[Văn 7] Đọc-hiểu văn bản Qua Đèo Ngang

C

chuotbachkute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Con cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.


1. Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 và 4, câu 5 với câu 6
2. Cảnh tượng đèo Ngang đc miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
3.Cảnh đèo Ngang đc miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến ko gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy lác đác, lom khom; các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia
4. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan
5.Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức : mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
6.Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một khoảng không gian chật hẹp.

Mình cảm thấy rất khó khăn khi soạn văn ( từ lớp 6 đến giờ), khi đọc các câu hỏi, mình không thể xác định được người ta hỏi gì, và mình trả lời như thế nào? Có ai có thể cho mình một phương pháp chung để tìm hiểu, phân tích các văn bản được tốt không?


Thanks nhìu!!!!!!!!!!!!!
 
B

_black_

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Con cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.


1. Căn cứ vào lời giới thiệu bước đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 và 4, câu 5 với câu 6
2. Cảnh tượng đèo Ngang đc miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
3.Cảnh đèo Ngang đc miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến ko gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy lác đác, lom khom; các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia
4. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan
5.Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức : mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
6.Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một khoảng không gian chật hẹp.

Mình cảm thấy rất khó khăn khi soạn văn ( từ lớp 6 đến giờ), khi đọc các câu hỏi, mình không thể xác định được người ta hỏi gì, và mình trả lời như thế nào? Có ai có thể cho mình một phương pháp chung để tìm hiểu, phân tích các văn bản được tốt không?


Thanks nhìu!!!!!!!!!!!!!

hi hi , đây là dạng thất ngôn bát cú bạn à ! mình hiểu rồi , tại bạn chưa xem kỹ sách đất thôi , trong SGK tập 1 có nói đến thế nào là thất ngôn bát cú , thất ngôn tứ tuyệt , ...
ui , việc này còn mơ hồ quá vì bạn chưa cho mình biết là bạn thắc mắc điều gì trong đoạn này , nhưng câu hỏi dưới cuối kia chắc là tất cả rồi , bạn không thể xác định được người ta hỏi gì sao ? Đúng , hoàn toàn đúng ! Đây chính là tâm trạng của một người chân đi chưa vững , này bạn , mình không phải giáo viên , cũng không phải nhà tâm lý học , nhưng bạn cứ yên tâm , có thể bạn vẫn chưa hiểu được , chưa nắm rõ được câu hỏi của sách nhưng bạn vẫn có thể hiểu được nó khi thầy cô giảng kia mà ?! Bạn ơi , soạn bài trước để chúng ta nắm ý hơn , rõ hơn về bài học và vào lớp , chỗ nào không hiểu chúng ta sẽ hỏi thầy , hỏi cô . Việc soạn bài ở nhà mà không hiểu câu hỏi cũng là bình thường thôi bạn ạ , không nên lo ngoại thế đâu nhé ! À , bạn có thể mua quyển sách "Những bài văn mẫu" sách này của nhà giáo dục , bạn mua theo đúng chương trình đang học nhé , tại sách có từ lớp 1 đến 12 , có tập 1 và tập 2 , bạn lựa cho kỹ nhé , trong đó sẽ có giải thích hết tất cả các bài tập , câu hỏi trong sách giáo khoa đấy ! Chúc bạn học tốt
 
V

vudt123

1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.
Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ.
2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.
6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.
mình nghĩ là bạn nên mua cuốn học tốt để soạn bài cho tot hơn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom