Văn [Văn 7] ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Bài 1 :
1/ Nội dung chính của văn bản trên : Nói về truyền thống và tinh thần yêu nước.
2/ Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận.
3/ Văn bản trên khiến em liên hệ tới tác phẩm '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' của Hồ Chí Minh.
4/ Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản : Liệt kê
- Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường...
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
=> Tác dụng : Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh của lòng yêu nước, lòng yêu nước ban đầu bắt nguồn từ lòng yê những vật bình dị thường ngày.
5/ Tiêu đề : Lòng yêu nước.
6/ Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống yêu nước đáng tự hào. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. Đối với giới trẻ hiện nay, lòng yêu nước càng cần có trong tâm hồn mỗi người, bởi đây là những tầng lớp mai sau sẽ tiếp nối cha anh, sẽ tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và phát triển truyền thống cao đẹp này. Chúng ta không cần phải làm những việc quá to lớn, nhưng lòng yêu nước nhất định phải được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành động cụ thể như Hồ Chủ tịch đã nói. Đó có thể là việc tuân thủ Pháp luật của nhà nước. Cũng có thể là việc lao động tích cực, hăng hái. Nhưng quan trọng hơn cả, là phải không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Bài 2 :
1/ Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ : So sánh
- Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát.
- Như gió nước không thể nào nắm bắt.
2/ Nội dung của đoạn trích : Ca ngợi tiếng Việt - một thứ tiếng đẹp và hay.
3/ Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp, là một thứ tiếng hay. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Chất nhạc của tiếng ta được tạo nên từ một hệ thống nguyên âm, phụ âm và thanh điệu khá phong phú. Bởi vậy, tiếng nói của người Việt cũng giàu chất nhạc, mặc dù chữ viết chưa được trọn vẹn. Tiếng Việt cũng dồi dào về từ ngữ, uyển chuyển về ngữ pháp, phong phú về hình thức diễn đạt, ngày càng thỏa mãn nhu cầu của đời sống và khả năng phản ánh đời sống và tâm hồn con người Việt. Từ đó, chúng ta càng thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn tiếng nói mẹ đẻ của mình.
4/ Đoạn thơ trên khiến em nhớ tới văn bản '' Sự giàu đẹp của tiếng Việt '' của tác giả Đặng Thai Mai.
5/ Câu rút gọn : Như gió nước không thể nào nắm bắt. => Khôi phục " Tiếng Việt như gió nước không thể nào nắm bắt.
Bài 3 :
1/ Nội dung chính của đoạn thơ trên : Nói về một phẩm chất cao đẹp của Bác : Giản dị.
2/ Văn bản trên khiến em liên hệ tới tác phẩm '' Đức tính giản dị của Bác Hồ '' của Phạm Văn Đồng.
3/ Nhan đề cho đoạn thơ : Phẩm chất giản dị của Bác.
4/ Qua văn bản trên, em càng yêu quý và kính trọng Bác Hồ - một người con ưu tú của dân tộc với đức tính vô cùng cao đẹp của mình. Bác giản dị trong lời nói, trong đời sống hàng ngày, trong bài viết và cả trong công việc. Là một vị chủ tịch nhưng không bao giờ Bác có tư tưởng sống xa hoa lãng phí vì đời tư mà luôn dốc sức xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân. Là một người con của đất Việt, chúng ta nên học tập và phát huy đức tính giản dị của Bác.
Bài 4 :
1/ Tương tự bài 3.
2/ Phương thức biểu đạt : Nghị luận chứng minh.
3/ Tương tự bài 3.
4/ Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản :
  • So sánh : Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích.
=> Tác dụng : Làm rõ về đức tính giản dị của Bác, giống như một câu chuyện tưởng tượng.
  • Liệt kê :
- Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ có vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
- Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, nhưu cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
=> Tác dụng : Liệt kê những dẫn chứng chứng minh cho đức tính giản dị vô cùng cao đẹp của Bác.
5/ Trạng ngữ :
- Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới.
- Hằng ngày.
6/ Tương tự bài 3.
Bài 5 :
1/ Nội dung chính của văn bản : Tác dụng của văn nghệ, nghệ thuật.
2/ Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
3/ Văn bản khiến em liên hệ tới tác phẩm '' Ý nghĩa văn chương '' của nhà văn Hoài Thanh.
4/ Trạng ngữ : hằng ngày.
5/ Biện pháp tu từ : Liệt kê :
- Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn,........
- ........yêu, ghét, vui, buồn, chờ đợi.
- .........cảm giác, tình tự, tư tưởng.
=> Tác dụng : Nêu tác dụng của nghệ thuật, văn nghệ.
6/ Vai trò của văn nghệ chính là tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, hạnh phúc, lòng nhân đạo,sự cảm thông giữa người với người. Nói tóm lại văn chương cho ta những tình cảm mà ta chưa có và rèn luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ. Vai trò của văn chương trong cuộc sống là vô cùng lớn. Bởi vậy, chúng ta cần phải đọc nhiều hơn các tác phẩm văn chương để tiếp xúc nhiều hơn với những cảm xúc mới, những chân trời mới.
