[VĂN 7] đề thi hk 1 của mình

C

conangkieusa

tham khảo và thanks mình nhé

Bài ''Nam quốc sơn hà'' là bản tuyên ngôn độc lập vì
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ
+ Nêu ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
 
C

conangkieusa

tụng giá hoàn kinh sư

2. Đây là bài thơ có thể nói là ca khúc khải hoàn trước hai vua Trần. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên cho biết như sau: Ngày mùng 6 tháng 6 (1285) hai vua trở về kinh sư, Quang Khải làm bài thơ này. Hai vua nói đây là Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông (1258 – 1278) và Quan Gia Trần Nhân Tông (1279 – 1293). Cũng Đại Việt sử kí toàn thư cho biết về Trần Quang Khải là người có học thức, hiểu được tiếng các phiên (tiếng các dân tộc thiểu số). Như vậy tác giả của bài thơ và độc giả hướng tới đều đã rõ. Đó là những nhân vật chính trị quan trọng bậc nhất của vương triều Trần. Cũng nên hiểu chút ít về những hệ lụy, thậm chí sự an nguy tính mạng cá nhân và gia đình của những bề tôi trung, những kẻ có tài kinh bang tế thế khi giao tiếp với đấng bề trên tối thượng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Hoa xưa để thấy cái minh triết trong ứng xử của Trần Quang Khải. Có thể coi bài thơ như một thông điệp chính trị mừng chiến thắng, cũng là lời bàn về kế sách để vận nước dài lâu ngắn gọn, súc tích. Tư tưởng cực lớn kết tinh trong một hình thức cực nhỏ, (bài ngũ ngôn tứ tuyệt vẻn vẹn chỉ có hai mươi chữ).
3. Hai câu đầu là cảm hứng là niềm vui chiến thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thời đại. Cảm hứng tự hào, sự ngây ngất trước thắng lợi thể hiện bằng việc nhắc lại hai chiến thắng Chương Dương vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285, địa danh này nay thuộc huyện Thường Tín thành phố Hà Nội) do Trần Quang Khải chỉ huy; và chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 năm Ất Dậu do Trần Nhật Duật chỉ huy (1285, địa danh này là một địa điểm trên sông Hồng, nay thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên), có lẽ đọng lại trong hai chữ đoạt (tước chứ không phải cướp như bản dịch nghĩa và bản dịch thơ đã dẫn) và cầm (bắt sống). Phải có thế và lực hơn hẳn kẻ thù Mông- Nguyên, phải có sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và ý chí Sát Thát cực cao, có trí tuệ cực lớn, sức mạnh cực lớn mới có uy thế tuyệt đối trước quân giặc hùng mạnh, hung hãn kiêu ngạo, mới có thể tước vũ khí và bắt sống được chúng. Niềm vui chiến thắng thật hả hê. Quả là mặn này bõ nhạt ngày xưa. Hãy xem thái độ ngông nghênh, ngạo mạn của sứ giả Sài Xuân của triều Nguyên khi đến kinh thành nước ta thời ấy được ghi lại trong cổ sử:
Vua Trần Nhân Tông sai chú họ là Trần Di Ái (Trần Ải) và Lê Mục, Lê Tuân sang Nguyên.
Nhà Nguyên lập Di Ái làm Lưu Hầu. cho Mục làm Hàn Lâm Học Sĩ, Tuân làm Thượng Thư, lại sai Sài Xuân đem 1000 quân hộ tống về nước. Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương đầu. Đến điện Tập Hiền thấy chăng màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng hắn, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông. (1)
Sự kiện này còn được Hưng Đạo Đại Vương ghi lại trong Hịch tướng sĩ văn như sau:
Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời rối ren, lớn lên gặp buổi khó nhọc g. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, ỷ cái thân dê chó (nguyên văn chữ Hán dịch là ngồi xổm như chó ngồi) mà bắt nạt tể phụ. Thác lệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng. Giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, tránh sao cho khỏi tai họa về sau.(2)
Quả là những bản lĩnh phi thường, vì việc lớn của quốc gia đại sự mà biết nhẫn nhịn, khiến kẻ thù càng kiêu căng tự phụ, chủ quan coi thường Đại Việt, để càng chuốc lấy thất bại nhục nhã sau này. Đó là cách ứng sử mềm dẻo có nguyên tắc, lùi một để tiến mười, không vì tiểu tiết mà làm hỏng đại cục; cách ứng sử của những bậc Thánh Nhân (Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) và những bề tôi đại trí, đại dũng của họ có được. Thật là hồng phúc cho bách tính trăm họ Đại Việt.
4. Tuy nhiên, nếu cứ say sưa với chiến thắng dù rất vĩ đại đi nữa mà ngủ quên trong thắng lợi, thì cực kì nguy hiểm cho đất nước. Cách hành sử này, nếu có ở những người đứng đầu quốc gia, nắm giữ vận mệnh quốc gia thì vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tai họa, hiểm họa. Cổ nhân đã dạy: Thịnh mà cứ nghĩ rằng thịnh mãi thì sẽ suy. Chiêu Minh Đại Vương đã dành hai câu sau để suy tư về điều ấy. Đất nước hết giặc ngoại xâm, nền thái bình của Đại Việt mới bắt đầu, chưa vững chắc. Muốn cho Vạn cổ thử giang san (Muôn đời giang sơn này) thì phải Thái bình tu trí lực (không phải như bản dịch nghĩa và bản dịch thơ đã dẫn là nên gắng hết sức hay nên gắng sức) mà tu trí lực (tôi nhấn mạnh hai chữ trílực tức trí tuệ phải anh minh sáng suốt, phải có tài cao đức lớn và cố gắng hết sức lực, biết khoan thứ sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, Trần Hưng Đạo). Ai tu trí lực? Tất cả mọi người từ quý tộc đến thứ dân yêu nước, nhưng trước hết là các vua Trần, những đại thần, những người nắm giữ vận mệnh quốc gia dân tộc lúc ấy.
Mong muốn triều đại Trần bền vững ngàn năm là điều đang trân trọng của Trần Quang Khải. Nhưng đó là mong muốn chủ quan,. Vương triều Trần lập nên năm Bính Tuất (1226), chấm dứt năm Kỉ Mão (1399), vị chi là 174 năm cộng thêm hai đời vua Hậu Trần 7 năm, tất cả là 181 năm. Vương triều Lí trước đó vận số có dài hơn cũng chỉ tồn tại được 216 năm. Xưa nay có triều đại nào tồn tại mãi mãi? Chỉ có giang sơn đầu tiên do các vua Hùng tạo lập với tên gọi Âu Lạc và sau đó với các quốc hiệu Vạn Xuân, Đại Ngu, Đại Cồ Việt, Đại Việt… và ngày nay là Việt Nam mãi mãi vẫn còn. Phải chăng suy tư của Trần Quang Khải đã vượt trước thời đại? Đại Việt thống nhất chứ chưa và không bao giờ đồng nhất với vương triều Trần thân yêu của ông. Sự thống nhất ấy cũng chỉ cao nhất khi và chỉ khi vương triều này đang lên và cực thịnh, khi vương triều này trở thành đại biểu, đại diện cho quyền lợi cơ bản nhất, quan trọng nhất của bách tính trăm họ Đại Việt mà thôi. Trải bao biến thiên, thăng trầm, hưng phế của lịch sử, các triều đại dựng lên rồi suy vong, nhưng giang sơn Đại Việt vẫn tồn tại đến tận hôm nay. Bài học lịch sử về sự suy vong của vương triều Trần, một trong những vương triều với võ công hiển hách nhất, văn trị chói lọi với tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm trong lịch sử dân tộc đáng để cho con dân đất Việt ngày nay phải suy ngẫm.
Vân Giang, Nô-en 2010.
Bùi Ngọc Minh
 
Top Bottom