Dàn ý chung cho nghị luận giải thích
MB:
@};-G/thiệu vấn đề cần giải thích
@};-Trích dẫn vấn đề
TB:
@Dẫn dắt: vd; Câu tục ngữ trên là bài học giáo huấn vô cùng sâu sắc của ông cha ta. Muốn hiểu được sâu sắc thêm bài học đó trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.
@};-Luận điểm 1:
@Giải thích:
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng ( hoặc từ khóa trong câu tục ngữ rồi nêu ra bài học luôn.)
->Bài học
- Liên hệ những câu tục ngữ có nội dung tương tự.
@};-Luận điểm 2: Bàn bạc vấn đề
@ Khẳng định vấn đề nghị luận là đúng
@ Vì sao đúng
- Lẽ đương nhiên:
- Xét về mặt tình cảm
- Xét về bản thân (hoặc truyền thống)
+ Cách 1: Lấy dấn chứng phân tích và chứng minh
+ Cách 2: Làm vấn đề nghị luận đó ntn?
@};-Luận điểm 3:
- Lật lại vấn đề
- Liên hệ bản thân và mọi người
KB: Khái quát lại vấn đề.
Đây là dàn ý cô giáo cho tụi mình để áp dụng làm những bài giải thích.
Đề 5:Bài 1: http://school.vnmic.com/news/van-ho...n-Hoc-hoc-nua-hoc-mai-Bai-1-530/#.Ufm5rqxFlsg
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.
Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.
Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.
Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.
Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.
Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.