Bài 6 :
1/ Nội dung của văn bản trên : Nói về những tội ác của bọn quan lại phong kiến, đồng thời diễn tả nỗi khổ ủa nhân dân.
2/ Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
3/ Văn bản trên khiến em liên hệ đến tác phẩm '' Sống chết mặc bay '' của Phạm Duy Tốn.
4/ Biện pháp tu từ được sử dụng :
- Liệt kê : Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kể chết thì mất xác,....
=> Diễn tả nỗi khổ cực của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.
- Câu hỏi tu từ : Dân còn biết trông cậy vào ai nữa ?
=> Diễn tả sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
5/ Câu đặc biệt : Than ôi !
=> Bộc lộ cảm xúc của người viết về nỗi khổ cực của người dân.
6/ Văn bản trên đã vạch trần bộ mạch gian xảo, thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, đồng thời diễn tả nỗi khổ cực vô bờ bến của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ đó. Trong khi quan lớn ù được ván bài to, thì lúc đó nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kể chết thì mất xác,.... Thật là khổ cực trăm đường ! Ngoài ra, văn bản còn đề cập đến một truyện khác của Nguyễn Công Hoan cũng nói về vấn đề này. Việc sử dụng biện pháp liệt kê và câu hỏi tu từ, câu đặc biệt càng diễn tả điều đó. Văn bản càng khiến ta thêm xót thương cho những người dân nghèo khổ và căm giận bọn quan lại phong kiến, chỉ biết hưởng thụ, không làm tròn trách nhiệm của một vị quan phụ mẫu.
Bài 7 :
1/ Đoạn thơ trên khiến em nhớ tới văn bản '' Ca Huế trên sông Hương '' của Hà Ánh Minh.
2/ Nội dung chính của đoạn thơ : Nói về vẻ đẹp và những cảm xúc bâng khuâng khi thưởng thức ca Huế.
3/ Câu rút gọn : Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng !.
4/ Nhan đề : Ca Huế và cảm xúc.
5/ Đoạn thơ diễn tả một nét đẹp và cảm xúc khi thưởng thức ca Huế. Cách thưởng thức ca Huế cũng được diễn tả qua câu thơ '' Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền '' - khi nghe ca Huế phải ngồi trên một chiếc thuyền rồng, như vậy mới đúng kiểu. Những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng đã được tác giả diễn rả qua cả ba câu thơ tiếp theo. Những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến , đắm say ấy có lẽ chỉ có ca Huế mới đem lại được. Tương tư của người nghe cũng như hòa vào cùng trăng và mây - những cung bậc cảm xúc thật tuyệt vời ! Đoạn thơ cho ta thêm yêu và thêm hiểu ca Huế, từ đó cũng thêm yêu những nét đẹp văn hóa của người Việt.
Bài 8 :
1/ Nội dung chính của văn bản : Sự phát triển và nội dung phong phú, đa dạng của ca Huế.
2/ Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
3/ Tương tự bài 7.
4/ Biện pháp tu từ: Liệt kê :
- Ngày nay ca Huế không còn đóng khung trong những thính phòng của Huế, trong những khoang thuyền nhỏ trên sông Hương thơ môjng trữ tình mà đã đến với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp,...
- Nội dung những bài ca Huế ngoài sự ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên phong hoa tuyết nguyệt, tự sự về nhân tình thế thái, buồn vui của kiếp người, ngày nay còn có những nội dung ngợi ca ngày mới nói lên những khát vọng, ước mơ về một tình yêu lớn tràn trề hạnh phúc.
- Về một ngày mai chan chứa tình người, tình yêu quê hương dân tộc.
- Ca Huế đang theo nhịp đời mới mà trưởng thành, giàu âm hưởng, giầu cung bậc để hòa âm vào vận hội chung muôn khúc xuân thì.
=> Tác dụng : Làm rõ nét hơn về sự phổ biến của ca Huế trên thế giới và nội dung phong phú, đa dạng của loại hình nghệ thuật này.
5/ Trạng ngữ : trong những thính phòng Huế, trong những khoang thuyền nhỏ trên sông Hương.
6/ Văn bản trên đã khiến chúng ta thêm hiểu và thêm yêu ca Huế - một loại hình nghệ thuật đặc sắc. Ngày nay, ca Huế không chỉ được biểu diễn ở thành phố Huế mà còn lan rộng ra những thành phố khác trong cả nước và cả những nước khác trên thế giới. Nội dung của ca Huế cũng đa dạng và phong phú hơn, thể hiện rõ tâm tư, tình cảm, cuộc sống và tâm hồn của người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Đoạn văn giúp ta thêm hiểu và thêm yêu những loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam, trong đó có ca Huế.
 
Top Bottom