[ văn 7 ]đề thi môn ngữ văn 7-kì ii(trường thcs cầu giấy)

V

vip4ever_angel98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A/TRẮC NGHIỆM
1-Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đức tính giản dị Bác Hồ" là gì?
A.Tự sự B.Thuyết minh C.Nghị luận D.Biểu cảm
2-Theo em,nhan đề của truyện ngắn "Sống chết mặc bay" đc tác giả dùng với nghĩa nào?
A.Chỉ thái độ của tên quan phụ mẫu trước cuộc sống của những người dân quê.
B.Chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cược sống của những người dân quê.
C.Chỉ thái độ của tên quan phụ mẫu trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D.Là 1 vế của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi".
3-Trong văn bản"Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" tác giả đã thành công trong:
A.Khắc hoạ n/vật Va-ren.
B.Khắc hoạ n/vật Phan bội Châu.
C.KHắc cả 2 n/vật trên đại diện cho 2 lực lượng xã hội đối lập nhau.
D.A & B đều đúng
4-Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
"Thể hiện lời ca Huế có sôi nổi,tươi vui,có buồn cảm,bâng khuâng,có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả,trang trọng,trong sáng gợi lên tình người,tình đất nước,trai hiền,gái lịch"
A.Nói lên sự ngập ngừng,đứt quãng.
B.Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
C.Do người viết chưa tìm ra từ diễn đạt.
D.Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý 1 vấn đề gì đó.
5-Các câu sau đây,câu nào thể chuyển đổi đc thành câu bị động?
A.Nó về nhà lúc chiều tối. B.Các bạn vừa rời khỏi lớp
C.Mẹ nó vừa về D.Thầy giáo nhắc nhở nó ko đc bỏ học.

B/TỰ LUẬN
Câu 1:Cảm nhận của em về những phẩm chất cao đẹp của Phan Bội Châu trong văn bản"Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu.
Câu 2:HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: "Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên.
Đề 2:Hãy c/minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
 
Last edited by a moderator:
H

hoaluuly175

A/TRẮC NGHIỆM
1-Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Đức tính giản dị Bác Hồ" là gì?
A.Tự sự B.Thuyết minh C.Nghị luận D.Biểu cảm
2-Theo em,nhan đề của truyện ngắn "Sống chết mặc bay" đc tác giả dùng với nghĩa nào?
A.Chỉ thái độ của tên quan phụ mẫu trước cuộc sống của những người dân quê.
B.Chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cược sống của những người dân quê.
C.Chỉ thái độ của tên quan phụ mẫu trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D.Là 1 vế của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi".
3-Trong văn bản"Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" tác giả đã thành công trong:
A.Khắc hoạ n/vật Va-ren.
B.Khắc hoạ n/vật Phan bội Châu.
C.KHắc cả 2 n/vật trên đại diện cho 2 lực lượng xã hội đối lập nhau.
D.A & B đều đúng
4-Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
"Thể hiện lời ca Huế có sôi nổi,tươi vui,có buồn cảm,bâng khuâng,có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả,trang trọng,trong sáng gợi lên tình người,tình đất nước,trai hiền,gái lịch"
A.Nói lên sự ngập ngừng,đứt quãng.
B.Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
C.Do người viết chưa tìm ra từ diễn đạt.
D.Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý 1 vấn đề gì đó.
5-Các câu sau đây,câu nào thể chuyển đổi đc thành câu bị động?
A.Nó về nhà lúc chiều tối. B.Các bạn vừa rời khỏi lớp
C.Mẹ nó vừa về D.Thầy giáo nhắc nhở nó ko đc bỏ học.
Tớ cứ làm thế đã nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

mtv23_11

Câu 2 tớ nghĩ là A.D cũng đúng nhưng mà A thì gần với nội dung văn bản hơn
 
B

bobia531

co ai bit de thi hoc ki 2 mon ngu van truong THCS phu tho ko
nhắc nhở lần 1 ( ko dấu)
 
Last edited by a moderator:
R

rinkirigimine

ở ngoài cj mia_kul cũng cho 1 số đề rồi mà!!!!!!!
ra mà tìm đi nhé
 
T

tuongchi1905

Bạn vip4ever_angel98 ơi,câu 5 phần Trắc nghiệm là ntn vậy:
Các câu sau đây ,câu nào [có thể].....................
hay
Các câu sau đây câu nào [ko thể]......................
 
D

dondi1234

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I. Văn bản:
Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
5. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )
6. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )

II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? Cho ví du munh họa
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt. Cho vi dụ cụ thể.
3. Trạng ngữ.
Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để bổ xung ý nghĩa gì? Cho ví dụ.
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?
4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Lấy ví dụ cụ thể.
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ.
6. Thế nào là phép liệt kê? Tac dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ minh họa.

III.Tập làm văn
1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?
2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?
3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố bục?
Một số đề tập làm văn:
* Văn chứng minh:
Đề1: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó .
Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người *
Đề 3: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
* Văn giải thích:
Đề 1: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó
Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
:-$:-$:-$:-$:-$:-$:-$
 
D

dondi1234

: ĐÁP ÁN
I. Văn bản.
1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội.
a. Nghệ thuật.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:
Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
a. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
b. Ý nghĩa văn bản.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương.
a. Nghệ thuật :
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
b. Ý nghĩa văn bản :
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương..
6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay
a. Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.
- Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật .
II Tiêng việt Xem SGK.

:D:D:D:D:D:D
 
D

dondi1234

III. Tập làm văn.
Dàn ý một số đề Tập làm văn.
* Văn chứng minh:
Đề 1: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó .
a. Mở bài:
- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài:
- Lập luận giải thích.
Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.
c. Kết bài:
- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người .
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
Đề 3: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
a. Mở Bài :
Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân Bài:
Chứng minh rừng quý giá:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.
+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
- Liên hệ trong chiến tranh.
- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.
- Trách nhiệm của con người.
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..
c) Kết Bài :
- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
* Văn giải thích:
Đề 1: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó
a. Mở bài:
- Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ.
- Trích dẫn câu nói.
b. Thân bài:
* G.thích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là ngư¬ời bạn tâm tình gần gũi.
- Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết.
-Sách là ngọn đèn bất diệt của con ngư¬ời: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vư¬ợt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
* Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen đọc sách.
- Cần chọn sách để đọc.
- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
- Bảo vệ và tôn vinh sách.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phư¬ơng hư¬ớng hành động của cá nhân.
Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
* Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.

C .Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
Câu1.Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ ?
a.Đói cho sạch, rách cho thơm b.Học thầy không tày học bạn
c.Cái răng, cái tóc là góc con người d.Một nắng hai sương
Câu 2.Tác giả của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:
a.Hoài Thanh b.Phạm Văn Đồng
c.Hà Anh Minh. dPhạm Duy Tốn.
Câu 3.Yếu tố nào cần phải có trong bài văn nghị luận?
a. Luận điểm b. Luận cứ c. Lập luận d. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4.Phương pháp lập luận chính trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là: chứng minh.
a. Đúng b. Sai
Câu 5:Trong câu in đậm sau đây, thành phần nào được rút gọn ?
Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
a.Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Cả chủ ngữ và vị ngữ d.Cả a, b, c, đều sai
Câu 6. Giá trị hiện thực của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” là gì ?
a.Niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân
b.Sự bất lực của con người trước thiên nhiên
c.Niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả
d.Sự đối lập giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe dọa của nhân dân
Câu 7. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “ Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và chữ viết”
a.So sánh b.Liệt kê c.Ẩn dụ d.Hoán dụ
Câu 8.Dòng nào sau đây nói đúng về câu đặc biệt ?
a.Là câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ
b.Là câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
c.Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ
d.Là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ
Câu 9. Trong câu: “ Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”, bộ phận nào là trạng ngữ ?
a. Tre ăn ở với người b. Đời đời c.Kiếp kiếp d. Đời đời, kiếp kiếp
Câu 10.Câu nào sau đâu không phải là câu bị động ?
a.Bạn em được giải nhất tronh kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh
b.Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
c.Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
d.Tất cả các cánh cửa chùa đều được làm bằng gỗ lim
Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có một định nghĩa đúng:
_____________ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
a. Thành ngữ b, Tục ngữ c, Ca dao d. Dân ca
Câu 12: Nối cột A với cột B cho phù hợp.
A: Tên văn bản B: Thể loại
1.Đức tính giản dị của Bác Hồ a. Truyện ngắn
2.Sống chết mặc bay b. Nghị luận
3.Ca Huế trên sông Hương c. Truyện ngắn hiện đại
4.Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu d. Bút kí
:D:D:D:D:D:D:D:D
 
U

uocmovahoaibao

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

______________
Tham khảo nhá! Nếu thấy có ích thì click "Đúng" hoặc thank hộ mình
Nguồn: http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-83131.html
 
O

o0odevilxkingo0o

Phần nối sai hết rồi. Phải là 1.Đức tính giản dị của Bác Hồ b. Nghị luận
2.Sống chết mặc bay c. Truyện ngắn hiện đại
3.Ca Huế trên sông Hương d. Bút kí
4.Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu a. Truyện ngắn
 
L

levanhoagunny

tôi là Lê Văn Hoà là học sinh giỏi văn bài viết này chưa ấn tượng
 
Top Bottom