hoặc là cách này:
chứng minh qua 4 bài thơ:
1. Cảnh khuya- 1947
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
3. Tin thắng trận( Báo tiệp)- 1948
Nguyệt thôi song vấn:- Thi thành vị?
- Quân vụ nhưng mang vị tố thi
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị liên khu báo tiệp thì.
4. Ngắm trăng( Vọng nguyệt)- 1942
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Phân tích:
- Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất. Bài này đã được học, bạn tự phân tích
- Bài 1+2, trăng được cảm nhận khi đang lo việc nước
+ bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "***g"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trăng viên mãn, tròn đầy nhất
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
+ Ở bài Báo tiệp
Trăng được nhân hóa giống như 1 người có hình hài (bp nhân hóa): hành động của trăng-> trăng và người đã trở thành đôi bạn thân mật, suồng sã đến nỗi vào nhà không càn gõ cửa
Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu về Bác, và trăng trong thơ Bác
giới thiệu dẫn chứng qua các bài thơ như: Ngắm trăng, Cảnh khuya,...
Thân bài: có thể chọn từ 2 bài trở lên để phân tích
Kết bài: khẳng định thơ Bác đầy trăng