Lý thuyết câu chủ đông & bị động đúng như bạn trên đã nói
Tớ chỉ bổ sung thêm
Các biện pháp tu từ chủ yêu:
1. So sánh: liên hệ cái nọ với cái kia để làm rõ bản chất
vd: trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: mưọn hình tượng của con người để nói về các sự vật vô tri, biến cảnh tĩnh thành cảnh sinh động hoặc gián tiếp truyền tải tư tưởng, đạo lý
Vd: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non)
3. Ẩn dụ: chuyển đổi các hành động, cách dùng từ một cách linh hoạt từ sự vật này sang sự vật khác, tư đặc tính này sang đặc tính khác để làm "đẹp" câu văn
vd: một tiếng chim kêu sáng cả rừng
4. Hoán dụ: mượn một hình ảnh có tính bao quát để nói về một hành động, làm gọn và dễ hiểu câu văn
vd: Hà nội vùng đứng lên (chuyển từ những con ngươi hà nội vùng đứng lên)
5. Điệp từ: lặp nhiều lần một từ ngữ làm cho câu văn trở nên có nhịp điệu:
vd: Phương cứ nở, phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở
6. Liệt kê: Nêu lần lưọt các sự vật, sự việc để làm rõ hiện tượng nói đến:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Đây là một đoạn thơ sử dụng rất hay các biện pháp: ẩn dụ, điệp ngữ và liệt kê
còn một số biện pháp khác, nhưng sơ bộ chỉ vậy là dủ
Đây là dàn ý chung của dạng bài giải thích
Mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích
Thân bài :
1. Giới thiệu vấn đề: vấn đề đó là gì ? xuất xứ, là tích cực hay tiêu cực
2. Phân tích về cqác mặt tích cực / tiêu cực, áp dụng trong cuộc sống, các biểu hiện sai lệch
Nên dùng các từ thứ nhất, thứ 2, thứ 3 ở đầu các ý
3. Bài học cá nhân
Kết bài: nêu ý nghĩa của điều đựoc giải thích đối với mọi người