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vị lãnh tụ cách mạng đối với thiếu niên nhi đồng - những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng cách mạng quan trọng
 
Last edited by a moderator:
T

thucoanhps

\{ABC}:):(:D:eek::)|:-SS:)|:)|:eek::confused::mad:\prod_{i=1}^{n}\sum_{i=1}^k a_i^n\sum_{i=1}^k a_i^n\sum_{i=1}^k a_i^n|-)@};-o-+:-*b-(|-)=(:)|o=>o=>@-)@-)/:)/:)/:):cool::cool::p\int_{}^{}\int_{}^{}:confused:
đề 3
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều có nhiều điều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình.
Trong cuộc đời, chúng ta gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta …
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xẩy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
- Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chày đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
- Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tình hàng đầu, ai cũng phải có nó.

đề 4 của bạn 321zaq
Bác Hồ có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi. Trong đó chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu: “Trẻ em như búp trên cành /Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan /Chẳng may vận nước gian nan /Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”... hoặc“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây /Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng” (Kêu gọi thiếu nhi - 1941).
Mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ thường có thư gửi các cháu. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng, và lưu ý người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”. Người yêu cầu “đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”. Lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-1969, ba tháng trước lúc đi xa, Bác Hồ viết bài trên báo Nhân Dân khẳng định “chăm sóc và giáo dục các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”, và kêu gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt”. Trong Di chúc, Người lại nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những lời dạy của Người thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vị lãnh tụ cách mạng đối với thiếu niên nhi đồng - những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng cách mạng quan trọng
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom