Các bạn có biết không, từ nghìn đời nay dân tộc Việt Nam dã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ, bị xâm chiếm bởi hai cường quốc mạnh nhất lúc bấy giờ đó là Pháp và Mỹ? Nhưng tại sao ta lại có thể giành được độc lập, tự do như ngày hôm nay? Đó là vì chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không muốn chịu cảnh làm nô lệ,…. Đó chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc của nhân dân ta, thể hiện được những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Và đều này đã được ông cha ta thể hiện qua một câu ca dao ngắn gọn nhưng sâu sắc thể hiện được truyền thống dân tộc
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao này quả thật là một lời khuyên sâu sắ c về tinh thần yêu thương, sự đoàn kết của ông cha ta ngày xưa và nó đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Vậy để hiểu hơn về câu ca dao này chúng ta hãy đi vào giải thích.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao này đã được ông cha ta sử dụng bằng những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, cụ thể và rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta như tấm nhiễu điều và giá gương. “Nhiễu điều” là một tấm vải có màu đỏ thường được dung để phủ lấy tấm gương, làm cho nó luôn được sang bong, sạch bụi và làm tôn thêm vẻ đẹp của giá gương. Còn “giá gương”, giá gương là một vật được chạm khắc cầu kì, nó thường đươc dùng để giữ tấm gương soi, giúp cho gương luôn được vững chắc, không sợ đổ và còn để trang trí cho nhà cửa thêm đẹp. Vậy “phủ lấy” có ý nghĩa là gì? Nó thể hiện sự gắn bó, không thể tách rời giữa “nhiễu điều” và “giá gương”. Từ hình ảnh của giá gương và nhiễu điều ông cha ta rồi liên tưởng đến mối quan hệ giữa người với người và mong muốn mọi người trong một nước phải biết yêu thương nhau, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Vậy thì tại sao chúng ta lại phải đoàn kết, yêu thương nhau? Đó là vì trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam đều quan niệm rằng các rằng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em. Vì sao chúng ta lại quan niệm như vậy? Chắc hẳn các bạn ai cũng biết về truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” chứ. “Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của thần Long Nữ ở Đông Hải, còn Âu Cơ thì thuộc dòng dõi nhà họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Lạc Long Quân có thân hình Rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ có thể trấn áp đượclũ yêu tinh chuyên làm hại dân lành. Còn Âu Cơ, một tiên nữ đẹp tuyệt trần lại thích đi đây đi đó. Nghe ở vùng dất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và gặp Lạc Long Quân ở đó. Họ kết duyên vợ chồng. Một thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Nhưng vì do tập quán khác nhau, kẻ trên cạn, người dưới nước nên Lạc Long Quân đành ngậm ngùi chia tay Âu Cơ cùng với năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con còn lại theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương…”
Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó là tình cảm thương yêu, sự đoàn kết sẽ giúp con người chúng ta có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc được giao. Phải biết giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, phải biết đồng cảm, chia sẻ với họ bởi họ cũng là một con người, sự nghèo khó, bệnh tật làm cho họ mất hết ý chí, nghị lực để vượtcái nghèo,sự đau đớn của bệnh tật. Hãy rang tay, mở rộng lòng nhân ái của bạn, hãy chia sẻ, đồng cảm với họ những khó khăn, vất vả, đau đớn trong cuộc sống lao động, bệnh tật và chính những hành động đó đã an ủi, sẻ chia phần nào sự đau đớn, khó nhọc của họ.Không những chúng ta phải phát huy hết tấm lòng nhân ái của mình, mà chúng ta còn phải làm sao để nhân dân trong cả nước đoàn kết với nhau bởi sự đoàn kết ấy có thể làm nên tất cả từ sức mạnh, vật chất, tinh thần đến những cái to lớn hơn, vĩ đại hơn. Sáu mươi năm trước dây, đất nước chúng ta phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, gian khổ, hết lần này đến lần khác bị xâm chiếm. Nhưng tại sao chúng ta lại có thể giàng được thắng lợi? Đó là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, căm ghét lũ ngoại xâm, nhưng đặc biệt hơn cả là nhân dân ta biết đoàn kết với nhau một lòng chống giặc.
Vậy ta phải làm sao để có thể phát huy được truyền thống tốt đẹp đó? Chúng ta phải biết yêu thương nhau, quan tâm, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Sống phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, hàng xóm và sâu sa hơn nữa là phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, tham gia nhiệt tình các phong trào quyên góp, ủng hộ, các hoạt động từ thiện…. Không những ở cộng đồng, ở xã hội mà ta còn phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong lóp, tham gia tốt các phong trao ở trường, ở lớp.
Câu ca dao trên quả thật là một lời khuyên sâu sắc của ông cha ta ngày xưa để lại về truyền thống tương than, tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Và em tin chắc rằng câu ca dao này sẽ được thế hệ trẻ hôm nay và mai sau tiếp thu, phát huy và làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp ấy