Văn 7 ( Giúp mình với )

S

susu2001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài : Cảm nhận về cảnh tượng Đèo Ngang và nỗi lòng tác giả trong bài Qua Đèo Ngang ( lớp 7 ) :confused::confused::confused:
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới đèo ngang bóng xế ta,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhớ.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, ước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Giúp mình với, help me !!!

Mem thường ko được dùng mực đỏ nhé bạn.
Mộc ^_^
 
Last edited by a moderator:
P

phamducanhday

Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại, đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”. “Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”
Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt của người xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang. Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người. Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang hướng đôi mắt buồn nhìn cảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? Cảnh thể hiện kín đáo, nhẹ nhàng mà tha thiết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ làm xúc động lòng người
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác giả đã khiến em nhận ra sự lẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao, nó diễn tả bà với chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đầm ấm, vui tươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đồng cảm với nỗi buồn sâu sắc của tác giả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được. Đây là bài thơ đậm chất trữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ rất nực trang nhã của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó xứng đáng được người đời ghi nhớ và hoài lưu đến tận sau này




nguồn nét ^^
 
T

thongoc_97977

à Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng trong dòng văn học viết thời phong kiến. Thơ của bà còn lại không nhiều, chỉ khỏang sáu bài. Nhưng mỗi bài thơ là một viên ngọc quý lấp lánh bởi từ ngữ trang nhã và tinh tế, bởi âm điệu trầm buồn mang mác một nỗi niềm hoài cổ. Nhận xét về thơ của bà, sách giáo khoa Văn học 9, tập một, nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 có viết: “ … Thơ bà … buồn thương da diết…” Qua việc tìm hiểu, phân tích bà thơ “Qua Đèo Ngang” của bà, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhận định trên.
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu khái quát tòan cảnh không gian và thời gian:
“ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”
Không gian là Đèo Ngang, thời gian là buổi xế tà. Nhà thơ đến với Đèo Ngang khi một ngày vừa lụi tắt. Anh tà dương đã khuất sau rặng núi phía Tây. Cụm từ “ bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ dân gian “chiều tà bóng xế” gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác buồn mênh mang. Cảm giác ấy cứ lan tỏa dần theo vần “ a” ngân dài ở cuối câu như một nốt nhạc trầm sâu lắng. Không biết từ bao giờ, cảnh hòang hôn luôn gợi lên trong lòng người một cảm giác buồn da diết. Cảm giác này cùng với không gian chiều tà luôn là bối cảnh nền trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“ Chiều trời bảng lảng bóng hòang hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn” ( Chiều hôm nhớ nhà )
Hoặc trong bài “Thăng Long thành hoài cổ” ta cũng gặp hình ảnh tương tự:
“ Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”
Trên cái nền trời “ xế tà”, tác giả tiếp tục ngắm nhìn khung cảnh Hòanh Sơn. Trong ánh mắt nhà thơ, cảnh vật hiện lên thật đẹp nhưng cũng thật hoang sơ:
“ Cỏ cây chen đa, lá chen hoa”
Cỏ cây chen với đá, lá xen lẫn với hoa. Phép liệt kê kết hợp với nghệ thuật điệp từ, nhân hóa “ chen” làm cho mọi vật vừa xô bồ lại vừa sống động. Chúng như có hồn, đang cố chen chúc nhau ngoi lên đón chút ánh sáng thừa còn sót lại ở trời Tây. Cảnh Đèo Ngang hoang vu vang lặng và đượm một cảm giác buồn khó tả.
Từ trên đỉnh đèo, tác giả phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh. Bức tranh Đèo Ngang lại xuất hiện thêm những hình ảnh mới qua nét bút của thi nhân:
“ Lom khom dưới núi tiều vài chu
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Nhà cửa và con người đã xuất hiện trong thơ, nhưng điều đó không làm cho cảnh vật Đèo Ngang bớt đi cái cảm giác buồn cô liêu hoang vắng. Con người chỉ là vài chú tiều đang lom khom đi dưới núi, nhà cửa chỉ có mấy căn nhà chợ rải rác bên sông. Các từ gợi tả “lom khom” “lác đác” được đảo ra đầu câu như muốn khắc họa sự bé nhỏ thưa thớt của đối tượng miêu tả. Tất cả như hòa lẫn, mất hút trong cái mênh mông lặng lẽ ở Đèo Ngang. Hình ảnh trong thơ đẹp như một bức tranh thủy mặc nhưng sao ta vẫn cảm thấy ẩn chứa trong đó một nỗi buồn mang mác.
Nỗi buồn khó tả trong câu thơ được tăng lên gấp bội khi bức tranh tả cảnh Đèo Ngang được điểm tô thêm bởi tiếng kêu khắc khoải của chim rừng:
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nhà thơ chuyển đổi cảm nhận từ thị giác sang thính giác để lắng nghe giữa muôn ngàn âm thanh của rừng núi tiếng kêu da diết của con chim quốc quốc, chim gia gia. Hòan tòan không phải là một sự ngẫu nhiên. Con chim quốc gợi nhớ về một điển tích xa xưa, vua nước Thục mất nước hóa thành chim, mãi kêu gào về một đất nước đã không còn. Còn chim gia gia, tiếng kêu thương về nỗi niềm xa cách quê nhà. Tiếng kêu thiết tha của chim hay chính là tiếng lòng của tác giả, một nữ sĩ tài hoa, một người lữ khách rời xa quê hương với Thăng Long huy hòang trong quá khứ, rời xa gia đình để vào kinh đô Huế nhận một chức nữ quan.Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo cùng phép tu tư nhân hóa, đảo ngữ đã diễn tả một cách sống động ngoại cảnh và tâm cảnh.
Từ nhìn thấy, đến nghe thấy rồi cảm thấy. Tâm sự của nhà thơ được cô đọng lại ở hai câu Kết chính là:
“ Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Câu thơ khái quát cảnh và tình của cả bài thơ. Trước mắt nhà thơ là khỏang không gian mênh mang rộng lớn ở Đèo Ngang. Và đứng trước cái bao la vô cùng vô tận ấy, con người bỗng trở nên nhỏ bé cô đơn đến lạ lùng. “Một mảnh tình riêng” không ai chia xe, chỉ một mình nhà thơ đối diện với chính mình. Cụm từ “ta với ta” cực tả cái cảm giác cô đơn của người lữ khách trên Cảnh càng mênh mông, tâm hồn càng trở nên trống trải. Hai chi tiết tương phản nhau khắc họa đậm nét nỗi niềm của tác giả
Tóm lại, đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nhưng hùng vĩ của “đệ nhất hùng quan” đất nước. Vẻ đẹp ấy được tô điểm bởi bàn tay tài hoa của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Phải thật sự yêu thiên nhiên, hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên cuộc sống, nhà thơ mới có những vần thơ hay và trang nhã đến thế. Có thể nói, Bà Huyện Thanh Quan đã gửi hết tâm tư tình cảm, nỗi lòng cua mình vào trong từng nét bút vần thơ. Để rồi, trong mỗi nét đẹp của thiên nhiên đều ẩn chứa tâm sự buồn thương của tác giả. Đúng như lời thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”


nguồn:google
 
P

phamngochieu7a

Mem nào mún tham khảo thỳ tham wan nház, còn nhok nào ko mún đọc thỳ biến, cấm trửi mình làm dàn bài dỏm
19.jpg
30.gif
. Trửi mình
11.gif
thọt cho lủng phao Thou,minh
quăng phao đê...( bài ney mình làm rởm nhứt
6.jpg
) Chị hơi lười nên gộp 2 câu làm choa lẹ, nhưng vẫn nói ý từng câu cả
43.gif


====================

1. MB:

_ MB trực tiếp: trong các tác phẩm tôi đã được học.... có nhiều .... để lại cho tôi nhiều cảm xúc. trong đó..... Qua đèo ngang của.... là tác phẩm đã để lại cho tôi.....

( chỗ nhìu chấm mấy mem tự học bài để điền vào)

_Mb gián tiếp: nói vòng vo gì gì đó về núi rừng, khung cảnh hoang vu rou trở về nói đến bài thơ...... ( em nào hok đủ sức chạy vòng vòng thì thou
11.gif
) * chú ý nói thêm thể loại thơ và xx nhaz mấy mem!
11.gif


2.TB:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"

Nd: _ ...bóng xế tà:+ tác giả dùng các từ miêu tả để miêu tả khung cảnh buổi chiều đang dần đổ xuống sau Đèo Ngang, sót lại vài tia nắng đỏ, đồng thời thể hiện nỗi lòng cô đơn, hiu quạnh của tác giả khi chiều dần buông.

