Lời nói là phương tiện để giao tiếp, trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm giữa người với người. Lời nói cũng là thước đo cho các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Để nói về giá trị lời nói, kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu “Lời nói gói vàng”.
Câu tục ngữ này là một sự so sánh khéo léo, tế nhị của ông cha ta. Chúng ta cần biết, vàng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, có giá trị rất lớn về mặt vật chất. Trên thị trường, vàng được xếp vào mặt hàng chất lượng cao và luôn bền vững với thời gian. Còn lời nói là thứ ai cũng có, cũng làm ra được nhưng lại có sức mạnh to lớn. Việc ví von “lời nói” với “gói vàng” không chỉ thể hiện giá trị của lời nói trong cuộc sống mà còn nhấn mạnh chúng ta phải luôn cẩn thận khi giao tiếp, giống như khi “gói” một số vàng vậy.
Như vậy, câu nói trên đã khẳng định giá trị to lớn của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống. Nhưng vì sao lời nói lại có sức mạnh như thế? Vì lời nói lời nói là công cụ cơ bản nhất để giao tiếp. Chắc chắn sẽ có người nói rằng “sao không viết ra hay nhắn tin đi, cũng truyền tải thông tin được mà”, nhưng trong các trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn, liệu có viết ra được kịp không? Lời nói cũng là thứ đầu tiên để đánh giá con người. Khi mới gặp một ai, tiêu chuẩn đầu tiên để xếp loại họ không phải là trang phục, đầu tóc mà là ngữ điệu và từ ngữ trong câu. Không thiếu những bà cô ăn mặc sang trọng nhưng lại văng tục chửi thề, nhưng cũng không thiếu các cậu bé tuy rách rưới nhưng lại luôn lễ phép. Lời nói còn để thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Không ai được ăn học đầy đủ mà lại ăn nói vô ý thức cả.
Cách ăn nói cũng có thể quyết định sự thành bại trong cuộc sống. Hai người cùng đi phỏng vấn cho một công ty, cùng trình độ học vấn, ngoại hình cũng tương tự nhau, kinh nghiệm bằng nhau. Vậy mà chỉ có một người được chọn. Vì sao? Vì khi phỏng vấn, người được chọn đã có cách ứng xử khéo léo hơn, cởi mở hơn, hòa nhã hơn. Trong lịch sử văn hóa của con người cũng ghi lại nhiều danh nhân có cách giao tiếp, ứng xử thông minh, lịch sự. Như Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, trong khi đứng ở quảng trường Ba Đình, trước nghìn người dân, Bác đã hỏi một câu rằng: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ một câu nói đó thôi nhưng Bác đã khiến mọi người xúc động về ngôn từ thân mật của vị lãnh tụ và đồng thời xóa tan khoảng cách giữa “Chủ tịch nước” với “nhân dân”.
Thế nhưng, tác dụng tích cực của lời nói tuy lớn thì tác dụng tiêu cực của nó cũng không phải là nhỏ. Lời nói quá khích, buông thả, lố lăng có thể gây cãi nhau, hiểu lầm,... Nên nhớ rằng, khéo ăn khéo nói không phải là nịnh nọt, tâng bốc, mà là biết tế nhị trong từng tình huống, cũng không nên chỉ trích quá thẳng thừng trước đám đông,…
Lời nói có sức mạnh như vậy, thế mà một số đông thành phần trong xã hội lại không nhận ra điều đó. Ngày nay, đặc biệt là các thanh thiếu niên, lối giao tiếp, ứng xử của họ rất vô lễ, bất lịch sự. “Tránh!” hay “Lùi!” là những câu nói phổ biến trên xe buýt, nhưng bi hài ở chỗ, không phải là người già nhắc nhở thanh niên mà là ngược lại. Trong gia đình cũng thế, họ hay “rút gọn” đi các thành phần chủ ngữ và các chữ “dạ, vâng” của câu khiến cho câu nói trở nên cộc lốc. Có lẽ những người đó nghĩ trình độ học vấn là tất cả, nhưng bỏ đi, nếu học vấn cao mà giao tiếp vô duyên thì bạn cũng khó giành được thiện cảm của mọi người. Thêm vào đó, hành động hình thành thói quen, thói quen tạo nên nhân cách, nếu cứ ăn nói thô lỗ như vậy thì sớm muộn gì phẩm chất của họ cũng bị ảnh hưởng.
Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy hết tác dụng của lời nói? Không nên noi Trước hết, hãy tạo cho mình một thói quen là nghĩ trước khi nói, cân nhắc cẩn thận khi buông lời, vì lời nói ra như tên bắn, không thể thu về được. Là học sinh, vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cách ứng xử, giao tiếp của các bạn đều phải đúng mực và phù hợp. Khi nói chuyện với bố mẹ, thầy cô hay người hơn tuổi, ta phải luôn lịch sự, nhã nhặn, thể hiên thái độ tôn trọng và lễ phép. Khi nói chuyện với bạn bè, không nên dùng các từ ngữ quá cầu kỳ, cứ giao tiếp sao cho thoải mái, hòa đồng nhưng cũng cần tránh việc trở nên quá buông thả. Còn khi chuyện trò cùng trẻ con thì không nên nặng lời, hãy cố luôn là một người anh/chị nhường nhịn, gương mẫu. Cải thiện cách nói chuyện không phải việc một sớm một chiều mà làm được, nó tốn của chúng ta rất nhiều thời gian, công sức. Nhưng nếu ai cũng cố gắng cải thiện mình, thì xã hội này sẽ lành mạnh và tốt đẹp hơn biết bao.
“Lời nói gói vàng”, câu ca dao của ông cha ta thật là thâm túy. Giá trị của lời nói là vô cùng lớn, vây nên mỗi người đều phải thật cẩn thận trong giao tiếp, bạn nhé!
Coleen các bạn nhé
Thi hk2 tốt vào
))
^.^ 0-0 -.- <3