[ Văn 7] giải thích

V

vitconxauxi_vodoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người ơi,làm giùm mình câu này nha..............thanks nhiều...................
Câu hỏi:trong bài thơ ''Quê hương''-Đỗ Trung Quân có đoạn:
''Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người''
Hãy giải thích những câu thơ trên.Nêu rõ vai trò tác dụng của tình yêu quê hương đất nước đối với tâm hồn của mỗi con người.

Mình có một số suy nghĩ về câu thơ trên như vầychẳng biết đúng hay sai,mong mọi người góp ý cho mình:
*giải thích câu thơ:
+quê hương:bao gồm đất nước và làng xóm
+So sánh quê hương với mẹ
+mẹ là ai?là người sinh ra ta,có công lao nuôi dưỡng ta
+sẽ không lớn nôỉ thành người:nếu không nhớ quê hương sẽ không bao giờ trưởng thành về nhân cách ,đạo đức.phẩm chất của con người
*Vai trò:
-là nơi để lại kỉ niệm buồn vui không thể quen được
*Tác dụng:là nơi chắp cánh cho ta vững bước vào đời.Nhất là đối với thế hệ trẻ
Ngày nay,khi đất nước ngày càng phát triển cùng phát triển của nhân loại đòi hỏi con người tiến bộ,quê hương đã góp phần không nhỏ cho tiến bộ đó của giới trẻ khiến họ không ngừng học hỏi,trau nhồi,mở mang kiến thức.
Ngoài ra,nó còn giúp cho thế hệ trẻ biết quan hệ cư xử với mọi người một cách đúng mực,biết kính trên nhường dưới,hướng tới một tương lai tươi đẹp
*Biểu hiện:
- trong các tác phẩm văn hoc:
+Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
+Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-trong thực tế:
+Tết đến,những kiều bào xa quê về ăn tết còn những người nào không về được thì ở lại cũng làm mâm cỗ ăn tết như ở Việt Nam:cũng có bánh trưng,cây đào,....
+Ngày giỗ tổ Hùng Vương về Phú Thọ tưởng nhứ các vị vua Hùng cũng như về miền đất thân yêu-nơi các vua hùng sáng lập nước văn lang............
*Câu nói tương tự:Uống nước nhớ nguồn
+dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
 
S

s.m

^^~. Có một số chi tiết theo cách nghĩ của mình là chưa phù hợp lắm.
  • Nhìn qua mình thấy có cảm giác rất cứng, sườn bài hơi thiếu sáng tạo.
  • Sao bạn không thử đi từ chính bản thân để liên hệ cộng đồng. Theo mình với lối viết này ngôn từ sẽ phóng thoáng hơn, dễ diễn đạt hơn, thu hút người đọc (nghe) hơn, giảm bớt cái chất nghị luận, phân tích vốn khá khô, nhưng vẫn truyền tải được trọn vẹn suy nghĩ của bạn theo yêu cầu đề và thể hiện được cái cá nhân trong ngôn từ.
  • Ở phần giải thích câu thơ của bạn: Mình nghĩ đầu tiên hãy nói đến người mẹ, thể hiện tình yêu của chính bạn với mẹ. Sau đó liên hệ đến tuổi thơ, đến lời hát quê hương. Qua đó thể hiện nhận thức bản thân về quê hương lúc bấy giờ mới chỉ đơn thuần là thứ tình cảm quan trọng trong mẹ. Nhưng sau, khi đã trưởng thành thì chẳng hiểu sao chính bản thân cũng đã vô tình khắc nó vào tim. Để rồi từ đây lồng hình ảnh mẹ với quê hương, thực hiện vài phép so sánh (theo kiểu: "mộc mạc" - mẹ tần tảo nuôi con.... ). Kết đoạn: Phải chăng đó cũng chính là thứ tình cảm của mẹ, thứ tình cảm mà cảm nhận được trong câu thơ... \Rightarrow Đó là sự lồng ghép tình cảm giữa quá khứ và hiện tại, giữa những con người thuộc những thế hệ khác nhau. Đồng thời, còn thể hiện đúng nội dung hai câu thơ đầu tiên
  • Tiếp đến là vai trò: phải chăng nên lồng phép đưa hình ảnh mẹ hòa vào hình ành quê hương?! Trên ta ví mẹ với quê hương đều không thể thiếu, như vậy, đối với bạn mẹ không thể quên được vì sao? Chọn ngôn từ, sự dẫn dắt phù hợp để tạo sự tương đồng hợp lí : ).
  • Phân tích Sẽ không lớn nổi thành người: Từ ý trên, ta đưa giá trị đạo đức cần có ra chứng minh. Đồng thời phải chứng minh ngược lại nếu quên thì con người ấy ra sao?
    Cuối cùng như lòng mẹ, hãy để quê hương được mở lòng đón nhận những đứa con lầm lỗi.
  • Phần liên hệ: cách liên hệ của bạn hơi thô. Chỉ cần vài ví dụ đơn giản: môt ví dụ thuận (thực tế) và một ví dụ nghịch (văn học). Còn lại tập trung vào chính bản thân, liên hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: Bản thân đã làm được gì? Chưa làm được gì? Hiện tại những gì có thể làm?
  • Mấy câu tương tự để ở kết bài dùng như ngôn từ bản thân : D. (Vd:... đó là truyền thống yêu nước nhớ nguồn... ).
 
Top Bottom