_ .....chen đá, ..... chen hoa:+ sử dụng điệp ngữ ( chen)=>nhấn mạnh hình ảnh của cây lá ở Đèo Ngang.

+Tưởng tượng: _trên những bãi cỏ xanh..... ở Đèo Ngang, buổi chiều dần đổ xuống. ..... cảm nhận được như mình đang đứng ở Đèo Ngang qua lời văn của tác giả vậy.

_Thấy trước mắt mình là cả một khoảng không xanh mênh mông, gió*từ j` đó miêu tả, từ nào càng cảm thấy cô đơn càng tốt* thổi ngang qua mặt. Từng khung cảnh ấy, từng cỏ cây hoa lá nơi ấy dưới bóng chiều tà, ánh nắng đỏ rực chảy trong tim
59.jpg


- Dù Đèo Ngang mang một vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng là thế, nhưng sao vẫn thấy cô đơn, hiu quạnh vô cùng....bởi lẽ do thiếu bóng dáng của con người

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

Nd: .... tiều vài chú;lác đác bên sông,chợ mấy nhà: Khung cảnh cô đơn khi chỉ có núi rừng cây lá, nhưng khi có bóng dáng của con người nhưng cuộc sống vẫn còn rất vắng vẻ.

...lom khom... : miêu tả cuộc sống chật vật của người dân sống ở Đèo Ngang. ( mấy mem có thể tưởng tượng khung cảnh các tiều làm việc+ khung cảnh buổi chiều => miêu tả sự mệt mỏi, khốn khó)

+ đoạn: Bằng việc sử dụng từ láy......., .....,.......( tự hok bài mak nêu nghệ thuật ra), tác giả đã thể hiện cho người đọc thấy được hình ảnh con người, cuộc sống ỏ Đèo Ngang.

-Những con người làm việc cực nhọc ( cực nhọc thế nào mem tự nghĩ ra mak chêm vào) chỉ để kiếm được cái ăn qua ngày, những cuộc sống ngày ngày không thấy được sự vui vẻ, ấm áp.

-Tuy con người ở đó nhưng dường như cuộc sống của họ không hề gần nhau. Họ cách xa nhau, tôi có thể tưởng tượng ra những căn nhà xiêu vẹo nằm xa nhau cả một quãng đất rộng, những cái chợ thiếu cái tiếng rao hàng ồn ào, náo nhiệt của các người buôn ( hay còn gọi là các bà thým
68.gif
*mấy mem đừng viết từ "mấy thím" vô bài nház!)

.... ( nêu cảm xúc của mấy mem: thấy khung cảnh thật cô đơn, vắng lặng, lặng lẽ)

" Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia"

Nd: - bằng cách đưa ra hình ảnh con .....,..... ( tự bik), tác giả như nói lên tâm trạng, cảm xúc của mình.

- tâm trạng của tác giả: cô đơn, lẻ loi một mình, nhớ về đất nước lúc trước, nhớ nhà khi đi xa.

- nghệ thuật: chơi chữ, đảo ngữ, phép đối => thể hiện tâm trạng hoài cổ, nhớ nước thương nhà. ( mak tâm trạng hoài cổ là j`nhỉ
60.gif
?)

" Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Nd: Nghệ thuật: tương phản

=> thể hiện sự cô đơn, lẻ loi của tác giả

* thú thực mấy mem, đoạn nek tar cũng hok bik phải viết cái giống j` nữa
41.gif
.Thou quăng đại cảm xúc, chỉ cảm xúc thou nház của mấy phần trên
35.gif


3. KB: mem nào ko đủ sức tự viết đc thỳ thảy cái ghi nhớ vô như lời cô bảo.

Dàn choa kb là vầy:

- nói chung chung nhất về cảm xúc tác giả=> cảm xúc của mền ( suy bụng ng` ra bụng tar)

-xong cũng nói về khung cảnh, nghệ thuật,.... ( nói chung ý như cái ghi nhớ)
11.gif


~THE END~

XONG! MỆT QUÁ, 1h đồng hồ
28.gif
.

mấy bữa nữa mak hok thấy tar là bk
47.gif
(chết chổng "bàn tọa"
21.jpg
)
MÌNH TAG MẤY BN BAI QUA ĐÈO NGANG NÀY NE
985331752_378453558_320_320.jpg
:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197):
CHÚC MẤY MEM HỌC TỐT, TAR CŨNG VẬY
9.gif
.
NGUỒN:ZING BLOG
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom